Kỹ năng của luật sư tham gia đối thoại trong tố tụng hành chính

"Người tốt không cần luật pháp để bảo mình phải hành động có trách nhiệm, còn người xấu tìm đường lách luật". 

Platon, 427 TCN - 347 TCN, nhà triết học Hy Lạp cổ đại

Kỹ năng của luật sư tham gia đối thoại trong tố tụng hành chính

Đối thoại trong tố tụng hành chính: là việc bàn bạc, thương lượng giữa các bên là người khởi kiện - người có quyền và lợi ích bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, người bị kiện - người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) để giải quyết một tranh chấp hành chính.

Trong quá trình đối thoại, luật sư, đương sự cần tuân thủ một số nguyên tắc: (i) Bảo đảm công khai, dân chủ; (ii) Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính; (iii) Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỐI THOẠI TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Theo ngôn ngữ thông thường: "đối thoại là việc bàn bạc, thương lượng giữa hai hoặc các bên có vấn đề tranh chấp".

Trong tố tụng hành chính, đối thoại là việc bàn bạc, thương lượng giữa các bên là người khởi kiện - người có quyền và lợi ích bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, người bị kiện - người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) để giải quyết một tranh chấp hành chính.

Mục đích của đối thoại nhằm giải quyết tranh chấp hành chính đã phát sinh theo thủ tục tố tụng hành chính, nghĩa là đã có cá nhân, tổ chức thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính và việc khởi kiện đó đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý.

Đối thoại được hiểu là một trong các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đưởng sự (Khoản 11, Khoản 15 Điều 55 Luật tố tụng hành chính năm 2015) và cũng được hiểu là một thủ tục được thực hiện trong nhiều giai đoạn của quá trình tố tụng hành chính với quy định về trách nhiệm của Tòa án để bảo đảm cho các đưởng sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ (Điều 20, khoản 1 Điều 134, khoản 1 Điều 187, khoản 3 Điều 249 Luật tố tụng hành chính năm 2015).

Khác với tố tụng dân sự, trong tố tụng hành chính, pháp luật không quy định cho các bên đương sự có quyền và nghĩa vụ hoà giải mà quy định đương sự có quyền và nghĩa vụ đối thoại trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính (khoản 11 Điều 55 Luật tố tụng hành chính năm 2015). Tòa án có trách nhiệm và tạo điều kiện để các đương sự đối thoại về việc giải quyết vụ án (Điều 20 Luật tố tụng hành chính).

Xuất phát từ sự thay đổi quan trọng trong quy định của Luật tố tụng hành chính về điều kiện khởi kiện - đại đa số các trường hợp người khởi kiện không bắt buộc phải khiếu nại trước khi khởi kiện - nên việc quy định quyền và nghĩa vụ đối thoại của đưởng sự là hết sức cần thiết. Thêm nữa, việc quy định quyền và nghĩa vụ đối thoại trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm tính tương đồng với quy định về đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại theo Luật Khiếu nại.

Quy định về quyền và nghĩa vụ đối thoại của đương sự trong vụ án hành chính nhằm tạo cơ sở pháp lý để các bên tranh chấp (người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - nếu có) có thể tận dụng cở hội tự giải quyết tranh chấp dưới sự chứng kiến của Tòa án mà không cần Tòa án phải tiến hành xét xử và đưa ra phán quyết về nội dung vụ án bằng bản án.

Quyền đối thoại của đương sự có thể được thể hiện bằng việc các bên đương sự yêu cầu Tòa án tổ chức đối thoại vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng, được tham gia phiên đối thoại, được đưa ra quan điểm, đề xuất để bảo vệ cho yêu cầu của mình trong phiên đối thoại, được bàn bạc, thưởng lượng để đưa ra hướng giải quyết tranh chấp. Đối thoại cũng là nghĩa vụ của đưởng sự, thể hiện bằng việc phải tham gia đối thoại khi phía đối phương đề xuất đối thoại và Tòa án chấp nhận tổ chức phiên đối thoại (trừ những trường hợp không đối thoại được được quy định tại Điều 135 Luật tố tụng hành chính năm 2015).

Về phía Tòa án, để bảo đảm quyền đối thoại cho các đưởng sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Điều 20 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện thuận lợi để các đưởng sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này". Như vậy, trước hết Tòa án phải chủ động tổ chức phiên đối thoại để cho các đưởng sự được thực hiện quyền đối thoại. Đồng thời, các đương sự cũng được chủ động yêu cầu Tòa án thực hiện trách nhiệm của Tòa án và thực hiện quyền đối thoại của mình bằng việc đề nghị Tòa án tổ chức phiên đối thoại và tham gia phiên đối thoại.

Luật tố tụng hành chính năm 2010 chưa quy định rõ ràng đối thoại trong tố tụng hành chính có bắt buộc đối với các bên tranh chấp hay không. Đến Luật tố tụng hành chính năm 2015, đối thoại là hoạt động bắt buộc các bên tranh chấp trong vụ án hành chính phải tiến hành trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, theo nguyên tắc, thủ tục được Luật quy định. Luật cũng quy định những vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được: (i) Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt; (ii) Đưởng sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng; (iii) Các bên đưởng sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.

Đối thoại trong vụ án hành chính thực hiện vào thời điểm nào của quả trình tố tụng? Đối thoại được thực hiện vào nhiều thời điểm sau khi vụ kiện hành chính đã được Tòa án thụ lý. Theo quy định tại Điều 134 Luật tố tụng hành chính năm 2015, đối thoại chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sở thẩm. Ngoài ra, trong quá trình Tòa án tiến hành xét xử, các bên đưởng sự có thể đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên đưởng sự tự đối thoại (điểm đ khoản 1 Điều 187). Với thủ tục rút gọn (thủ tục mới của tố tụng hành chính), đối thoại chỉ có thế thực hiện tại phiên tòa.

Về chủ thể tham gia đối thoại: trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, các bên đương sự tự mình tham gia đối thoại hoặc được ủy quyền cho đại diện hợp pháp tham gia đối thoại. Trong các vụ kiện hành chính có Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự, Luật sư cũng được quyền cùng với khách hàng của mình tham gia đối thoại hoặc thay mặt cho thân chủ tham gia đối thoại trong trường hợp được sự đồng ý của thân chủ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

II - KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRANH TỤNG THAM GIA PHIÊN HỌP ĐỐI THOẠI

1- Tuân thủ các nguyên tắc đối thoại

Trong quá trình đối thoại, các bên đương sự cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự:

Thể hiện trong việc phiên họp đối thoại được tổ chức công khai, công khai tài liệu, chứng cứ, đánh giá trung thực, chính xác về các tình tiết của sự việc (vụ án), sự đúng sai, hợp pháp, không hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện và yêu cầu của các bên trong vụ án. Điều này cũng giúp cho các bên đưa ra những quan điểm, đề nghị thiện chí trong quá trình đổi thoại.

Khác với địa vị pháp lý bất bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ quản lý, khi mà cở quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính với tư cách là chủ thể quản lý và bên kia là tổ chức, cá nhân là chủ thể bị quản lý, trong quan hệ  tố tụng hành chính, chủ thể quản lý trở thành người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chủ thể bị quản lý trở thành người khởi kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - là các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật. Các bên bình đẳng trong việc yêu cầu Tòa án tổ chức đối thoại, đưa ra các quan điểm, đánh giá, đề nghị trong quá trình đối thoại, không được áp đặt đối với người cùng đối thoại. Vì vậy, trong quá trình đối thoại, các đưởng sự cần tuân thủ nguyên tắc này, đặc biệt là bên bị kiện. Các bên tốn trọng ý kiến của nhau và Tòa án tốn trọng ý kiến của các bên đưởng sự khi đối thoại.

Nguyên tắc này còn thể hiện ở việc Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án hay không trên cơ sở tôn trọng quyền quyết định của các đưởng sự thông qua phiên đối thoại.

- Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ:

Khi đối thoại, các bên đương sự cần hướng đến mục tiêu thông qua đối thoại để tự giải quyết tranh chấp, không quan niệm đối thoại chỉ là một thủ tục làm cho có mà là một hoạt động thực sự cần thiết, một cơ hội để các bên hiểu nhau, cùng nhau tháo gỡ, giải quyết tranh chấp. Các bên cần thể hiện sự tự nguyện, tự do khi đưa ra các ý kiến, quan điểm trong phiên đối thoại. Các bên phải có thiện chí khi đối thoại, cụ thể là cần quan tâm đển yêu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau để có quyết định phù hợp. Ví dụ: Bên bị kiện hủy hoặc sửa đổi quyết định hành chính nếu nhận thấy quyết định hành chính của mình vi phạm pháp luật; bên khởi kiện rút yêu cầu khởi kiện nếu nhận thấy yêu cầu của mình là không có căn cứ hoặc khi thấy bên bị kiện đã hủy quyết định hành chính bị kiện.... Các bên tranh chấp không ép buộc nhau, cần phải biết lắng nghe ý kiến, đề xuất của bên cùng đối thoại. Không ai (kể cả cở quan hành chính, Tòa án) có quyền tác động, ép buộc các bên đối thoại theo ý chí của họ.

Tòa án tôn trọng ý kiến của đương sự, công nhận kêt quả đối thoại thành.

- Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội:

Các bên đối thoại cần dựa trên các quy định của pháp luật để đánh giá khách quan về yêu cầu của mình, của các đương sự khác, về tính hợp pháp của đối tượng khởi kiện và đưa ra quan điểm, đề xuất của mình. Mặt khác, nguyên tắc này cũng đòi hỏi các bên đưởng sự tham gia đối thoại ngoài việc tốn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mình còn phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (luật sư đất đai) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các hoạt động của Luật sư tranh tụng trong thủ tục đối thoại

Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã có quy định cụ thể về nội dung, trình tự, thủ tục tiến hành đối thoại.

