Luật an toàn, vệ sinh lao động

"Một cảm xúc bất biến của người thấp kém là nỗi sợ hãi - nỗi sợ điều chưa biết, điều phức tạp, điều không thể giải thích. Điều anh ta muốn hơn mọi thứ khác là sự an toàn".

Henry Louis Mencken, 1880 - 1956, nhà báo, nhà phê bình văn hóa, học giả người Mỹ 

Luật an toàn, vệ sinh lao động

An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. An toàn vệ sinh lao động là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

Luật an toàn, vệ sinh lao động: là tập hợp các quy định điều chỉnh các mối quan hệ về an toàn, vệ sinh lao động, có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động, quy định các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động trong môi trường làm việc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại... nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Liên hệ

VỀ LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LĐ

Khái lược về luật
Khái lược về luật
Là tập hợp các quy định điều chỉnh các mối quan hệ về an toàn, vệ sinh lao động, có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động.
Các chế định của luật
Các chế định của luật
Các quy định các điều  kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động trong môi trường làm việc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh
Luật an toàn, vệ sinh lao động với là người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhà nước thống nhất quản lý
Nhà nước thống nhất quản lý
Nhà nước thống nhất quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động, đảm bảo có đủ quyền năng và sức mạnh cưỡng chế với bộ máy từ Trung ương đến cơ sở.
Là nghĩa vụ bắt buộc
Là nghĩa vụ bắt buộc
Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động, là điều kiện quan trọng để nâng cao tính khả thi của pháp luật.
Sự tham gia của công đoàn
Sự tham gia của công đoàn
Công đoàn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, bảo vệ quyền được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động.

I- KHÁI LƯỢC VỀ LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Luật an toàn, vệ sinh lao động: là tập hợp các quy định điều chỉnh các mối quan hệ về an toàn, vệ sinh lao động, có tính chất bắt buộc chung đối với các đơn vị sử dụng lao động, quy định các điều  kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động trong môi trường làm việc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường làm việc nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Các đặc trưng của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động:

(i) Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính bắt buộc cao:

Có thể thấy, phần lớn các văn bản pháp luật trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động đều chứa đựng các quy định “cứng”, không thể thỏa thuận giữa các chủ thể khi tham gia, ví dụ như các quy định về điều kiện làm việc, trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân, việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động,..

(ii) Các quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính xã hội rộng rãi:

Việc thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đòi hỏi sự tham gia rộng rãi của tất cả các chủ thể, bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động và các chủ thể khác (như các tổ chức xã hội và các đoàn thể quần chúng có liên quan). Việc thực hiện đúng, đủ các quy định, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động cũng chính là hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của mọi chủ thể tham gia quan hệ lao động.

(iii) Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động: 

Lao động an toàn là yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình sản xuất. Khi tiến hành hoạt động sản xuất, người lao động vừa tác động tới môi trường xung quanh vừa chịu các tác động ngược trở lại của môi trường nơi học lao động. An toàn lao động, vệ sinh lao động là chính sách kinh tế- xã hội lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe người lao động. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp thì vấn đề đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động càng trở nên quan trọng.

- Đối tượng điều chỉnh của Luật an toàn, vệ sinh lao động

Do công tác an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến tất cả những tổ chức, cá nhân có hoạt động lao động, sản xuất. Vì vậy, đối tượng điều chỉnh của Luật an toàn, vệ sinh lao động là người lao động đang có việc làm bao gồm cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật lao động, cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động (như tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; quan trắc môi trường lao động...).

Xem thêm: Các vấn đề cơ bản về tranh chấp xử lý kỷ luật lao động

II- NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bao gồm nguyên tắc cơ bản sau:

Thứ nhất, Nhà nước thống nhất quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, an toàn, vệ sinh lao động đang đặt ra nhiều vấn đề ngày càng bức xúc, đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất của Nhà nước- tổ chức có đủ quyền năng và sức mạnh cưỡng chế với bộ máy từ Trung ương đến cơ sở đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản lý về an toàn, vệ sinh lao động. Sự quản lý của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ mang tính thống nhất mà còn mang tính chất tập trung dân chủ. Đây là trách nhiệm của các ngành chức năng và là nghĩa vụ của những chủ thể tham gia quan hệ lao động. 

Thứ hai, thực hiện an toàn, vệ sinh lao động là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong quan hệ lao động.

An toàn, vệ sinh lao động là hoạt động mang tính xã hội. Thiếu sự tham gia của cá nhân, đơn vi ̣và tổ chức, công tác bảo hộ lao động không thể triển khai trong thực tế. Đặc biệt, sựtham gia của các bên trong quan hệ lao động là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hộ lao động. Vì vậy, nguyên tắc đảm bảo nghĩa vụ bắt buộc của các bên trong việc thực hiện bảo hộ lao động là điều kiện quan trọng để nâng cao tính khả thi của pháp luật.

Thứ ba, đảm bảo sự tham gia của tổ chức Công Đoàn trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Công đoàn là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Với quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động, Công đoàn là tổ chức có nhiều khả năng nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung, quyền được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động của người lao động nói riêng. Vì vậy, việc đề cao và đảm bảo quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động mang tính tất yếu khách quan.

Thứ tư, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động trong các Công ước có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn rất nhiều Công ước quốc tế và khu vực; trong đó có nhiều Công ước liên quan đến việc đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động. Khi xây dựng khung pháp lý và chính sách về an toàn, vệ sinh lao động, Việt Nam tôn trọng và thể hiện trong pháp luật của mình đối với các Công ước mà Việt Nam đã phê chuẩn. Với các Công ước liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động khác của ILO, Việt Nam luôn coi là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Xem thêm: Xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong doanh nghiệp

III- NGUỒN CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

- Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015,

- Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc,

- Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,

- Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam,

- Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

- Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động,

- Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động,

- Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động,

- Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có hiệu lực vào ngày 05 tháng 10 năm 2020,

- Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH về Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành,

- Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành,

- Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành,

- Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành,

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2019/BYT về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc,

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BYT về Bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc,

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.

Xem thêm: Tranh chấp về xử lý vi phạm lao động - những vấn đề cơ bản

III- CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

(i) Các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động: quy định chi tiết về công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nội quy, quy trình và các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

(ii) Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

(iii) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động: việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động đối với các nhóm đối tượng lao động đặc thù, bao gồm: phụ nữ; người chưa thành niên; người khuyết tật; người cao tuổi; người lao động thuê lại; người lao động ở nơi thuộc nhiều người sử dụng lao động cùng làm việc; người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; lao động là người giúp việc gia đình; người lao động nhận công việc về làm tại nhà; học sinh, sinh viên, người học nghề, tập nghề, thử việc và bộ máy tổ chức và những nội dung cơ bản thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, thi đua, khen thưởng, thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động.

(iv) Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động: quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Luật an toàn, vệ sinh lao động

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.52241 sec| 1147.828 kb