Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hãy để công lý được thực hiện cho dù bầu trời có sụp đổ".
John Adam, Jr., 1735 - 1826, Tổng thống thứ hai của Mỹ
Trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án hành chính, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật, họ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Tại thủ tục xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, Luật sư không tham gia trực tiếp vào xét xử mà chỉ giúp đương sự trong việc đánh giá căn cứ kháng nghị để đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục chỉ được tiến hành khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật. Vì vậy, trong trường hợp đương sự không đồng tình với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì họ chỉ có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Ớ thủ tục xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, Luật sư không tham gia trực tiếp vào xét xử mà chỉ giúp đương sự trong việc đánh giá căn cứ kháng nghị để đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.
Kỹ năng quan trọng của Luật sư trong giai đoạn này là xác định các căn cứ giám đốc thẩm, tái thẩm. Luật sư cần nghiên cứu hồ sơ để xem xét có căn cứ kháng nghị hay không. Muốn làm được điều này, Luật sư phải nghiên cứu kỹ các tình tiết của vụ án. quyết định của bán án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhằm xác định các căn cứ đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị và tìm ra các tài liệu chứng minh việc xác định căn cứ kháng nghị của mình là có cơ sở theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Luật sư cũng phải nắm vững quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm và căn cứ kháng nghị tái thẩm.
Kỹ năng lập luận khi xác định căn cứ kháng nghị cũng là yếu tố quan trọng, bởi yếu tố này góp phần thuyết phục người có thẩm quyền ban hành quyết định kháng nghị. Điều quan trọng hơn hết là Luật sư phải nhận thức đúng các quy định của pháp luật về căn cứ kháng nghị, từ đó đối chiếu với nội dung, diễn biến vụ án từ đầu để chỉ ra căn cứ kháng nghị xác đáng, phù hợp với từng vụ án hành chính cụ thể.
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm: (1) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình...; (3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: (1) Mới phát hiện được trinh tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án; (2) Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; (3) Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; (4) Bán án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án cán cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư cũng cần lưu ý vấn đề thời hạn kháng nghị để quyết định việc có đề xuất người có thẩm quyền kháng nghị hay không. Bởi với quy định pháp luật về thời hạn kháng nghị, dù có phát hiện ra sai lầm của những bán án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng đã hết thời hạn kháng nghị thi người có thẩm quyền cũng không thể thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong trường hợp này, Luật sư dù xác định căn cứ kháng nghị chính xác và lập luận có cơ sở thì cũng không thể thuyết phục được người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Theo Điều 263, 284 Luật Tố tụng hành chính, thời hạn kháng nghị được quy định như sau:
(i) Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
(ii) Thời hạn kháng nghị phần dân sự trong bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
(iii) Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 281 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 256, Khoản 1 Điều 282 Luật Tố tụng hành chính, đương sự có quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính. Sau khi đã xác định căn cứ kháng nghị và còn thời hạn để kháng nghị, công việc tiếp theo của Luật sư là giúp đương sự viết đơn để chỉ ra những căn cứ pháp lý, lý do không đồng tình với bán án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án, từ đó đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính. Vì thế khi viết đơn đề nghị, Luật sư cần nêu rõ lý do đề nghị bằng các căn cứ pháp lý và bằng cả sự lập luận logic liên quan chặt chẽ đến nội dung vụ án đã xét xử. Đơn đề nghị phải gửi đến người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, có thể gửi qua dịch vụ bưu chính; qua cổng thông tin điện tử của Tòa án hoặc gửi trực tiếp đến người có thẩm quyền.
Luật sư cần hướng dẫn cho khách hàng biết về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thẩm quyền kháng nghị tái thẩm theo quy định của Luật Tố tụng hành chính (Điều 280, Điều 283) và Luật Tổ chức tòa án nhân dân như sau: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ.
Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
Trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính thì về nguyên tắc việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm không mở công khai, do vậy các đương sự sẽ không được thông báo và cũng không được triệu tập tham dự phiên tòa như trình tự sơ thẩm, phúc thẩm. Nếu căn cứ kháng nghị mà Luật sư xác định là có cơ sở thì khả năng phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ rất cao. Vì thế, Luật sư cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm đầy đủ các tài liệu, chứng cứ và sử dụng một cách có hiệu quả tất cả các tài liệu, chứng cứ đó thì quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mới có thể được bảo đảm ngay cả khi đã có một bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Luật Sư cần hướng dẫn hoặc giúp khách hàng soạn thảo đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị. Đơn đề nghị cần bảo đảm vẻ hình thức và nội dung, theo mẫu quy định tại Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP (phụ lục 01).
Về hình thức, đơn đề nghị cằn thỏa mãn các điều kiện bắt buộc đối với văn bản hành chính; văn phong rõ ràng, mạch lạc, logic, dễ hiểu, sử dụng thuật ngữ chính xác, phổ thông.
Về nội dung, đơn đề nghị phải thể hiện đủ các thông tin.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm