Kỹ năng tham gia phiên toà và sau phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự

"Pháp luật là đạo đức biển hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong."

Abraham Lincoln

Kỹ năng tham gia phiên toà và sau phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự

Chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm được bắt đầu từ khi Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án đến khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau đó là giai đoạn Luật sư tham gia phiên tòa phúc thẩm. Vì vậy, trong giai đoạn này, Luật sư cần trang bị các kỹ năng về tham gia phiên tòa phúc thẩm và sau phiên tòa phúc thẩm.

Liên hệ

1- Kỹ năng tham gia phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự

(i) Kỹ năng tham gia thủ tục bắt đầu phiên tòa

Luật sư với tư cách người đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa Luật sư cần thực hiện các kỹ năng sau:

- Yêu cầu hoãn phiên tòa phúc thẩm hoặc phản đối quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm

Nếu Luật sư thấy Hội đồng xét xử không hoãn phiên tòa phúc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 296 BLTTDS năm 2015 thì Luật sư cần đề nghị Hội đồng xét xử xem xét việc hoãn phiên tòa. Hoặc nếu thấy Hội đồng xét xử ra quyết định hoàn phiên tòa không dựa trên các căn cử tại Điều 296 BLTTDS năm 2015 thì cũng đề xuất với Hội đồng xét xử mở phiên tòa xét xử.

- Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Nếu Luật sư thấy người tiến hành tố tụng ở Tòa án cấp phúc thẩm, người tham gia tố tụng có căn cứ quy định tại Điều 52, 53, 54, 60 BLTTDS năm 2015 thì đề nghị Hội đồng xét xử xem xét việc thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng.

- Đề xuất với Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm

Nếu Luật sư thấy vụ án có căn cứ quy định tại Điều 295 BLTTDS năm 2015 thì có thể đề xuất với Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm.

- Tư vấn cho khách hàng quyết định việc rút đơn khởi kiện, rút, thay đổi, bổ sung kháng cáo, thỏa thuận về việc giải quyết vụ án

Trước đây, theo các Điều từ 268 đến 270 BLTTDS năm 2004 thì thủ tục hỏi về việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn, hỏi về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, hỏi về việc các đương sự thỏa thuận với nhau được thực hiện trong phần hỏi, tiến hành sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm. Hiện nay, theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì toàn bộ những vấn đề này được thực hiện trong phần bắt đầu phiên tòa nhằm đảm bảo thủ tục tranh tụng chỉ thực hiện tranh tụng những vấn đề về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Do đó, Luật sư cần tư vấn, giúp đỡ khách hàng cân nhắc việc thực hiện các quyền rút đơn khởi kiện, rút, thay đổi, bổ sung kháng cáo, thỏa thuận về việc giải quyết vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

(ii) Kỹ năng tham gia thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

Đây là phần quan trọng trong phiên tòa phúc thẩm bởi tất cả các yêu cầu kháng cáo, kháng nghị, các chứng cứ tài liệu chứng minh cho việc kháng cáo, kháng nghị sẽ được xem xét, phân tích, đánh giá nên Luật sư cần tập trung cao độ để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Các kỹ năng tranh tụng của Luật sư tại phiên tòa phúc thẩm tương tự như kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, ở phiên tòa phúc thẩm Luật sư cần thực hiện các kỹ năng sau:

- Kỹ năng tham gia thủ tục trình bày

Nếu Luật sư là người đại diện theo ủy quyền hoặc là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự kháng cáo thì Luật sư trình bày nội dung kháng cáo, căn cứ kháng cáo. Theo đó, phần trình bày của Luật sư cần thực hiện như sau:

- Trình bày tóm tắt nội dung của bản án sơ thẩm;

- Nội dung kháng cáo và những quyết định trong bản án sơ thẩm mà khách hàng của mình không đồng ý;

- Đề xuất yêu cầu cụ thể.

Luật sư nên trình bày từng nội dung kháng cáo và nêu căn cứ cho việc kháng cáo đó dựa trên chứng cứ, căn cứ pháp lý và các lý lẽ và lập luận.

Nếu Luật sư là người đại diện theo ủy quyền hoặc là người bảo vệ lợi ích, quyền cho đương sự không kháng cáo thì Luật sư chuẩn bị những ý kiến sẽ trình bày liên quan đến nội dung kháng cáo hoặc kháng nghị.

Trong phần này, Luật sư cần ghi chép đầy đủ lời trình bày của người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đương sự. Qua lời trình bày, nếu thấy điểm nào mâu thuẫn hoặc những tình tiết chưa được thể hiện trong hồ sơ vụ án mà có lợi cho khách hàng của mình thì cần ghi lại, nếu bất lợi thì tìm cách để phản bác. Ngoài ra, Luật sư cần lưu ý ở tại phiên tòa phúc thẩm, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng thì Luật sư có quyền xuất trình các chứng cứ mới. Do đó, Luật sư cần tận dụng quyền này của khách hàng để bảo vệ quyền lợi cho họ. Tuy nhiên, tại phiên tòa các đương sự có quyền được biết chứng cứ, tài liệu do đương sự khác xuất trình nên để có thời gian chuẩn bị chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ để phản bác lại chứng cứ của đương sự phía bên kia thi liệu các tài liệu, chứng cứ này có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án nhưng cần phải xác minh thêm thì Luật sư cần đề nghị hội đồng xét xử phúc thẩm tạm ngừng phiên tòa (Điều 304 BLTTDS năm 2015).

  •  Kỹ năng tham gia thủ tục hỏi

Theo quy định tại Điều 249 BLTTDS năm 2015 thì thứ tự người hỏi đã có sự thay đổi, đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự được hỏi trước tiên, Hội đồng xét xử hỏi sau đương sự và những người tham gia tố tụng khác. Do đó, các câu hỏi cần tập trung vào giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Luật sư cần lưu ý tất cả những tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc tranh luận của Luật sư đều phải được hỏi tại phiên tòa. Ngoài ra, Luật sư chỉ đưa ra các câu hỏi để đương sự trả lời và ghi chép lại các câu trả lời chứ không bình luận, đánh giá về những vấn đề mà đương sự đã trả lời. Các nhận xét, bình luận, đánh giá về căn cứ pháp lý, tài liệu, chứng cứ sẽ được trình bày trong phần bình luận.

Đối với khách hàng của mình thì đặt câu hỏi mà trước đó Luật sư đã có sự trao đổi với khách hàng, tránh tình trạng đặt câu hỏi khó cho khách hàng của mình dẫn đến việc khách hàng trả lời theo hướng bất lợi cho chính họ.

- Kỹ năng tham gia thủ tục tranh luận

Ở phần tranh luận, Luật sư sẽ đưa ra quan điểm của mình trước Hội đồng xét xử. Đối với từng nội dung kháng cáo, Luật sư cần nhận định các tình tiết vụ án, đánh giá chứng cứ và khẳng định giá trị chứng minh của chứng cứ, viện dẫn các quy định của pháp luật để minh chứng cho các kết luận và đề xuất của mình.

Luật sư cần lưu ý, trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Luật sư có quyền phát biểu ý kiến về tính hợp pháp và tính có căn cứ của kháng nghị.

Đối với bản luận cứ thì Luật sư đã chuẩn bị sẵn nhưng Luật sư cần hoàn chỉnh, bổ sung các luận điểm mới thông qua quá trình tranh tụng tại phiên tòa. Khi trình bày bản luận cứ Luật sư không nên đọc mà nên kết hợp giữa nói và đọc để thuyết phục Hội đồng xét xử. Toàn bộ bản luận cứ đã được chỉnh sửa kèm theo các chứng cứ, tài liệu, văn bản pháp luật làm căn cứ cho việc đưa ra các kết luận và đề xuất của  mình cần được Luật sư gửi đến Hội đồng xét xử trước hoặc sau khi trình bày xong bàn luận cứ.

2- Kỹ năng của Luật sư sau phiên toà phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 315 BLTTDS năm 2015 thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án quyết định phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm. Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi. nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo. kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Do đó, Luật sư cần chủ động đề nghị Hội đồng xét xử cấp cho khách hàng của mình bản án phúc thẩm trong thời hạn mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp thay bản án phúc thẩm là không phù hợp với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thì có thể tư vấn, giúp đỡ đương sự thực hiện quyền khiếu nại đến những người có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Luật sư có thể giúp đương sự viết đơn khiếu nại hoặc tự mình viết đơn khiếu nại nếu được khách hàng ủy quyền.

Nếu khách hàng đồng ý với bản án phúc thẩm thì Luật sư có thể hướng dẫn đương sự các thủ tục để yêu cầu thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự (HVTP - 2021)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tham gia phiên toà và sau phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.03023 sec| 1108.023 kb