Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư".
Abraham Lincoln, tổng thống thứ 16 của Mỹ
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không có sự cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động của một trong các bên tham gia quan hệ hợp đồng lao động.
Các kỹ năng của luật sư khi giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng bao gồm (i) Kỹ năng tiếp xúc trao đổi với khách hàng, (ii) Kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng, (iii) kỹ năng chuẩn bị hồ sơ, (iv) kỹ năng tiếp xúc trao đổi với khách hàng là bị đơn, (v) Kỹ năng thu thaaph chứng cứ cho tòa án.
Mục đích của Luật sư khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là người khởi kiện trong tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đông lao động nhằm tìm hiểu nội dung sự việc, xác định yêu cầu khởi kiện và điều kiện khởi kiện của khách hàng, từ đó đưa ra ý kiến tư vấn phù hợp cho khách hàng.
Để thu được các thông tin đầy đủ nhất về vụ tranh chấp, khi trao đổi với khách hàng, Luật sư cần làm rõ về mối quan hệ lao động trước khi khách hàng bị chấm dứt hợp đồng lao động; căn cứ, lý do người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động; thủ tục người sử dụng lao động đã tiến hành trước khi cho người lao động nghỉ việc; các chế độ người lao động đã được nhận khi bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Thực tế, những thông tin liên quan đến vụ tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thường thể hiện trong các bản họp đồng lao động, bảng lương cá nhân; giấy tờ chuyển khoản lương vào tài khoản của người lao động; quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; giấy tờ thanh toán chế độ khi chấm dứt họp đồng lao động. Do đó, việc trao đổi với khách hàng để làm rõ nội dung tranh chấp tuỳ thuộc vào phân trình bày của khách hàng cũng như các giấy tờ, tài liệu ban đầu.
Khi kiểm tra điều kiện khởi kiện của khách hàng trong vụ tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Luật sư cần lưu ý: ngoài việc kiểm tra các điều kiện khởi kiện chung như quyền khởi kiện, thẩm quyền của Toà án, sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật..., Luật sư cũng cần kiểm tra xem các bên tranh chấp có yêu cầu Hoà giải viên lao động hoà giải không; có yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết không?
Luật sư cần kiểm tra vấn đề này vì theo quy định của pháp luật, tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là tranh chấp không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải tại Hoà giải viên lao động trước khi khởi kiện nhưng nếu các bên của tranh chấp đã yêu cầu Hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải thì Toà án chỉ thụ lý vụ án khi Hoà giải viên lao động đã hoà giải nhưng không thành; Hoà giải viên lao động không hoà giải trong thời hạn 05 ngày làm việc; hoà giải viên lao động đã hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thành. Trường hợp các bên tranh chấp thoả thuận yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì Toà án chỉ thụ lý vụ án trong trường hợp hết thời hạn 07 ngày làm việc mà Ban trọng tài lao động không được thành lập; hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thành lập mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp; một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động. Nếu tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đã được Hoà giải viên lao động hoà giải thành, bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng thoả thuận trong biên bản hoà giải thành/tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đã được Ban trọng tài lao động ra quyết định giải quyết và bên có nghĩa vụ đã thực hiện theo đúng phán quyết của Ban trọng tài lao động thi Toà án sẽ không thụ lý vụ án.
Mặc dù thời hiệu khởi kiện không phải là điều kiện thụ lý vụ án nhưng Luật sư cũng cần trao đổi với khách hàng để xác định thời hiệu khởi kiện còn không, từ đó có hướng tư vấn phù hợp nhất cho khách hàng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động năm 2012 (khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019) thì thời hiệu khởi kiện các tranh chấp lao động cá nhân nói chung là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Với các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm được tính một cách linh hoạt. Cụ thể:
- Trường hợp người sử dụng lao động có ban hành quyết định châm dứt họp đông lao động: Nếu người lao động nhận được quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trước ngày quyết định có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện sẽ tính từ ngày tiếp theo ngày quyết định đó có hiệu lực. Nếu người lao động nhận được quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sau ngày quyết định có hiệu lực pháp luật thì thời hiệu khới kiện sẽ tính từ ngày tiếp theo ngày người lao động nhận được quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp này người lao động sẽ phải lưu giữ các tài liệu, chứng cứ để chứng minh ngày họ nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp người sử dụng lao động không ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thời hiệu khởi kiện sẽ tính từ ngày tiếp theo ngày người lao động biết hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động (ngày người lao động bị người sử dụng lao động buộc bàn giao tài liệu, giấy tờ và phải ra khỏi phạm vi làm việc của người sử dụng lao động; ngày người lao động không được bảo vệ công ty cho vào làm việc...).
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
Khách hàng là bị đơn thường tìm đến Luật sư sau khi nhận được Thông báo thụ lý vụ án của Toà án. Khi trao đổi với khách hàng là bị đơn trong vụ tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Luật sư cần tập trung làm rõ các vấn đê như môi quan hệ lao động giữa hai bên; lý do bị đơn chấm dứt hợp đồng lao động với nguyên đơn; số ngày bị đơn đã báo trước cho nguyên đơn khi chấm dứt hợp đồng lao động; các chế độ đã thanh toán cho nguyên đơn; yêu cầu khởi kiện cùa nguyên đơn... Việc làm rõ nhưng vấn đề này sẽ giúp cho Luật sư có sự đánh giá sơ bộ ban đầu về tính hợp pháp của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, từ đó thể hiện chính xác các ý kiến, quan điểm của bị đơn trong các văn bản gửi Toà án.
Khi soạn thảo công văn trả lời Toà án cho bị đơn, Luật sư cần lưu ý thế hiện một số nội dung sau:
- Tóm tắt ngắn gọn quá trình làm việc của người lao động theo trình tự thời gian, trong đó lưu ý những điểm mà nguyên đơn trình bày chưa chính xác. Nếu nguyên đơn đã trình bày đúng về quan hệ lao động thì chỉ cần xác nhận lại vấn đề đó mà không nhất thiêt phải trình bày lại.
- Sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động với nguyên đơn, quan điêm của bị đơn về việc chấm dứt hợp đồng lao động này. Khi trình bày phần này, Luật sư cần nêu rõ căn cứ bị đơn áp dụng đề đơn phương chấm dứt họp đồng lao động với nguyên đơn cũng như thủ tục bị đơn đã thực hiện. Từ đó, khẳng định việc đơn phương chấm dứt họp đồng lao động của bị đơn là đúng pháp luật.
- Các quyền lợi đã giải quyết cho nguyên đơn khi chấm dứt hợp đồng lao động (nếu có): phần này nên ghi rõ những khoản tiền bị đơn đã thanh toán và nguyên đơn đã nhận. Nếu nguyên đơn chưa nhận thì cần nêu rõ lý do (ví dụ, Công ty đã gửi thông báo cho người lao động đến nhận các khoản tiền theo chế độ nhưng người lao động không đến).
- Quá trình hai bên thương lượng, giải quyết (nếu có).
- Quan điểm cùa bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện cua nguyên đơn: thông thường trong phần này, bị đơn đưa ra quan điểm để chứng minh rằng các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là không có cơ sờ đế chấp nhận hoặc bị đơn chi chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện cùa nguyên đơn.
Kèm theo công văn trả lời lời toà án, Luật sư cần giúp bị đơn chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu có liên quan đê chứng minh cho quan điểm đà nêu của bị đơn. Trong vụ kiện vê đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị đơn thương la ngươi sư dụng lao động nên
Luật sư cần hướng dẫn để bị đơn cung cấp các tài liệu nội bộ của người sử dụng lao động có liên quan đến việc giải quyêt vụ án như Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động; ( Thoả ước lao động tập thể, Quy chế lương, thưởng; các giây tờ/tài liệu thể hiện người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo họp đồng lao động.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Khi tham gia vụ tranh châp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhìn chung Luật sư nguyên đơn sẽ tập trung chứng minh việc đơn phương chấm dứt họp đồng của bên kia là trái pháp luật. Ngược lại, Luật sư của bị đơn sẽ chứng minh việc đơn phương chấm dứt họp đồng lao động của mình với nguyên đơn là đúng pháp luật, từ đó thuyết phục Hội đồng xét xử không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trọng tâm vấn đề cần chứng minh này sẽ chi phối toàn bộ các hoạt động của Luật sư hai bên trong giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên toà sơ thẩm.
