Tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động: các vấn đề cơ bản

"Để giải quyết bất kỳ rắc rối nào, có ba câu hỏi bạn có thể tự hỏi: Đầu tiên, tôi có thể làm gì? Thứ hai, tôi có thể đọc gì? Và thứ ba, tôi có thể hỏi ai".

Emanuel James Rohn, 1930 - 2009, doanh nhân, tác giả và diễn giả truyền cảm hứng người Mỹ

Tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động: các vấn đề cơ bản

Tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật về xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động được nhận diện thông qua các dấu hiệu về chủ thể, khách thể, nội dung của quan hệ pháp luật tranh chấp và nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp của nguyên đơn.

Nhận diện đúng quan hệ pháp luật tranh chấp giúp Luật sư áp dụng chính xác pháp luật tố tụng, pháp luật về nội dung để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Liên hệ

I- NHẬN DIỆN QUAN HỆ PHÁP LUẬT TRANH CHẤP

Tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động được hiểu là tranh chấp giữa người lao động (người bị xử lý kỷ luật) và người sử dụng lao động (người đã xử lý kỷ luật người lao động) về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật về xử lý vi phạm kỳ luật lao động.

Nhận diện đúng quan hệ pháp luật tranh chấp không chỉ giúp Luật sư áp dụng chính xác pháp luật tố tụng, mà còn giúp áp dụng chính xác pháp luật về nội dung để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho khách hàng của mình. Quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động có thể được nhận diện thông qua các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động bao gồm người lao động và người sử dụng lao động.

Người lao động là chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp lao động về xử lý vi phạm kỷ luật lao động là người đã bị xử lý kỷ luật lao động. Vì cho rằng mình bị xử lý kỷ luật lao động trái pháp luật nên đã yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp.

Người sử dụng lao động là chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động là tổ chức, cá nhân (sử dụng người lao động nói trên) đã ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động nói trên. Trong loại tranh chấp này, người sử dụng lao động là người bị kiện.

Thứ hai, về khách thể của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Theo cách hiểu thông thường, khách thế của quan hệ pháp luật là lợi ích chung mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó cùng hướng tới. Theo tinh thần này, khách thể của quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động chính là quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động.   

Quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động có thể coi là một loại đặc quyền của người sử dụng lao động trong quan hệ pháp luật lao động. Sử dụng quyền này trên thực tế chính là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì, củng cố, tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động. Tuy nhiên, khi người sử dụng lao động sử dụng quyền này ở góc độ và mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của bản thân và gia đình người lao động bị xử lý kỷ luật, nhất là trong trường hợp người sử dụng lao động không tuân thủ pháp luật hoặc không chấp hành đúng pháp luật khi sử dụng quyền này (ra quyết định kỷ luật trái pháp luật). Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tranh chấp giữa hai bên.      

Thứ ba, về nội dung của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng hợp quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đó. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động (đề cập ở dấu hiệu Thứ nhất) tạo thành nội dung của quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Trong quan hệ pháp luật này, người lao động có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động đối với mình là trái pháp luật, khôi phục lại mọi quyền lợi và đền bù tổn thất cho mình do quyết định trái pháp luật đó gây ra. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân không chấp nhận các yêu cầu của người lao động, có quyền phản tố trước yêu cầu của người lao động. Cả hai bên có các nghĩa vụ được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự  và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thứ tư, về nội dung yêu cầu giải quyêt tranh chấp của nguyên đơn.

Nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp của nguyên đơn cũng là niột trong những yếu tố quan trọng trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Đối với vụ tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động, nguyên đơn - người lao động, có yêu cầu Tòa án tuyên bố quyết định xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động đối với mình là trái pháp luật, từ đó yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề khác có liên quan đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Trong những trường hợp khác, dù yêu cầu của người lao động liên quan đến việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động nhưng sẽ làm thay đồi bản chất của quan hệ pháp luật tranh chấp.

Chẳng hạn, người lao động bị người sử dụng lao động xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời hạn nâng lương trong thời gian 6 tháng. Người lao động cho rằng mình bị xử lý kỷ luật trái pháp luật nên đã yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo thủ tục luật định. Các yêu cầu cụ thể của người lao động là: (1) Hủy quyết định kỷ luật trái pháp luật của người sử dụng lao động đối với mình; (2) Người sử dụng lao động phải thực hiện việc nâng lương cho mình theo đúng quy định của đơn vị và thỏa thuận trong họp đồng lao động; (3) Người sử dụng lao động phải bồi thường danh dự, nhân phẩm cho người lao động. Trong trường họp này, quan hệ pháp luật tranh chấp được xác định là quan hệ pháp luật tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Ở trường họp khác, người lao động bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động bằng hình thức kéo dài thời hạn năng lương 6 tháng. Người lao động không tranh chấp về việc này. Tuy nhiên sau đó, do việc nhầm lẫn của Phòng Nhân sự trong việc xác định thời điểm nâng lương mới của người lao động, người lao động không được nâng lương theo đúng thời hạn mà lẽ ra được nâng lương nên đã yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động để được năng lương đúng thời hạn. Mặc dù có liên quan đến việc xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, nhưng yêu cầu giải quyết tranh chấp của người lao động trong trường hợp này không phải là yêu cầu nhằm giải quyết trực tiếp việc xử lý  vi phạm kỷ luật lao động đối với mình, mà về bản chất, đây là yêu cầu giải quyêt tranh chấp về vấn đề nâng lương cho người lao động.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

II- CÁC DẠNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG PHỔ BIẾN

Trên thực tế, người yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động bao giờ cũng là người lao động. Điều này có nghĩa người lao động là nguyên đơn và người sử dụng lao động là bị đơn trong quá trình Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Tâm điểm của tranh chấp bao giờ cũng xoay quanh vấn đề người lao động cho rằng mình bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động trái pháp luật, vì vậy người lao động đã đề nghị Tòa án nhân dân tuyên quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với mình là trái pháp luật (hoặc yêu cầu hủy quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người sử dụng lao động), khôi phục lại mọi quyền lợi cho mình, bao gồm cả việc yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 84 Bộ luật Lao động năm 1994 (đã được sửa đồi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007), có các hình thức kỷ luật lao động: khiển trách; chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc kéo dài thời hạn nâng lương trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức; sa thải.

Từ ngày 01/5/2013, theo Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức kỷ luật chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng. Tất cả các hình thức kỷ luật này đều đã được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động và đều đã xảy ra bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế, những tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động mà người lao động khởi kiện ra Tòa án nhân dân nếu có thì hầu hết là tranh chấp về hình thức kỷ luật theo hình thức sa thải và nó đã trở thành loại tranh chấp phổ biến trong các loại tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động tính đến thời điểm hiện nay.

Xem thêm: Xử lý vi phạm kỷ luạt lao động trong doanh nghiệp

III- NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NỘI DUNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

Áp dụng pháp luật nội dung là vấn đề đặc biệt quan trọng để giải quyết nội dung tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Luật sư cần lưu ý các vấn đề mang tính nguyên tắc theo quy định chung tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Bên cạnh đó, cần lưu ý các điều khoản về áp dụng pháp luật, điều khoản chuyển tiếp (nếu có) trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nội dung vụ tranh chấp. Riêng đối với các tranh chấp lao động về xử lý vi phạm kỷ luật lao động, cần đặc biệt lưu ý các vấn đề mang tính nguyên tắc sau đây trong việc áp dụng pháp luật nội dung:

Thứ nhất, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm kỷ luật lao động để giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng quy định đó nhưng phải tuân thủ nguyên tắc có lợi cho người lao động (là đương sự trong vụ xử lý vi phạm kỷ luật lao động).

Thực hiện nguyên tắc này giúp Luật sư và các chủ thể có liên quan trong hoạt động tố tụng xác định được chính xác nguồn pháp luật nội dung để giải quyết nội dung vụ tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong trường họp tại thời điểm giải quyết tranh chấp pháp luật nội dung đã có sự thay đổi so với thời điểm xảy ra vi phạm kỷ luật.

