Lẩn tránh pháp luật là gì?
1-Khái niệm
Lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế là hiện tượng các đương sự đã bằng hành vi của mình như thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú, hoặc chuyển hóa tài sản...để đạt được mục đích là áp dụng hệ thống pháp luật có lợi nhất cho mình.
Ví dụ: Một người nhận thấy rằng nếu áp dụng quy định của nước A sẽ nhận được nhiều thuận lợi hơn so với nước B, người đó "mong muốn" được áp dụng quy định của nước A và tìm mọi cách để không bị áp dụng quy định của nước B.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest
2-Các trường hợp lẩn tránh pháp luật
[a] Trường hợp thứ nhất
Đây là trường hợp chủ thể thấy rõ nếu quan hệ của họ nảy sinh sẽ phải chịu quy phạm xung đột của nước sở tại, và theo sự dẫn chiếu của quy phạm này thì một hệ thống pháp luật thực định của một nước nhất định sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ, nhưng pháp luật thực định ở nước đó được cho là không có lợi cho họ. Vì vậy, các chủ thể tìm cách để quy phạm xung đột của nước sở tại (đáng ra được áp dụng) không được áp dụng nữa, điều nó cũng có nghĩa là hệ thống pháp luật bất lợi cho họ cũng sẽ không được áp dụng. Thông thường, các chủ thể có thể thay đổi quốc tịch hoặc nơi cư trú để đáp ứng điều kiện có thể áp dụng quy phạm xung đột của nước mà họ có quốc tịch mới hoặc nơi cư trú mới, từ đó sẽ được áp dụng hệ thống luật thực định của nước mà họ cho là có lợi cho mình.
[b] Trường hợp thứ hai
Đây là trường hợp đương sự không "bỏ qua" quy phạm xung đột như trường hợp trên mà vẫn đưa vụ việc ra trước cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại, để rồi cơ quan này sẽ áp dụng các quy phạm xung đột của mình để điều chỉnh quan hệ , tuy nhiên đương sự bằng hành vi của mình đã làm thay đổi phạm vi hoặc uốn sự điều chỉnh của quy phạm xung đột theo xu hướng có lợi cho đương sự.
3-Hậu quả pháp lý của lẩn tránh pháp luật
Theo một số quốc gia thì hành vi lẩn tránh pháp luật không được công nhận, còn tại Việt Nam trước đây có một quy định tại Điều 6 Pháp luật hôn nhân gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993: "Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn" nhưng đến nay quy định này đã hết hiệu lực, vì vậy thực tế hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định nào rõ ràng về hậu quả pháp lí của việc lẩn tránh pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest
4-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Lẩn tránh pháp luật là gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Lẩn tránh pháp luật là gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm