Kỹ năng phân tích, đánh giá, sử dụng tài liệu khám nghiệm tử thi

"Hiến pháp phải được viết trong những trái tim, chứ không phải chỉ trên giấy"

- Margaret Thatcher

Kỹ năng phân tích, đánh giá, sử dụng tài liệu khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm trên tử thi. Từ hoạt động khám nghiệm tử thi, xác định được cơ chế hình thành các vết thương, thương tích trên tử thi, làm rõ được nguyên nhân chết, các tình tiết của vụ án được làm sáng tỏ.

Những tài liệu phản ánh hoạt động khám nghiệm tử thi bao gồm: Biên bản khám nghiệm tử thi, Bản ảnh khám nghiệm tử thi, Kết luận giám định pháp y về tử thi;...

Liên hệ

I- KỸ NĂNG PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÀI LIỆU TÀI LIỆU KHÁM NGHIỆM TỬ THI

Khi phân tích, đánh giá Biên bản khám nghiệm tử thi, các bàn ảnh chụp tử thi, Kết luận giám định về tử thi, Luật sư cần phân tích được đầy đủ các khía cạnh hình thức pháp lý của các tài liệu, trình tự, thủ tục khám nghiệm tử thi, trình tự, thủ tục thực hiện giám định và các nội dung được ghi nhận, phản ánh trong Biên bản khám nghiệm tử thi, kết luận giám định... Từ đó tiếp tục đánh giá tính hợp pháp, tính khách quan và tính liên quan của các tài liệu này.

1- Biên bản khám nghiệm tử thi và các bản ảnh chụp tử thi

Một là, khi nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến công tác khám nghiệm tử thi, đòi hỏi Luật sư cần hết sức chú ý kiểm tra về hình thức của văn bản này. Theo đó, Biên bản khám nghiệm tử thi cũng phải được lập theo mẫu luật định và phải có đủ các yếu tố, nội dung bắt buộc. Luật sư cần xác định: Biên bản khám nghiệm tử thi có ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm tiến hành khám nghiệm tử thi hay không? Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của cuộc khám nghiệm có được cập nhật chính xác không? Đây là nội dung hết sức quan trọng, nó thể hiện tính xác thực của một hoạt động được diễn ra và tiến hành. Nếu biên bản không đề cập chi tiết này, Luật sư cần kiến nghị, yêu cầu CQĐT xem xét lại tính hợp pháp của một văn bản quan trọng, theo đó văn bản này không có giá trị chứng minh.

Hai là, Luật sư cần nghiên cứu, phân tích kỹ về nội dung của hoạt động khám nghiệm tử thi được phản ánh trong biên bản khám nghiệm tử thi. Trước hết, Luật sư phải nghiên cứu xem thành phần tiến hành có đúng theo quy định của pháp luật không, như: tên người có thẩm quyền tiến hành khám nghiệm tử thi, người tham gia khám nghiệm tử thi hoặc người liên quan đến hoạt động khám nghiệm tử thi, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.

Ba là, Luật sư cần kiểm tra kỹ về Biên bản khám nghiệm tử thi, xem biên bản có chữ ký của những người tham gia khám nghiệm tử thi hay không. Những điểm sửa chữa, thêm, bớt, tẩy xóa trong biên bản có được xác nhận bằng chữ ký của những người tiến hành và tham gia khám nghiệm không. Trường hợp người tham gia khám nghiệm tử thi không ký vào biên bản, mặc dù người lập biên bản đã ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản, những Luật sư cần hết sức lưu ý về chi tiết này, lý do vì sao không ký là điều Luật sư cần tìm hiểu thực chất về nó.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Bốn là, Luật sư cần kiểm tra kỹ về trình tự, thủ tục khám nghiệm, như: Việc khám nghiệm tử thi do Giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến. Các thành phần có mặt đầy đủ không? Có thiếu ai không? Việc thiếu đó có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của văn bản này không? Có sự tham gia của Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định hay không? Điều này là hết sức quan trọng, bởi nếu người tiến hành không đủ tư cách, không đúng thành phần hoặc người cần phải có mặt không đến thì có nghĩa việc khám nghiệm đã không bảo đảm tính hợp pháp, do đó kết quả khám nghiệm hoàn toàn có thể bị lệch lạc và Luật sư có quyền nghi ngờ về giá trị chứng minh của chứng cứ này.

Trường hợp cần khai quật tư thi thì phải có quyết định cùa CQĐT và thông báo cho người thân thích cúa người chết biết trước khi tiến hành. Trường hợp người chết không có hoặc không xác định được người thân thích cua họ thì thông báo cho đại diện chính quyên xà, phường, thị trấn nơi chôn cất tử thi biết.

Để nắm bắt, đánh giá được trình tự, thủ tục khám nghiệm tử thi trên đây, Luật sư cần dựa vào việc phân tích, đánh giá các yếu tố về hình thức của Biên bản khám nghiệm tử thi và kiểm chứng thông qua thủ tục xét hỏi tại phiên tòa.

Năm là, nội dung của Biên bản khám nghiệm tử thi phải nhận dạng tử thi, các đặc điểm bên ngoài của tử thi (chiều dài tử thi, quần áo, vật dụng mang theo); Tình trạng tử thi, dấu vết để lại trên tử thi. Đặc biệt, Luật sư cần nghiên cứu kỹ về bộ ảnh chụp tử thi là tài liệu gẳn liền với Biên bản khám nghiệm tử thi, Luật sư cần xem xét tính phù hợp giữa các dấu vết thể hiện trên bản ảnh với mô tả dấu vết trong Biên bản khám nghiệm tử thi.

Khi nghiên cứu, phân tích Biên bản khám nghiệm tử thi, Luật sư cân nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng với các tài liệu, chứng cứ khác trong đó quan trọng nhất là các vật chứng được xác định là hung khí gây án và lời khai của các bị can, người làm chứng, người liên quan trong vụ án mà đáng chú ý nhất là các lời khai có giá trị xác định cách thức mà các bị can thực hiện hành vi xâm phạm lên cơ thể nạn nhân. Từ đó, Luật sư có thể đánh giá đặc điểm của hung khí, cách thức thực hiện hành vi của bị can xâm phạm lên cơ thể của nạn nhân có phù hợp với các dấu vết trên tử thi hay không? Nói cách khác, cơ chế hình thành các dấu vết trên cơ thể tử thi như thế nào? Các dấu vết trên tử thi có quan hệ nhân quả với hành vi của bị can hay không? Đây chính là kỹ năng của Luật sư đánh giá tính liên quan của các tài liệu khám nghiệm tử thi.

2- Kết luận giám định pháp y về tử thi

Một là, kết luận giám định phải được lập theo mẫu được ban hành theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự. Khi nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hình thức của Kết luận giám định pháp y, Luật sư cần dựa vào mẫu này để đối chiếu, đánh giá: Thời gian, địa điểm tiến hành giám định tử thi; Thành phần tiến hành, tham gia giám định tử thi; Những người tiến hành giám định, họ có đủ thẩm quyền tiến hành giám định và đủ tiêu chuẩn của giám định viên tư pháp thực hiện giám định hay không? (cụ thể: họ giữ chức vụ gì; thuộc cơ quan, tổ chức giám định nào; số theo, ngày tháng năm cấp thẻ, nơi cấp thẻ...); Các nội dung cụ thể trong từng phần của kết luận giám định pháp y như thế nào; Có đủ chữ ký của những người tiến hành giám định hay không?

Để đánh giá được tính chất pháp lý của văn bản Kết luận giám định tử thi, Luật sư cần nắm được những yêu cầu luật định về hoạt động giám định tư pháp quy định tại Luật Giám định tư pháp.

Hai là, nội dung của Kết luận giám định pháp y về tử thi phải nêu rõ yêu cầu giám định, các tài liệu, hồ sơ giám định, phương pháp giám định và phần kết luận phải nêu rõ thông tin kết quả giám định, xác định được nguyên nhân chết.

Để đánh giá được tính đúng đắn, khách quan của Kết luận giám định pháp y về tử thi trong đó quan trọng nhất là kết luận về nguyên nhân chết, là một công việc rất khó bởi đây là chuyên môn pháp y, không phải ai cũng có kiến thức và khả năng để phân tích, đánh giá. Do đó, Luật sư cần phân tích, đánh giá tài liệu này một cách khách quan, toàn diện trong mối quan hệ biện chứng với các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án. Đồng thời, nếu có thể, Luật sư cần tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp y từ nhiều kênh đáng tin cậy khác (có thể từ các tài liệu chuyên khảo của các cơ sở đào tạo y khoa, từ ý kiến của các chuyên gia pháp y thuộc các cơ sở giám định pháp y khác).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest 

II- KỸ NĂNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU KHÁM NGHIỆM TỬ THI

Việc sử dụng tài liệu khám nghiệm tử thi như thế nào là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá các tài liệu đó trong mối quan hệ biện chứng với việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn bộ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Luật sư cần lựa chọn sứ dụng tài liệu khám nghiệm tử thi sao cho có lợi nhất cho khách hàng, phục vụ tốt nhât cho định hướng bào chữa, bảo vệ.

Có nhiều trường hợp, từ việc phân tích, đánh giá tài liệu khám nghiệm tử thi mà Luật sư thấy rằng cần đề nghị giám định lại hay giám định bổ sung để xác định chính xác hơn nguyên nhân tử vong. Hoặc có những trường hợp, chì cần dựa vào tài liệu khám nghiệm tư thi Luật sư có thể đưa ra ngay định hướng bào chữa, bảo vệ cho khách hàng của mình. Nhưng cũng có những trường hợp, tài liệu khám nghiệm tử thi chì có ý nghĩa bô trợ, củng cố thêm cho định hướng bào chữa, bảo vệ của Luật sư.

Kết luận về nguyên nhân chết trong bản Kết luận giảm định pháp y về tử thi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Hầu hết, việc xác định bị can có tội hay không có tội trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người phụ thuộc rất lớn vào kết luận này. Do đó, Luật sư cần hết sức lưu ý khi đánh giá, sử dụng phần kết luận về nguyên nhân tử vong trong các bán Kết luận giám định pháp y về tử thi. Khi chỉ ra được, chứng minh được một cách thuyết phục và đù căn cứ rằng kết luận về nguyên nhân tử vong cùa bản Kết luận giám định pháp y về tử thi là chưa chính xác, là không đúng, thì Luật sư hoàn toàn có khả năng làm thay đôi cục diện cùa vụ án. Tuy nhiên, tùy theo vị trí của Luật sư là người bào chữa cho bị can, bị cáo hay người bảo vệ cho bị hại mà Luật sư sử dụng các tài liệu đó như thế nào cho phù hợp, hiệu qua. Hiện trường vụ án hình sự nói chung khi xảy ra thường để lại rất nhiêu dàu vêt, vật chứng xung quanh. Các dấu vết hình thành từ hành vi phạm tội cùa đôi tượng gây án, cũng có thế các dấu vết do ngầu nhiên mà tôn tại và hình thành, tính ngẫu nhiên nằm trong tính tất nhiên và đôi khi nó lại rất phù hợp với hiện trường vụ án. Theo đó, nếu công tác khám nghiệm hiện trường không tì mi, cấn thận rất dề bò qua nhiêu chi tiết quan trọng, nhũng chi tiết này có thể dẫn đến oan, sai khi tiên hành giãi quyết vụ án. Do đó, với vai trò là Luật sư tham gia giài quyết vụ án hình sự để bào chữa, bảo vệ cho khách hàng cần nghiên cứu kỳ, sâu, cân thận nhóm tài liệu liên quan đến công tác hiện trường này để có sự đánh giá, phân tích và sử dụng hợp lý hiệu quà trong công việc bào chữa, bảo vệ của mình.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (phần tự chọn) - Học viện Tư pháp và các nguồn khác.)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng phân tích, đánh giá, sử dụng tài liệu khám nghiệm tử thi

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.28064 sec| 1116.313 kb