Ngoài các chứng cứ Luật sư cần hướng dẫn khách hàng thu thập và cung cấp cho Toà án đã đề cập trong Giáo trình Kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, khi tham gia giải quyết những tranh chấp về đơn phương chấm dứt họp đồng lao động, Luật sư cần lưu ý:
Tranh chấp về đơn phương chấm dứt họp đồng lao động theo theo điểm a khoản 1 Điêu 38 Bộ luật Lao động năm 2012 điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 (người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động do người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo họp đồng lao động)
Pháp luật lao động không quy định cụ thể thế nào là "người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động nên đê chứng minh quyết định đơn phương chấm dứt hợp đông lao động của khách hàng là đúng pháp luật, Luật sư cùa bị đơn (người sử dụng lao động) cần hướng dẫn để khách hàng giao nộp cho Toà án Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động; các biên bản/giấy tờ thể hiện người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng; giấy tờ thể hiện bị đơn đã thông báo trước cho nguyên đơn đủ số ngày theo quy định của pháp luật về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì bị đơn còn phải cung cấp giấy tờ thề hiện bị đơn đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi đơn phương chấm dứt họp đồng lao động với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách (khoản 7 Điều 192 Bộ luật Lao động năm 2012)/thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019).
Tuỳ từng vụ việc cụ thể, Luật sư của nguyên đơn trong vụ tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đông lao động theo diêm a khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao dộng năm 2012 (điểm a khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019) cần hường dẫn khách hàng giao nộp cho Toà án các chứng cứ chứng minh: người sử dụng lao động chưa ban hành Ọuy chế quy định về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành còng việc của người lao động; người lao động luôn hoàn thành công việc được giao theo họp đồng lao động; người lao động chưa bao giờ bị nhắc nhở bằng văn bản về việc không hoàn thành công việc; người sử dụng lao động không thực hiện đúng thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc các chứng cứ thể hiện người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đang thuộc đối tượng quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động năm 2012 (Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2019).
- Tranh chấp về đơn phương chấm dứt họp đồng lao động theo điểm c khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012/điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 (người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt họp đồng lao động với người lao động do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm giờ làm việc)
Luật sư của bị đơn cần hướng dẫn để khách hàng giao nộp choToà án các tài liệu, chứng cứ thể hiện: người sử dụng lao động bị thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ, dịch bệnh; do phải di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người sử dụng lao động đã thực hiện các biện pháp cụ thể để khắc phục sự cố thiên tai/hoả hoạn...; người sử dụng lao động phải giảm chỗ làm việc của người lao động.
Luật sư của nguyên đơn cần hướng dẫn để nguyên đơn cung : cấp cho Toà án các tài liệu, chứng cứ thể hiện: người sử dụng lao động không gặp các sự kiện thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ, dịch bệnh, di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thấm quyền hoặc người sử dụng lao động có bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ, dịch bệnh... nhưng người sử dụng lao động chưa hề thực hiện các biện pháp nào để khắc phục...
Nghiên cứu hồ sơ là công việc quan trọng của Luật sư. Việc nghiên cửu hồ sơ giúp Luật sư nắm được nội dung vụ tranh chấp một cách toàn diện, khách quan, trên cơ sở đó đánh giá được những lợi thế và bất lợi cua khách hàng, xây dựng được phương án bảo vệ quyên lợi tốt nhât cho khách hàng. Ngoài các kỹ năng chung đã được trình bày, trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Luật sư cần lưu ý:
- Khi nghiên cứu các vấn đề về tố tụng, Luật sư cần kiểm tra xem các bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện đề giải quyết vụ tranh chấp này không? Vụ tranh chấp còn thời hiệu khởi kiện không? Nếu phát hiện Toà án thụ lý vụ án khi đã hết thời hiệu khời kiện thì tuỳ việc bảo vệ cho đương sự nào trong vụ án, Luật sư cần có những đề xuất hoặc hành động cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.
(Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụa án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm