Kỹ năng theo dõi, đề xuất của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự có người dưới 18 tuổi

"Người tốt không cần luật pháp để bảo mình phải hành động có trách nhiệm, còn người xấu tìm đường lách luật" (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws).

Platon, 428 - 347 TCN, nhà triết học Hy lạp cổ đại

Kỹ năng theo dõi, đề xuất của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự có người dưới 18 tuổi

Theo dõi, đề xuất là kỹ năng luật sư cần thực hiện trong giai đoạn liền trước khi khai mạc phiên tòa, đồng thời áp dụng thường xuyên, kịp thời, xuyên suốt quá trình xét xử vụ án hình sự.

Kỹ năng theo dõi, đề xuất của luật sư tham gia tố tụng hình sư có người dưới 18 tuổi là việc phát hiện kịp thời các thông tin, sự kiện, diễn biến tại phiên tòa do người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện, vận dụng các quy định của pháp luật và kinh nghiệm hành nghề đưa ra ý kiến, quan điểm đối với Hội đồng xét xử để bào chữa, bảo vệ cho khách hàng.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG THEO DÕI CỦA LUẬT SƯ TRƯỚC PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

Trước khi khai mạc phiên tòa, luật sư hình sự cần tự đối chiếu danh sách những người được triệu tập tới Tòa theo quyết định đưa vụ án ra xét xử so với diễn biến thực tế để kiểm tra sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia tố tụng. Nếu cận giờ khai mạc phiên tòa mà thấy bị cáo được tại ngoại do mình bào chữa, bị hại do mình nhận bảo vệ, người đại diện, người làm chứng hoặc người tham gia tố tụng khác có lợi cho phương án bào chữa, bảo vệ của luật sự chưa có mặt thì cần tìm hiểu nhanh lý do vắng mặt của họ, tự mình hoặc nhờ người khác liên hệ qua điện thoại để nắm bắt nguyên nhân, nhắc nhở họ khẩn trương tới Tòa án để tham gia tố tụng.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan họ không thể có mặt tham gia tố tụng như ốm đột xuất phải nhập viện gấp, bị tai nạn giao thông trên đường tới Tòa án... thì tùy trường hợp luật sư hình sự chuẩn bị sẵn căn cứ pháp lý quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và phương án phù hợp để đưa ra đề xuất với Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa hoặc xét xử vắng mặt, trừ trường hợp người vắng mặt lần đầu có lý do chính đáng là luật sư, bị cáo, bị hại hoặc người đại diện của họ. Đề xuất của luật sư với Hội đồng xét xử cho hoãn phiên tòa hoặc tiếp tục xét xử phải dựa trên căn cứ pháp lý được quy định tại Điều 297 BLTTDS năm 2015, sẽ chính thức đưa ra ngay trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG THEO DÕI, ĐỀ XUẤT CỦA LUẬT SƯ TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ

Xuyên suốt quá trình tham gia phiên tòa hình sự, dù với tư cách luật sư bào chữa cho bị cáo dưới 18 tuổi hay luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại là người dưới 18 tuổi, luật sư hình sự cần phải nắm vững và vận dụng linh hoạt, kịp thời, chính xác các quy định về quyền của luật sư bào chữa được ghi nhận tại Điều 73, quyền của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại tại Điều 84 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trường hợp luật sư hình sự có căn cứ, chứng cứ xác định Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ án có hành vi, hành động không vô tư, không khách quan khi thực hiện nhiệm vụ thì vận dụng điểm e khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thực hiện quyết đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch.

Khi chủ tọa phiên tòa giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử vụ án, luật sư hình sự cần nghe, theo dõi xem có Hội thẩm nhân dân nào là giáo viên hoặc cán bộ đoàn thanh niên hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi hay không. Nếu Hội đồng xét xử không bố trí Hội thẩm nhân dân là một trong những người trên có nghĩa đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng về thành phần bắt buộc phải có trong Hội đồng xét xử đối với vụ án hình sự có người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi, luật sư hình sư có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử sơ thẩm hoãn phiên tòa để bố trí Hội thẩm nhân dân có đủ điều kiện theo quy định.

Trường hợp luật sư hình sự xét thấy cần triệu tập thêm người làm chứng, điều tra viên được phân công điều tra vụ án đến Tòa án để trực tiếp khai báo, cung cấp thông tin, thậm chí tham gia đối chất để làm sáng tỏ những tình kết quan trọng trong vụ án có ý nghĩa trong việc xác định chính xác tội danh của người bị buộc tội thì vận dụng điểm g khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thực hiện quyết “Đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”.

Trên thực tế, để tránh việc Hội đồng xét xử mất thời gian dừng phiên tòa để hội ý xem xét yêu cầu của luật sư hình sự thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch hay phải hoãn phiên tòa để triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng... luật sư cần chủ động đưa ra các yêu cầu, đề xuất trên đây bằng văn bản gửi tới Hội đồng xét xử ngay sau khi nhận được Quyết định đưa vụ án ra xét xử để Hội đồng xét xử có dù thời gian chuẩn bị, xem xét yêu cầu của luật sư. Tuy nhiên cũng có trường hợp luật sư có chủ đích đưa ra các yêu cầu, đề xuất trên đây ngay tại phiên tòa mang tính bất ngờ với Hội đồng xét xử để tạo lý do hoãn phiên tòa, kéo dài thêm thời gian tham gia tố tụng, đạt mục đích riêng theo kế hoạch đối tụng của luật sư.

Trong phần thủ tục phiên tòa, nếu luật sư hình sự quan sát thấy bị cáo do mình bào chữa chưa được mở khóa còng tay thì cần căn cứ điểm h khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thực hiện quyền “đưa ra yêu cầu” đề xuất ngay với Hội đồng xét xử yêu cầu cảnh sát hỗ trợ tư pháp tại phiên tòa mở còng tay cho bị cáo để bị cáo có tâm lý thoải mái, tự do, bớt tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh của mình trước mặt người thân và những người tham gia tố tụng khác.

Trong quá trình tham gia tố tụng, nếu luật sư hình sự quan sát thấy bị cáo do mình đảm nhận bào chữa, bị hại do mình nhận bảo vệ có biểu hiện xấu về sức khỏe như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt hay tâm lý bất an như hồi hộp, lo lắng, khóc lóc, mất bình tĩnh... không đảm bảo việc khai báo được chính xác thì cần đề xuất với Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để người dưới 18 tuổi được chăm sóc y tế, nghỉ ngơi một thời gian phù hợp nhằm ổn định sức khỏe. Khi Hội đồng xét xử đồng ý tạm ngừng phiên tòa, luật sư cần trực tiếp tiếp xúc với họ để động viên tinh thần, tạo tâm lý ổn định, bình tĩnh, tự tin khi tiếp tục tham gia tố tụng. Trường hợp họ đã ổn định tâm lý tiếp tục tham gia phiên tòa nhưng sức khỏe chưa thực sự ổn định thì luật sư cần đề xuất với Hội đồng xét xử cho phép họ được ngồi để trả lời các câu hỏi trong giai đoạn tranh tụng tại phiên tòa.

Trong trường hợp cần thiết, ngay khi bắt đầu phần xét hỏi các bị cáo, luật sư hình sự có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử cho cách ly một hoặc một số bị cáo trong vụ án có nhiều đồng phạm để hỏi riêng từng bị cáo một. Thực tế cho thấy, bị cáo là người dưới 18 tuổi đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý, nhận thức về kiến thức xã hội còn hạn chế, bị ảnh hưởng của lối sống gia đình và môi trường sống ngoài xã hội nên thường có các đặc điểm tâm lý không ổn định, thiếu tự tin, dễ xúc động, bộc phát theo cảm tính, nói và làm theo phản ứng dây chuyền.

Chính vì vậy, để tạo cho bị cáo dưới 18 tuổi tâm lý ổn định, tránh bị tác động, ảnh hưởng xấu từ lời khai của bị cáo khác trên 18 tuổi và có nhiều kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tham gia tố tụng, luật sư hình sự cần đề xuất với Hội đồng xét xử tạm thời cách ly bị cáo trên 18 tuổi ra ngoài hội trường xét xử để đảm bảo lời khai của bị cáo dưới 18 tuổi thực sự khách quan, chính xác đúng với diễn biến vụ án đã xảy ra.

Luật sư bào chữa, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại căn cứ điểm i khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thực hiện quyền “yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan ngay tại phiên tòa khi có thêm các tài liệu, chứng cứ mới do luật sư hình sự tự thu thập được hay do đương sự hoặc người khác cung cấp trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hình sự. Thông thường trước khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa để chuyển sang phần thủ tục tranh tụng tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa xem có ai xuất trình, giao nộp thêm tài liệu, chứng cứ mới không, có yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không.

