Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Bạn sẽ hối tiếc rất nhiều điều trong đời, nhưng bạn sẽ không bao giờ hối tiếc vì đã quá tốt hay quá công bằng".
Brian Tracy, diễn giả người Mỹ gốc Canada về chủ đề phát triển bản thân, đồng thời tác giả của hơn 80 đầu sách
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ghi nhận: Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.
Luật sư tử tế thường sẽ là luật sư giỏi, không chỉ có đạo đức nghề nghiệp cao, có tấm lòng nhân hậu, mà còn phải có kiến thức pháp luật sâu rộng, có kỹ năng nghề tốt. Luật sư tử tế sẽ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của họ một cách tốt nhất.
Luật sư tử tế do đó giống như hình mẫu ‘Quân tử’, có nhưng phẩm chất: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Luật sư trước khi làm những việc lớn lao, phải làm cho bản thân mình hoàn thiện. Quá trình tu dưỡng phải liên tục để đạt tới mục tiêu cuối cùng - góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trong hành nghề luật, luật sư gặp rất nhiều tình huống xung đột: nếu chỉ tử tế mà không giỏi, có thể luật sư không thế bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng. Cũng có những trường hợp, luật sư bảo vệ được quyền lợi của khách hàng những vướng những vấn đề về đạo đức.
Câu hỏi: "Luật sư tử tế có nhất thiết phải là luật sư giỏi không?". Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ cần phân tích kỹ hơn về các khái niệm 'sự tử tế', 'sống tử tế', 'người tử tế', 'luật sư tử tế'.
Nguồn gốc của từ Tử tế là từ Hán Việt. Tử tế viết theo tiếng Hán là: 仔細. Trong đó, "Tử"(仔) là gánh vác, kĩ lưỡng; "Tế" (細) có nghĩa là mịn, mỏng, mảnh mai. Tử tế dịch thuần ra là: kỹ lưỡng, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhặt.
Sự tử tế là một phẩm chất cao quý của con người, thể hiện qua những hành động, lời nói, suy nghĩ hướng thiện, mang lại niềm vui và sự ấm áp cho người khác. Đó là sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, đồng cảm và tôn trọng đối với mọi người, bất kể hoàn cảnh, xuất thân hay khác biệt.
Sống tử tế là sống một cuộc đời có ý nghĩa, mang lại giá trị cho bản thân và cộng đồng. Đó là việc luôn đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và chia sẻ, sống chân thành, thật thà và luôn hướng đến những điều tốt đẹp.
Người tử tế là những người có tấm lòng nhân hậu, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, sống theo những chuẩn mực đạo đức cao đẹp. Họ là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Vậy là để là một Luật sư tử tế, điều kiện cần phải là một người tử tế, với những phẩm chất: nhân hậu, đồng cảm, tôn trọng, trung thực, kiên nhẫn, có trách nhiệm... Một luật sư tử tế là người đặt đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu, luôn quan tâm đến lợi ích của khách hàng, hành động công bằng, trung thực và nhân văn.
Bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, luật sư tử tế còn quan tâm đến việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, công bằng và nhân văn. Luật sư tử tế thường có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề, không chỉ tập trung vào vụ án mà còn quan tâm đến tác động của vụ án đến các bên liên quan và xã hội.
Luật sư giỏi thì phải có kiến thức chuyên môn, khả năng phân tích, kỹ năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề... Nghĩa là một luật sư giỏi phải người có kiến thức pháp luật sâu rộng, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, kỹ năng tư vấn và tranh tụng xuất sắc.
Mục tiêu chính của luật sư giỏi là giành chiến thắng trong các vụ kiện, bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng. Do đó, luật sư giỏi thường có định hướng rất rõ ràng về mục tiêu và kết quả cuối cùng của vụ án.
Vậy, khái niệm luật sư tử tế có nhất thiết trùng với khái niệm luật sư giỏi không. Và trong nhiều trường hợp, khách hàng có xu hướng tìm luật sư giỏi nhiều hơn là luật sư tử tế.
Một câu trả lời chung nhất: để trở thành một luật sư thực sự hiệu quả và được khách hàng tin tưởng, thì việc kết hợp cả sự tử tế và sự giỏi là điều cần thiết. luật sư tử tế và luật sư giỏi không phải là hai khái niệm đối lập. Một luật sư có thể vừa tử tế vừa giỏi. Thực tế, một luật sư giỏi thực sự sẽ luôn đặt đạo đức lên hàng đầu và làm việc vì lợi ích tốt đẹp của khách hàng.
Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ghi nhận: tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư giỏi và luật sư tử tế là hai khía cạnh cần thiết để tạo nên một luật sư hoàn hảo. Vậy thì theo nghĩa rộng, luật sư tử tế chính là luật sư hoàn hảo - vừa chuyên nghiệp, vừa tốt (vừa giỏi, vừa tử tế).
Xem thêm: Kết nối - một giá trị cốt lõi của Công ty Luật TNHH Everest,
Có một câu nói rất ý nghĩa: "Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư" (If you think that you can't become a kind lawyer, please choose to be a kind person, don't be a lawyer). Câu nói này được nhiều người cho là của Luật sư Abraham Lincoln, người sau đó trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ (từ năm 1861 đến năm 1865). Tuy nhiên, tôi tìm hiểu thì không thấy bằng chứng chắc chắn nào như thư từ, bài phát biểu hay nhật ký của Abraham Lincoln ghi nhận câu nói này.