Ví dụ thứ nhất: Ngày 15/01/2013, người lao động bị lập biên bán về hành vi đánh bạc tại nơi làm việc. Tháng 6/2013, người sử dụng lao động mới hoàn tất các thủ tục để ra quyết định kỷ luật người lao động. Kết quả: người sử dụng lao động đã căn cứ vào khoán l Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013) để sa thải người lao động. Người lao động đã khởi kiện ra Tòa án nhân dân vêu cầu giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. 

Khi tham gia giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong ví dụ trên, dù là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hay người sử dụng lao động đều phải nhận thức rằng: mặc dù Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định một trong những trường hợp áp dụng hình thức kỳ luật sa thải là người lao động có hành vi đánh bạc trong phạm vi nơi làm việc (khoản 1 Điều 126), nhưng quy định này không thể được sử dụng là căn cứ pháp lý để xử lý kỳ luật lao động đối với người lao động trong ví dụ 1. Bởi vì, vào thời điểm xảy ra hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động (ngày 15/01/2013), Bộ luật Lao động năm 2012 chưa có hiệu lực thi hành (Bộ luật Lao động nàm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013). Trong khi đó, vào thời điểm người lao động có hành vi vi phạm nêu trên, khoản 1 Điều 85 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) không có quy định người lao động có hành vi đánh bạc trong phạm vi nơi làm việc là một trong các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật sa thải như Bộ luật Lao động năm 2012. Đây cũng là mấu chốt để Tòa án nhân dân nhận định và quyết định về tính hợp pháp của quyết định sa thải đối với người lao động khi giải quyết vụ tranh chấp này.

Một khía cạnh khác Luật sư cũng cần lưu ý khi áp dụng nguyên tắc này là những quy định trong nội quy lao động của người sử dụng lao động về việc áp dụng các hình thức kỷ luật lao động. Trên thực tế, có trường hợp khi người lao động vi phạm kỷ luật, nếu căn cứ vào nội quy lao động tại thời điểm xảy ra vi phạm, người lao động có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao hơn, nhưng khi người sử dụng lao động tiến hành các thủ tục xử lý kỷ luật người lao động đó thì doanh nghiệp đã có nội quy lao động mới và có quy định hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật mà người lao động đã mắc phải ở mức độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, người sử dụng lao động đã căn cứ vào nội quy lao động cũ để xử lý người lao động nặng hơn so với quy định trong nội quy lao động mới và người lao động đã yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về vấn đề này. Theo nguyên tắc có lợi cho đương sự, quy định trong nội quy lao động mới sẽ được áp dụng để xem xet tính hợp pháp của quyết định kỷ luật đối với người lao động.

Thứ hai, ưu tiên áp dụng văn bản pháp luật “chuyên ngành" trong việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Thông thường, Bộ luật Lao động và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về kỷ luật lao động được sử dụng là nguồn luật nội dung để giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Tuy nhiên, ở một số ngành nghề, do tính chất đặc thù của nó mà cơ quan quản lý ngành có thể ban hành văn bản quy định riêng về việc xử lý vi phạm kỷ luật đối với người lao động. Những văn bản pháp luật loại này được coi là pháp luật “chuyên ngành” (so với quy định chung của Bộ luật Lao động và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành chung về kỷ luật lao động) sẽ được ưu tiên áp dụng, trừ trường hợp văn bản pháp luật “chuyên ngành” đó bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố là vi hiến hoặc trái với Bộ luật Lao động. Luật sư cần đặc biệt lưu ý vấn đề này khi tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng.

Chẳng hạn, ngày 25/11/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đà ban hành Thông tư số 46/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không. Đây có thể coi là văn bản pháp luật “chuyên ngành” của ngành Giao thông vận tải trong việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Theo đó, nhừng người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ kỷ luật lao động đặc thù bao gồm: Thành viên tổ lái; Giáo viên huấn luyện bay; Tiếp viên hàng không; Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay; Nhân viên không lưu; Nhân viên thông báo tin tức hàng không; Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; Nhân viên khí tượng hàng không; Nhân viên điều độ, khai thác bay; Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng; Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không; Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế cùa cảng hàng không, sân bay; Nhân viên an ninh hàng không; Nhân viên khai thác mặt đât phục vụ chuyến bay. Như vậy, ngoài những quy định chung của Bộ luật Lao động và các vàn bản quy định chi tiết, hướng dân thi hành, khi áp dụng luật nội dung để giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm ký luật lao động đối với những người lao động có chức danh công việc nêu trên, Luật sư còn phải căn cứ vào văn bản pháp luật “chuyên ngành” này thì mới đủ cơ sở để giải quyết.