Đây là thời điểm thích hợp để luật sư hình sự tự mình hoặc thay mặt bị cáo, bị hại xuất trình thêm các tài liệu, chứng cứ mới chuyển cho Thư ký Tòa án để Thư ký chuyển đến Hội đồng xét xử xem xét. Khi tham gia phiên tòa, luật sư cần lưu ý nếu Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quên không hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa xem có ai xuất trình, giao nộp thêm tài liệu, chứng cứ mới không, có yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét hay không thì luật sư cần chủ động đưa ra đề xuất với Hội đồng xét xử, tránh trường hợp luật sư không để ý bị trôi qua phần thủ tục bắt đầu phiên tòa mới nhớ tới việc giao nộp chứng cứ, yêu cầu kiểm tra, xem xét chứng cứ.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Ở giai đoạn tranh tụng, qua quá trình tham gia xét hỏi bị cáo và các đương sự khác khi có căn cứ xác định nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ, kết luận định giá tài sản chưa chính xác hoặc khi phát sinh vấn đề, tình tiết mới tại phiên tòa có thể làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ kết luận giám định, kết luận định giá tài sản trước đó của vụ án, luật sư hình sự vận dụng Điểm k Khoản 1 Điều 73 Bộ luật hình sự năm 2015 thực hiện quyết “Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản”. Căn cứ khoản 4 Điều 316 BLTTDS năm 2015, v quyết định việc giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản khi thấy có đủ căn cứ và xét thấy cần thiết.

Trong suốt quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa, luật sư hình sự cũng cần phải theo dõi quá trình điều hành phiên xét xử của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, theo dõi quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đối chiếu với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành xem có hành vi tố tụng nào vi phạm quy định ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị cáo do mình bào chữa, bị hại dưới 18 tuổi do mình nhận bảo vệ hay không. Nếu phát hiện hành vi vi phạm, sai phạm của người tiến hành tố tụng thì luật sư căn cứ điểm n khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thực hiện quyền “Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người tham gia tố tụng do mình bào chữa, bảo vệ.

Ở phần xét hỏi, luật sư hình sự cần chú ý theo dõi, lắng nghe các câu hỏi của Hội đồng xét xử, của đại diện Viện kiểm sát, của luật sư hình sư khác đối với bị cáo mình đảm nhận bào chữa, bị hại mình đảm nhận bảo vệ quyền lợi. Nếu phát hiệnHội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư khác có câu hỏi trùng với câu hỏi luật sư đã chuẩn bị trong bảng câu hỏi dự kiến thì đánh dấu loại bỏ, không sử dụng câu hỏi trùng lặp đó. Nếu phát hiện người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đặt câu hỏi bài, câu hỏi gây khó hiểu, khó trả lời cho thân chủ của mình thì cần có ý kiến đề nghị người đặt câu hỏi rút gọn câu hỏi dài, giải thích câu hỏi khó hiểu để người tham gia tố tụng dễ hiểu, dễ trả lời.

Khi bị cáo, bị hại trả lời các câu hỏi do người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đặt ra, luật sư hình sự cần quan sát, theo dõi diễn biến tâm lý của họ trong quá trình hỏi đáp, lắng nghe thông tin kết hợp ghi chép tóm tắt vào sổ tay luật sư hình sự nội dung trả lời của họ, đặc biệt lưu ý ghi chép các câu trả lời của bị cáo do mình bào chữa, bị hại dưới 18 tuổi do mình nhận bảo vệ. Nếu phát hiện bị cáo do mình bào chữa, bị hại dưới 18 tuổi do mình nhận bảo vệ trả lời sai câu hỏi nào gây bất lợi, trái định hướng bào chữa, bảo vệ đã thống nhất, luật sư cần có phản ứng can thiệp ngay bằng hình thức đề xuất với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng nhắc lại câu hỏi đó để họ bình tĩnh suy nghĩ trả lời lại cho chính xác, đúng định hướng bào chữa, bảo vệ.

Khi Kiểm sát viên thực hành quyền công tố phát biểu quan điểm giải quyết vụ án và đọc bản luận tội bị cáo, luật sư hình sự cần ghi chép nhanh tóm tắt những nội dung chính, đặc biệt ghi lại chính xác điều luật trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mà Kiểm sát viên viện dẫn áp dụng; mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng đối với bị cáo; mức bồi thường thiệt hại về dân sự đối với bị hại... để luật sư có cơ sở tranh luận, đối đáp với Kiểm sát viên khi cần thiết.

Khi luật sư hình sự thực hiện quyền tranh luận, đối đáp với đại diện Viện kiểm sát, tranh luận, đối đáp với luật sư khác tham gia phiên tòa, luật sư cần chú ý theo dõi, quan sát thái độ, phản ứng tâm lý của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác. Nếu tinh ý quan sát luật sư sẽ cảm nhận được quan điểm đồng tình hay không đồng tình về mỗi luận điểm đưa ra tranh luận thông qua thái độ, cử chỉ, hành vi, nét mặt của người nghe, người đối tụng. Khi kết thúc một lượt ý kiến tranh luận, đối đáp, luật sư cần ghi chép nhanh nội dung chính vào sổ tay để ghi nhớ, không bỏ sót các quan điểm của người đối tượng, sử dụng làm cơ sở tranh luận, đối đáp tiếp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng theo dõi, đề xuất của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự có người dưới 18 tuổi

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36738 sec| 1133.484 kb