Quy trình tư vấn khiếu nại hành chính của Luật sư

"Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực".

Mahatma Gandhi, 1869-1948, anh hùng của Ấn Độ.

Quy trình tư vấn khiếu nại hành chính của Luật sư

Quy trình tư vấn khiếu nại hành chính của Luật sư là toàn bộ các hoạt động tư vấn theo một tuần tự và các quy tắc, chuẩn mực nhất đinh kể từ khi phát sinh yêu cầu tư vấn đển khi Luật sư đưa ra các giải đáp cho khách hàng.

Quy trình tư vấn của Luật sư cho các vụ việc khiếu nại hành chính được thực hiện qua 09 bước: [1] Nguyên cứu yêu cầu tư vấn về khiếu nại hành chính của khách hàng; [2] khái quát nội dung vụ việc; [3] Đưa ra nhận định tổng hợp; [4] Hệ thống lại tài liệu, chứng cứ; [5] Xác định đối tượng khiếu nại; [6] Xác định điều kiện khiếu nại; [7] Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại; [8] Xác định văn bản pháp luật; [9] Đưa ra giải pháp và khuyến nghị.

Liên hệ

I- LUẬT SƯ NGHIÊN CỨU YÊU CẦU TƯ VẤN CỦA KHÁCH HÀNG

Khi đề nghị Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý, khách hàng thường đưa ra một số yêu cầu cụ thể như yêu cầu về hình thức, nội dung và phạm vi tư vấn.

Về hình thức tư vấn, Luật sư cần tìm hiểu xem khách hàng yêu cầu tư vấn bằng văn bản hay bằng lời nói. Việc sử dụng hình thức tư vấn nào là do yêu cầu của khách hàng, song Luật sư cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ trước khi thoả thuận, cần chú ý xem nội dung tư vấn là gì, mục đích của yêu cầu tư vấn để làm gì... từ đó nên lựa chọn hình thức nào có hiệu quả nhất, giải thích cho khách hàng hiểu để họ quyết định hình thức tư vấn. Do các vấn đề của vụ việc hành chính thường phức tạp, vì vậy Luật sư nên sử dụng hình thức tư vấn bằng văn bản.

Về nội dung tư vấn, trong khiếu nại hành chính, tuỳ theo khách hàng là người khiếu nại, người bị khiếu nại hay người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và tuỳ theo từng vụ việc cụ thể, họ sẽ có các yêu cầu tư vấn khác nhau.

Người khiếu nại thường chỉ tập trung vào những yêu cầu tư vấn theo quy định của pháp luật như tư vấn về tính bất hợp pháp của đối tượng khiếu nại, tư vấn về điều kiện, trình tự, thủ tục khiếu nại, về việc bồi thường thiệt hại và tư vấn về yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu khách hàng đưa ra các yêu cầu khác thì cần giải thích cho họ hiểu là yêu cầu đó không thuộc phạm vi xem xét của các cở quan, người có thẩm quyền giải quyết, trừ những yêu cầu liên quan đển bảo đảm kỹ thuật và nghiệp vụ tư vấn (như vấn đề phiên dịch, giám định tư pháp, công chứng, chứng thực...).

Người bị khiếu nại thường yêu cầu tư vấn về tính hợp pháp của Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, vấn đề áp dụng pháp luật, căn cứ phản bác yêu cầu khiếu nại...

Người giải quyết khiếu nại hoặc người tham mưu cho người giải quyết khiếu nại ngoài những yêu cầu tưởng tự như người bị khiếu nai còn có thể yêu cầu tư vấn một số vấn đề khác như: phương án giải quyết khiếu nại, các thủ tục cần thực hiện trong quá trình giải quyết khiếu nại, xử lý các vấn đề khác có thể phát sinh khi giải quyết khiếu nại.

Về phạm vi tư vấn, tuỳ tính chất và nội dung vụ việc và tuỳ yêu cầu của khách hàng, Luật sư cần biết trước phạm vi mà khách hàng cần tư vấn để lên kế hoạch tư vấn. Ví dụ, nếu khách hàng là người khiếu nại yêu cầu tư vấn trọn gói - điều đó có nghĩa là tất cả những nội dung tư vấn cần thiết từ việc xác định điều kiện khiếu nại, trình tự, thủ tục khiếu nại, đối tượng khiếu nại, nội dung khiếu nại cho đến toàn bộ các giai đoạn tham gia và giải quyết khiếu nại thì Luật sư cần phải tư vấn hết cho khách hàng.

Nếu khách hàng yêu cầu tư vấn từng vấn đề cụ thể thì Luật sư cần lưu ý khách hàng tư vấn những vấn đề cốt lõi và có ý nghĩa nhất để bảo đảm tính hiệu quả cũng như uy tín nghề nghiệp của Luật sư và vì mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

II- LUẬT SƯ KHÁI QUÁT NỘI DUNG VỤ VIỆC KHIẾU NẠI

Khái quát nội dung vụ việc là mô tả, tập hợp các tình tiết, chứng cứ và diễn biến của vụ việc khiếu nại theo một tuần tự, hệ thống nhất định. Khái quát nội dung vụ việc khi tư vấn bao gồm các nội dung sau:

1- Luật sư tư vấn xác định các tình tiết

Sau khi nghe khách hàng trình bày yêu cầu và nghiên cứu các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà khách hàng cung cấp, Luật sư phải biết lựa chọn các tình tiết, tài liệu, chứng cứ nào thật sự có ý nghĩa cho việc tư vấn và sắp xếp chúng theo một thứ tự nhất định.

Việc sắp xếp các tình tiết nên theo các nhóm sau:

- Các tình tiết về điều kiện khiếu nại như đơn, giấy tờ khiếu nại, quyết định và các tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu là tư vấn để khiếu nại lần hai), các tình tiết liên quan đến quyền, lợi ích của người khiếu nại,...

- Các tình tiết liên quan đến việc đánh giá tính hợp pháp của đối tượng khiếu nại như Quyết định hành chính, hành vi hành chính, các văn bản, các tình tiết dùng làm căn cứ để ban hành quyết định hay thực hiện hành vi hành chính.

Đây là nhóm tình tiết cơ bản, thể hiện nội dung và bản chất vụ việc, do vậy, Luật sư cần thận trọng, tỉ mỉ và tinh tế trong việc lựa chọn và sắp xếp các tình tiết này theo một trật tự nhất định. Thông thường, nhóm tình tiết này nên phân loại như sau:

- Nhóm tình tiết đánh giá tính hợp pháp về mặt hình thức như:

+ Các tình tiết xác định thẩm quyền như văn bản, giấy tờ, tài liệu xác định thẩm quyền của người ký Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, giấy tờ, văn bản ủy quyền, giao quyền ký Quyết định hành chính, các tình tiết chứng minh sự vắng mặt hoặc trở ngại khách quan trong trường hợp cấp trưởng ủy quyền, giao quyền cho cấp phó;

+ Các tình tiết xác định thời hiệu ra quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính như: văn bản pháp luật quy định thời hạn, thời hiệu ra quyết định, các giấy tờ, tài liệu phản ánh các tình tiết về mặt thời gian (ngày, giờ lập biên bản vi phạm, ngày giờ ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, ngày giờ xác định khoảng thời gian còn hiệu lực để ra quyết định xử phạt...);

+ Các tình tiết xác định trình tự, thủ tục ra quyết định như trình tự, thủ tục ra quyết định của Ủy ban nhân dân (ra quyết định do được thông qua tại kỳ họp hay ý kiến của các thành viên giữa hai kỳ họp...); trình tự, thủ tục ra các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, của Bộ trưởng; trình tự, thủ tục ra quyết định xử phạt hành chính; trình tự, thủ tục ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức; trình tự, thủ tục ra Quyết định hành chính trong việc áp dụng biện pháp tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác...

Xác định được một trong các tình tiết trên sẽ có ý nghĩa quyết định đển việc đánh giá tính hợp pháp về mặt hình thức liên quan trực tiếp đển việc hủy hay không hủy Quyết định hành chính, đình chỉ hay không đinh chỉ hành vi hành chính bị khiếu nại.

- Nhóm tình tiết đánh giá tính hợp pháp về mặt nội dung của Quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị kiện, gồm có bốn loại tình tiết cở bản: Các tình tiết dùng làm cở sở pháp lý ra Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính; Các tình tiết xác định đối tượng áp dụng hoặc bị thiệt hại bởi Quyết định hành chính hay hành vi hành chính; Các tình tiết khách quan dùng làm căn cứ (sự kiện, hành vi, hiện tượng...) để ra Quyết định hành chính hay thực hiện hành vi hành chính; Các tình tiết xác định nội dung cơ bản trong các điều khoản chính của Quyết định hành chính.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

2-  Khái quát diễn biến vụ việc

Khái quát diễn biến vụ việc là mô tả lại những tình tiết cở bản và có ý nghĩa nhất, có mối liên hệ hữu cở và theo trình tự thời gian nhất định phản ánh một cách khách quan từ sự kiện ban đầu đển các tình huống phát sinh của vụ việc.

Khái quát diễn biến của vụ việc đầy đủ và đúng đắn một mặt giúp Luật sư nắm được toàn cảnh vụ việc, mặt khác giúp chủ động lựa chọn các căn cứ có ý nghĩa và sức thuyết phục cao để đưa ra các lập luận xác đáng của nội dung tư vấn.

Khi tư vấn khiếu nại hành chính, việc khái quát diễn biến vụ việc thường theo tuần tự sau:

Một là, xác định người khiếu nại (là cá nhân, tổ chức nào), mô tả các tình tiết liên quan đển quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính tác động tới gây thiệt hại.

Hai là, trình bày quá trình và các lý do ra Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, thời gian ra quyết định, thực hiện hành vi hành chính, thời gian nhận được Quyết định hành chính hoặc biết có hành vi hành chính xảy ra, đơn khiếu nại, các giấy tờ, tài liệu liên quan đển việc giải quyết khiếu nại,...

Ba là, mô tả, viện dẫn các tình tiết, các chứng cứ về phạm vi, tính chất và mức độ thiệt hại hoặc tình trạng tài sản đã và đang bị thiệt hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại do việc thực hiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Bổn là, trình bày các tình tiết để xác định việc khiếu nại là có cở sở và phù hợp với pháp luật.

Năm là, ghi nhận các yêu cầu, kiến nghị của người khiếu nại.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest 

III- LUẬT SƯ ĐƯA RA NHẬN ĐỊNH TỔNG HỢP

Đối với các vụ việc đởn giản, thông thường Luật sư phân tích, nhận xét các tình tiết, nội dung có ý nghĩa trong phần khái quát diễn biến vụ việc. Đối với các vụ việc khiếu nại phức tạp, thì Luật sư cần phải tách phần nhận định thành phần riêng.

Trong phần nhận định tổng hợp này, Luật sư cần phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề sau: Việc khiếu nại là có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật hay không?; Đối tượng của việc khiếu nại là Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật... nào?; Phân tích, đánh giá các căn cứ để xác định đối tượng bị khiếu nại và tính hợp pháp của đối tượng đó, từ đó xác định yêu cầu khiếu nại và xác định căn cứ giải quyết yêu cầu khiếu nại (có căn cứ để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khiếu nại?).

Cần chú ý, khi phân tích và nhận xét, Luật sư phải lập luận chặt chẽ, có bằng chứng, có căn cứ và có điều khoản pháp luật áp dụng. Các kết luận về từng nội dung, từng tình tiết phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

IV- LUẬT SƯ HỆ THỐNG LẠI TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

Trên cở sở các tình tiết đã được lựa chọn, sắp xếp, qua khái quát diễn biến vụ việc cùng với việc có những nhận định tổng hợp, Luật sư cần xâu chuỗi hệ thống lại theo một trật tự nhất định các tài liệu, chứng cứ... để tạo nên một bức tranh tổng quát về nội dung vụ việc khiếu nại, qua đó lập văn bản tư vấn cho khách hàng hoặc trình bày bằng lời nói toàn bộ nội dung tư vấn cho khách hàng.

Khi hệ thống các tài liệu, chứng cứ, Luật sư cần chú ý về mối liên hệ biện chứng và hợp logic giữa các thông tin, tài liệu, chứng cứ, qua đó phát hiện mâu thuẫn, sự không phù hợp để giúp Luật sư xác minh thêm tài liệu, chúng cứ hoặc sử dụng chúng để phản biện.

V- LUẬT SƯ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KHIẾU NẠI

Xác định đối tượng khiếu nại là một nội dung cở bán trong hoạt động tư vấn khiếu nại hành chính. Luật sư xác định đối tượng khiếu nại trên cở sở căn cứ các đối tượng khiếu nại hành chính được quy định trong Luật Khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và sự tác động, ảnh hưởng của đối tượng đó với người khiếu nại.

Theo quy định của pháp luật về khiếu nại hành chính, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại các đối tượng sau đây khi có căn cứ cho rằng các đối tượng đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

Thứ nhất, Quyết định hành chính là văn bản do cở quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Thứ hai, hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Khi xác định đối tượng khiếu nại là hành vi hành chính, Luật sư cần chú ý phân biệt khi nào hành vi hành chính là của cơ quan hành chính nhà nước, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Để phân biệt được các trường hợp đó Luật sư phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ đó:

Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước, nhưng do người trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước đó thực hiện theo sự phân công hoặc ủy quyền, ủy nhiệm thi hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành vi hành chính đó;

Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước thi việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, ủy quyền, ủy nhiệm cho người khác thực hiện;

Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước, nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của cở quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước, không phụ thuộc vào việc nhiệm vụ, công vụ đó được phân công, ủy quyền, ủy nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý nhà nước đó thực hiện;

Tuy nhiên, không phải mọi Quyết định hành chính, hành vi hành chính đều có thể là đối tượng khiếu nại. Vì vậy, Luật sư phải căn cứ Điều 11 Luật Khiếu nại để xem xét xem đối tượng khiếu nại trong vụ việc cụ thể có thuộc trường hợp không được khiếu nại không. Những Quyết định hành chính, hành vi hành chính không phải là đối tượng khiếu nại gồm: các Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định.

Thứ ba, quyết định kỷ luật là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cở quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Khi tư vấn, để xác định các đối tượng khiếu nại có trái pháp luật hay không, tuỳ thuộc đối tượng khiếu nại là Quyết định hành chính, hành vi hành chính hay quyết định kỷ luật, Luật sư cần dựa vào toàn bộ hoặc một số các căn cứ về mặt hình thức (thẩm quyền, thời hạn, thời hiệu, trình tự, thủ tục) và các căn cứ về nội dung (cơ sở pháp lý, đối tượng áp dụng, tình tiết khách quan và nội dung của các điều khoản chính) để đánh giá.

Xem thêm: Các yêu cầu của tư vấn khiếu nại hành chính

VI- LUẬT SƯ XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KHIẾU NẠI

Khi tư vấn khiếu nại, dù là tư vấn cho người khiếu nại hay người bị khiếu nại hay người giải quyết khiếu nại, Luật sư cũng cần xem xét, đánh giá các điều kiện khiếu nại của người khiếu nại, gồm: tư cách chủ thế khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thủ tục khiếu nại và chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

- Tư cách chủ thể khiếu nại:

Khi xem xét điều kiện này, Luật sư cần kiểm tra, đánh giá các thông tin sau:

Thứ nhất, người khiếu nại có phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật mà họ khiếu nại hoặc muốn khiếu nại không.

Thứ hai, trường hợp người khiếu nại là cá nhân, cần kiểm tra các thông tin, đánh giá xem người đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật không. Trong trường hợp người chịu tác động trực tiếp của Quyết định hành chính, hành vi hành chính là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì ai là người đại diện cho họ thực hiện việc khiếu nại, việc đại diện đó có hợp pháp không, tức là người đại diện đó có phải là đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mât năng lực hành vi dân sự? Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yêu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự khiếu nại thì người được ủy quyền khiếu nại là ai, có phải là cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại? Người đại diện có thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại không? Thủ tục ủy quyền khiếu nại thực hiện như thế nào, có hợp pháp không?

Trường hợp người khiếu nại là cở quan, tổ chức, cần kiểm tra vấn đề đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền). Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua Thủ trưởng cở quan là đại diện theo pháp luật của cở quan. Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại. Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ chức. Người đứng đầu tổ chức có thể ủy quyền cho người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại.

- Thời hiệu khiếu nại:

Khi xem xét điều kiện này, Luật sư cần kiểm tra thông tin về thời điểm người khiếu nại nhận được hoặc biết được Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật và thời điếm người khiếu nại thực hiện việc khiếu nại, đối chiếu với quy định của pháp luật về thời hiệu khiếu nại để kết luận có bảo đảm thời hiệu khiếu nại hay không. Người khiếu nại cần thực hiện việc khiếu nại trong khoảng thời gian được Luật Khiếu nại quy định, nếu không họ sẽ mất quyền khiếu nại.

Đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính khiếu nại lần đầu, người khiếu nại phải bảo đảm khiếu nại trong thời hiệu 90 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định hành chính hoặc biết được Quyết định hành chính, hành vi hành chính. Thời hiệu khiếu nại lần hai: trong thời hạn 30 ngày; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hởn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại (thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc thông thường; 45 ngày đối với vụ việc phức tạp, 60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn) mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý.

Đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật; thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Nếu có dấu hiệu của việc quá thời hiệu khiếu nại, Luật sư cần kiểm tra các tình tiết, sự kiện thực tế xảy ra có phù hợp với những trường hợp đã được luật pháp dự liệu để không tính vào thời hiệu khiếu nại không, đó là các trường hợp: người khiếu nại ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác. Với khách hàng là người khiếu nại, Luật sư cần hướng dẫn họ cung cấp các tài liệu, chứng cứ này (nếu có) để chứng minh không vi phạm thời hiệu khiếu nại. Với khách hàng là người bị khiếu nại hoặc người giải quyết khiếu nại, Luật sư cũng cần hướng dẫn họ lưu ý vấn đề này để đánh giá chính xác, khách quan về điều kiện khiếu nại của người khiếu nại.

Thủ tục khiếu nại:

Luật sư cần kiểm tra xem người khiếu nại đã thực hiện thủ tục khiếu nại như thế nào: đã thực hiện khiếu nại chưa, nếu thực hiện thì khiếu nại bằng đơn hay khiếu nại trực tiếp.

Nếu thực hiện khiếu nại bằng đơn, người khiếu nại có làm đơn khiếu nại bảo đảm đủ nội dung và hình thức theo khoản 2 Điều 8 Luật Khiếu nại và gửi đển đúng cở quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu theo quy định của Luật Khiếu nại không. Nếu người khiếu nại thực hiện khiếu nại trục tiếp, cần kiểm tra xem các thủ tục có được thực hiện đầy đủ không.

Luật sư cũng cần kiểm tra thủ tục khiếu nại trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung. Nếu nhiều người cùng khiếu nại trực tiếp, cần kiểm tra việc cử người đại diện và người đại diện có hợp pháp không, kể cả số lượng người đại diện vì pháp luật quy đinh người đại diện trình bày là một trong số những người khiếu nại và số lượng người đại diện tùy theo số lượng người khiếu nại (5 đển 10 người khiếu nại thì cử 1 đển 2 người đại diện; trên 10 người khiếu nại thi có thể cử thêm người đại diện nhưng không quá 5 người). Nếu nhiều người khiếu nại nhưng bằng đơn thì cần kiểm tra tính hợp pháp của đơn khiếu nại về nội dung, hình thức, đặc biệt là chữ ký trong đơn.

Trong cả hai trường hợp nhiều người cùng khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn, Luật sư cần chú ý thủ tục cử người đại diện: việc cử người đại diện trình bày khi khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng văn bản phải lập thành văn bản xác định nội dung phạm vi đại diện và có đủ các chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại (Điều 7 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (Nghị định số 124/2020/NĐ-CP)).

Ngoài ra, khi tư vấn thủ tục khiếu nại cho trường hợp khiếu nại Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, khiếu nại quyết định kỷ luật của công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước, Luật sư cũng cần áp dụng các quy định tại Luật Khiếu nại và Nghị định số 124/2020/ND-CP.

- Khiếu nại đúng chủ thế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Các chức danh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại chỉ thụ lý và giải quyết khiếu nại khi xét thấy khiếu nại đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Nếu người khiếu nại gửi đơn khiếu nại hoặc trực tiếp khiếu nại không đúng chủ thể có thẩm quyền, khiếu nại của họ sẽ không được thụ lý để giải quyết. Việc khiếu nại không đúng người có thẩm quyền này có thể làm cho quá trình giải quyết khiếu nại chậm trễ, đôi khi còn làm ảnh hưởng đển thời hiệu khiếu nại dẫn đển người khiếu nại mất quyền khiếu nại.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest 

VII- LUẬT SƯ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Khi tư vấn khiếu nại hành chính, Luật sư cần xác định và phân tích kỹ thẩm quyền giải quyết khiếu nại để khách hàng lựa chọn nơi yêu cầu giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật.

Luật sư cần căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, vào chủ thể ban hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật là đối tượng khiếu nại, vào loại đối tượng khiếu nại trong vụ việc cụ thể để xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Cụ thể như sau:

Đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cở quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

- Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; giải quyết khiếu nại lần hai đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

- Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

- Bộ trưởng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cơ quan ngang bộ giải quyết nhưng còn có khiếu nại hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại chưa được giải quyết; giải quyết khiếu nại lần hai đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Các chức danh Chánh thanh tra các cấp, Tổng thành tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ không có thẩm quyền giải quyết trực tiếp các khiếu nại hành chính.