Thứ ba, nội quy lao động hợp pháp của người sử dụng lao động, hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để đánh giá tính hợp pháp của quyết định kỷ luật lao động.

Xét về vị trí và vai trò của nội quy lao động thì nội quy lao động được coi như “luật” của doanh nghiệp, về phương diện pháp lý, pháp luật lao động Việt Nam quy định theo tinh thần: nội quy lao động hợp pháp là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng của quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Theo quy định tại Điều 119, Điều 128 và một số điều khoản có liên quan của Bộ luật Lao động năm 2012, có 1 nội quy lao động hợp pháp được coi là một trong những điều kiện bắt buộc khi xử lý kỷ luật lao động, trừ trường họp đơn vị sứ dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động. Theo các điều luật trên, nếu không có nội quy lao động hợp pháp hoặc tuy có nội dung lao động hợp pháp nhưng trong nội quy lao động không quy định hành vi vi phạm kỷ luật mà người lao động mắc phải trên thực tế thì người sử dụng lao động đều không được phép xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, quy định này đã được thay đổi bởi Điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019.

Theo quy định tại khoản 3 Điều này thì có nội quy lao động hợp pháp và hành vi vi phạm của người lao động đã được quy định trong nội quy lao động hợp pháp chỉ được coi là điều kiện bắt buộc khi xử lý kỷ luật người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không viện dẫn được họp đồng lao động hoặc văn bản pháp luật về lao động để xử lý kỷ luật người lao động. Song điều đáng lưu tâm ở đây là ngoại trừ hình thức kỷ luật sa thải, còn đối với các hình thức kỳ luật khác, dường như Bộ luật Lao động và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đều không quy định cụ thể về các trường hợp áp dụng, mà trao quyền chủ động cho người sử dụng lao động. Đến lượt mình, các đơn vị sử dụng lao động thường không đưa các nội dung cụ thể về xử lý kỷ luật lao động vào hợp đồng lao động, vì nội dung này thể hiện quyền uy đơn phương của người sử dụng lao động, không phù hợp với hợp đồng lao động vốn là kết quả của sự thỏa thuận giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động. Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của nội quy lao động trong việc xử lý kỷ luật lao động.

Trong nội quy lao động, người sử dụng lao động thường dành một chương để quy định về xử lý vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động quy định theo phương pháp liệt kê các hành vi vi phạm kỷ luật lao động có thể xảy ra trong đơn vị mình và chúng sẽ được sử dụng làm căn cứ quan trọng đế xử lý đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động.

Thứ tư, khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động.

Khuyến khích những thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật vừa là chính sách, vừa là nguyên tắc có tính chất bao trùm, xuyên suốt trong hệ thống pháp luật lao động, được ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bố sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007), khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động năm 2012 và khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, nếu người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật (trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động...) thì phải áp dụng thỏa thuận có lợi đó để giải quyết tranh chấp về xử lý vi phạm ký luật lao động.

Chẳng hạn, trong hợp đồng lao động của người lao động với người sử dụng lao động có thỏa thuận người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của người sử dụng lao động có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Đây được coi là một thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định cùa pháp luật, cần được áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động về xứ lý vi phạm kỷ luật lao động. Bởi vì, theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động có hành vi trộm cắp tài sản cùa người sử dụng lao động mà không cần căn cứ vào giá trị của tài sản bị trộm căp. Khi áp dụng nguyên tắc này, nếu người lao động có hành vi trộm cắp tài sản của người sử dụng lao động có giá trị dưới 10 triệu đồng thì người sử dụng lao động không có quyền sa thải, mà chỉ có thể dùng một trong các hình thức kỷ luật khác để xử lý người lao động vi phạm theo quy định trong nội quy lao động hợp pháp của đơn vị hoặc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp - Học viện Tư Pháp và một số nguồn khác. 
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động: các vấn đề cơ bản

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
4.08379 sec| 1159.672 kb