- Tham gia phiên đối thoại:

Luật sư tham gia đối thoại cùng với khách hàng của mình. Trong phiên đối thoại, các bên đối thoại cần:

(i) Chú ý đến các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đển quyền, nghĩa vụ của mình do Thẩm phán phổ biến;

(ii) Chú ý ý kiến phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại. 

Thẩm phán để quyết định thống nhất hay không thống nhất với đối phương về việc giải quyết vụ án;

(i) Trình bày bổ sung ý kiến: Người khởi kiện trình bày bổ sung ý kiến về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về hướng giải quyết vụ án (nếu có); Người bị kiện trình bày bổ sung ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, những căn cứ ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện và đề xuất hướng giải quyết vụ án (nếu có); Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến bổ sung và đề xuất hướng giải quyết phần liên quan đển họ (nếu có).

(ii) Theo dõi ý kiến trình bày bổ sung của các bên; của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại (nếu có);

(iii) Nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán;

(iv) Chú ý những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất mà Thẩm phán đã xác định;

(v) Trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất theo yêu cầu của Thẩm phán;

(vi) Chú ý kết luận của Thẩm phán về những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất;

(vii)  Xác lập chữ ký theo đúng quy định trong biên bản đối thoại.

Luật sư cần đánh giá ý kiến và đề xuất của đối phương là có hay không có căn cứ, trao đối với khách hàng về việc chấp nhận hay phản đối, có cần tiếp tục đối thoại để làm rõ hơn các vấn đề đã đối thoại hay không.

- Kiểm tra biên bản đối thoại và thực hiện theo kết quả đổi thoại:

Kết quả đối thoại được thể hiện trong biên bản đối thoại. Biên bản đối thoại phải có các nội dung sau đây:

(i) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;

(ii) Địa điểm tiến hành phiên họp;

(iii) Thành phần tham gia phiên họp;

(iv) Ý kiến của các đưởng sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

- Nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất:

Về thủ tục, biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiên họp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

Qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án. Các bên tiến hành các công việc chuẩn bị tham gia phiên tòa: củng cố hồ sơ, dự kiến kế hoạch hỏi, chuẩn bị dự thảo bản luận cứ bảo vệ...

Nếu qua đối thoại, người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Nếu qua đối thoại, người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đởn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.

Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viên kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Xử lý tình huống phát sinh:

Trên thực tế, không phải khi nào thủ tục đối thoại cũng được thực hiện một cách suôn sẻ, thuận lợi. Có thẻ xảy ra các tình huống mà Luật sư cần phải xử lý:

Thứ nhất, các bên không đối thoại được.

- Luật sư cần nắm rõ lý do không đối thoại được là do khách quan hay chủ quan. Ví dụ: Các bên đã thống nhất đối thoại, Tòa án đã sắp xếp thời gian, địa điểm đối thoại, đã thông báo đầy đủ cho các bên nhưng vì lý do nào đó mà một bên không đển được; hay từ chối đối thoại.

- Luật sư cần xác định có căn cứ để tiếp tục đối thoại hay không. Nếu thấy không thuộc các trường hợp không tiến hành đối thoại được theo quy định của Luật tố tụng hành chính thì tiếp tục chuẩn bị nội dung tham gia phiên đối thoại tiếp theo; nếu không có cơ sở để tiếp tục đối thoại thì tiến hành các hoạt động chuẩn bị để tham gia phiên tòa.

Thứ hai, trường hợp tổ chức nhiều phiên đối thoại.

Luật sư cần xác định:

(i) Những vấn đề đã được đối thoại và các bên đã thống nhất;

(ii) Các nội dung sẽ giải quyết trong phiên đối thoại tiếp theo là những vấn đề đã được đối thoại mà các bên chưa thống nhất và cần tiếp tục đối thoại trên cơ sở nguyện vọng của các bên, hoặc ít nhất đề xuất của một bên được bên kia chấp nhận đối thoại.

Như vậy, trên thực tế trong một vụ án hành chính, các bên có thể tham gia nhiều phiên đối thoại, sau kết quả phiên đối thoại thứ nhất, có thể là việc Tòa án công nhận kết quả đối thoại thành hoặc tiếp tục tạo điều kiện cho các bên đối thoại (nếu còn thời gian) hoặc mở phiên tòa. Kể cả tại phiên tòa theo thủ tục thông thường, các bên vẫn có quyền đề xuất đối thoại. Tòa án sẽ xem xét yêu cầu và quyết định.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ việc hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư tham gia đối thoại trong tố tụng hành chính

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.14665 sec| 1168.953 kb