Xử lý kỷ luật người lao động

"Tài lãnh đạo dựa trên sự truyền cảm hứng, không phải sự chi phối. Và dựa trên sự hợp tác, không phải sự dọa dẫm".

- William Arthur Ward, diễn giả truyền động lực, Mỹ

Xử lý kỷ luật người lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: (a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; (b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên; (c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật; (d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Liên hệ

Theo quy định tại Điều 118 Bộ luật lao động năm 2012 thì “kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh trong nội quy lao động”. Từ quy định trên, có thể hiểu nội dung cơ bản của kỷ luật lao động là những nghĩa vụ mà người lao động phải chấp hành, được quy định trong nội quy lao động của doanh nghiệp. 

Bộ luật lao động năm 2019 đưa ra khái niệm kỷ luật lao động rộng hơn quy định của Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó, "kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định" (Điều 117). 

Kỷ luật lao động có ý nghĩa rất lớn đối với các bên của quan hệ lao động. Đối với người sử dụng lao động, kỷ luật lao động là một trong các biện pháp pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý của mình trong doanh nghiệp và là cơ sở để tổ chức lao động có hiệu quả. Đối với người lao động, việc tuân thủ kỷ luật lao động chính là để họ góp phần hoàn thành nghĩa vụ lao động. Ngoài ra, việc chấp hành các yêu cầu về thời gian lao động, quy trình công nghệ... là điều kiện đảm bảo cho quá trình tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, từ đó thu nhập của người lao động cũng được tăng lên. Việc tuân thủ kỷ luật lao động còn giúp người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản cũng như bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động. 

Trong quá trình quản lý lao động, người sử dụng lao động có quyền áp dụng trách nhiệm kỷ luật đối với người lao động khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Tuy nhiên, khi xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Neu quyết định xử lý kỷ luật người lao động không đúng pháp luật, người lao động khiếu nại đến chủ thể có thẩm quyền hoặc khởi kiện vụ tranh chấp đen Toà án thì người sử dụng lao động sẽ phải hủy  bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đen người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kết luận khác với nội dung quyết định xử lý kỷ luật/khi Tòa án nhân dân tuyên quyết định kỷ luật là trái pháp luật. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải khôi phục quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm do quyết định xử lý kỷ luật lao động không đúng pháp luật. Trường hợp kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật, người sử dụng lao động còn phải thực hiện các nghĩa vụ như trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (trừ nghĩa vụ trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước). 

Vì vậy, khi tư vấn cho doanh nghiệp xử lý kỷ luật người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động trước ngày 01/01/2021, Luật sư cần lưu ý: một quyết định kỷ luật người lao động được xác định là hợp pháp khi đảm đảm các yêu cầu sau:

Thứ nhất, quyết định kỷ luật phải có căn cứ. Người lao động phải có hành vi vi phạm kỷ luật lao động (được quy định trong nội quy lao động). Hình thức xử lý kỷ luật mà người sử dụng lao động áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật lao động và nội quy lao động hợp pháp của doanh nghiệp. 

Thứ hai, quyết định kỷ luật phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Cụ thể, người sử dụng lao động phải ban hành quyết định kỷ luật trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động; trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm đối với các hành vi vi phạm kỷ luật khác. Trường hợp người lao động đang trong thời gian người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật thì thời hiệu được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật lao động năm 2012.

Thứ ba, người sử dụng lao động phải tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật và không vi phạm quy định cấm khi xử lý kỷ luật người lao động. Cụ thể là, người sử dụng lao động không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động; khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất; người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012, Điều 29 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, Điều 11 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH; người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

• Trước khi ban hành quyết định kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động phải tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật để chứng minh lỗi, hành vi vi phạm của người lao động cũng như để người lao động thực hiện quyền tự bảo vệ cho mình/nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình. Trình tự, thủ tục họp kỷ luật người lao động được quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012, Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 148/2018/NĐ-CP), Điều 12 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

• Người sử dụng lao động không vi phạm quy định cấm khi xử lý kỷ luật người lao động. Cụ thể: không được xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động; không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động .

Thứ tư, người ký quyết định kỷ luật lao động phải là người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cụ thể."người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối vớI người lao động".

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật cho doanh nghiêp - Học viện tư pháp)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Xử lý kỷ luật người lao động

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.79906 sec| 1093.531 kb