Xem thêm: Kỹ năng của luật sư - tư vấn khiếu nại hành chính

VIII- LUẬT SƯ XÁC ĐỊNH VÂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Để bảo đảm chất lượng hoạt động tư vấn, Luật sư cần lựa họ chính xác văn bản pháp luật khi tư vấn khiếu nại hành chính. Khi lựa chọn văn bản pháp luật, Luật sư cần chú ý các nguyên tắc sau:

Một là, chỉ lựa chọn các văn bản pháp luật có hiệu lực: văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm văn bản đó bắt đầu có hiệu lực; văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng với hành vi xảy ra tại thời điểm văn bản đó đang có hiệu lực; nếu có quy định hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Hai là, trường hợp cùng một vấn đề có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau thì áp dụng các điều khoản tưởng ứng của văn bản có hiệu lực cao hơn.

Ba là, nếu các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cở quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.

Bốn là, mọi nhận định và kết luận tư vấn của Luật sư đều phải có viện dẫn điều khoản pháp luật áp dụng.

Năm là, việc trích dẫn điều luật áp dụng phải bảo đảm chính xác, đúng nguyên văn và phải nêu rõ nguồn trích dẫn.

Văn bản pháp luật mà Luật sư sử dụng trong tư vấn khiếu nại hành chính gồm các văn bản pháp luật nội dung (xác lập quyền, nghĩa vụ, lợi ích,...) và văn bản pháp luật hình thức (thủ tục hành chính, giấy tờ, văn bản, tài liệu được xác định trong thủ tục hành chính).

Xem thêm: Quy trình tư vấn khiếu nại hành chính của luật sư

IX- LUẬT SƯ ĐƯA RA GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nếu không đưa ra được các giải pháp và khuyến nghị trong nội dung tư vấn thì không gọi là hoạt động tư vấn, bởi vì đây là nội dung cở bản mấu chốt để dựa vào đó mà khách hàng xác định hoạt động khiếu nại của mình có mục đích, có phương pháp và đúng pháp luật không (đối với người khiếu nại) hoặc đánh giá lại việc ban hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính của mình có đúng pháp luật không (đối với người bị khiếu nại); hoạt động giải quyết khiếu nại có căn cứ, có đúng pháp luật không (đối với người giải quyết khiếu nại).

Các khuyến nghị, giải pháp mà Luật sư tư vấn cho khách hàng phải xuất phát từ các nhận định, kết luận khách quan về sự việc và có cơ sở pháp lý.

Nếu khách hàng là người khiếu nại, Luật sư cần khuyến nghị và phân tích cho khách hàng là có khiếu nại hay không? khiếu nại đến ai? thực hiện thủ tục khiếu nại như thế nào? cần làm gì để bảo đảm các điều kiện khiếu nại? Nếu không khiếu nại, có phương thức nào khác để giải quyết yêu cầu của khách hàng...?

Các giải pháp cho người khiếu nại hành chính có thể chia thành các nhóm như:

- Nhóm giải pháp bảo vệ quyền khiếu nại;

- Nhóm giải pháp yêu cầu hủy đối tượng khiếu nại;

- Nhóm giải pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại;

- Nhóm giải pháp bảo đảm bồi thường thiệt hại;

- Nhóm giải pháp áp dụng biện pháp khẩn cấp;

- Nhóm giải pháp đưa ra các yêu cầu, đề xuất, kiến nghị khác.

Nếu khách hàng là người bị khiếu nại, Luật sư cần đưa ra các giải pháp sau:

- Giải pháp để bác yêu cầu hủy Quyết định hành chính hoặc tuyên bố hành vi hành chính bị khiếu nại là trái pháp luật;

- Giải pháp để bác hoặc chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại do Quyết định hành chính, hành vi hành chính gây ra;

- Giải pháp để sửa đổi, hủy bỏ Quyết định hành chính, khắc phục hậu quả do Quyết định hành chính, hành vi hành chính đã gây ra cho người khiếu nại;

- Giải pháp đưa ra các đề xuất, kiến nghị khác.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ việc hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quy trình tư vấn khiếu nại hành chính của Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.71173 sec| 1256.57 kb