Dù nguồn gốc chưa được xác minh, câu nói này vẫn mang một thông điệp rất ý nghĩa về đạo đức nghề nghiệp của một luật sư. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tử tế, lòng nhân ái trong việc hành nghề luật. Một luật sư không chỉ giỏi về pháp luật mà còn phải là một người tốt.
Việc tìm được một luật sư vừa giỏi vừa tử tế, khách hàng sẽ giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nhưng không thể phủ định rằng, thực tế luật sư tử tế và luật sư giỏi không phải bao giờ cũng là khái niệm đồng nhất. Và nếu luật sư vừa giỏi vừa tử tế thì đó là luật sư hoàn hảo như phân tích ở trên.
Đồng thời trên thực tế chắc chắn vẫn có những luật sư giỏi về chuyên môn nhưng lại thiếu đạo đức sẽ không được khách hàng tin tưởng. Ngược lại, có những luật sư tử tế nhưng lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm sẽ không thể bảo vệ tốt quyền lợi cho khách hàng.
Vậy thì câu hỏi: "Nếu phải lựa chọn giữa luật sư tử tế và luật sư giỏi, nên chọn luật sư nào?". Câu trả lời phù hợp được lựa chọn sẽ là: "Chọn luật sư tử tế".
Xây dựng lòng tin: Khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và tin tưởng khi làm việc với một luật sư tử tế.
Giải quyết vấn đề hiệu quả: Một luật sư tử tế sẽ luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm ra giải pháp tốt nhất.
Phát triển nghề nghiệp: Một luật sư tử tế sẽ được khách hàng giới thiệu và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp.
Tạm kết: việc lựa chọn một luật sư không chỉ đơn thuần là lựa chọn một người có kiến thức pháp luật mà còn là lựa chọn một người bạn đồng hành đáng tin cậy. Một luật sư tử tế và giỏi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề pháp lý một cách hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Xem thêm: Tin tưởng - một giá trị cốt lõi của Công ty Luật TNHH Everest
Một luật sư tử tế là người không chỉ sở hữu kiến thức pháp luật sâu rộng và kỹ năng tranh tụng sắc bén, mà còn phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất đạo đức cao quý. Họ là những người bảo vệ công lý, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đồng thời tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Tâm huyết với nghề: Luật sư tử tế có niềm đam mê với công lý và sự thật, luôn sẵn sàng cống hiến hết mình để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng.
Kiến thức chuyên môn sâu rộng: Họ không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức pháp luật để có thể đưa ra những lời khuyên chính xác và hiệu quả nhất cho khách hàng.
Kỹ năng giao tiếp tốt: Luật sư tử tế cần có khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục để giúp khách hàng hiểu rõ vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn.
Đạo đức nghề nghiệp cao: Họ luôn trung thực, khách quan và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Lòng nhân ái: Luật sư tử tế có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm đến hoàn cảnh và khó khăn của khách hàng.
Khả năng giải quyết vấn đề: Họ có khả năng phân tích tình hình, đưa ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả để giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp.
Luật sư tử tế có những đặc điểm rất gần nội hàm 05 đức tính của ‘Quân tử’ (Người có đức hạnh cao quý) trong Học thuyết Nho giáo, là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Nhân: Một luật sư tử tế phải có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm đến hoàn cảnh và khó khăn của khách hàng. Họ đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ vấn đề và tìm ra giải pháp tốt nhất.
Nghĩa: Luật sư phải có nghĩa khí, luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi họ gặp khó khăn. Họ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình với khách hàng và với xã hội.
Lễ: Luật sư phải tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, luôn hành động một cách lịch sự và tôn trọng. Họ phải biết giữ gìn hình ảnh của mình và của nghề luật sư.
Trí: Luật sư phải có kiến thức sâu rộng về pháp luật để có thể tư vấn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng một cách hiệu quả.
Tín: Luật sư phải luôn giữ chữ tín, nói thật và làm đúng những gì đã hứa với khách hàng.
Đây là một câu nói nổi tiếng của Khổng Tử, thể hiện quan điểm về quá trình tu dưỡng bản thân và đóng góp cho xã hội của người Nho. Câu nói này thể hiện một quá trình tu dưỡng toàn diện của con người, từ việc tìm hiểu về thế giới bên ngoài đến việc hoàn thiện bản thân và đóng góp cho xã hội. Để có thể làm được những việc lớn lao như trị quốc, bình thiên hạ thì trước hết con người phải tu dưỡng bản thân thật tốt:
Tu thân là gốc: Muốn làm được những việc lớn lao, trước hết phải làm cho bản thân mình hoàn thiện.
Quá trình tu dưỡng là liên tục: Mỗi giai đoạn đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và đều là tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.
Mục tiêu cuối cùng: Là xây dựng một xã hội tốt đẹp, nơi mọi người đều được sống hạnh phúc.
Câu nói nổi tiếng của Khổng Tử này không chỉ là một kim chỉ nam cho việc tu dưỡng bản thân mà còn có những liên hệ sâu sắc đến đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là đối với những người làm nghề luật:
Cách vật, trí tri: Một luật sư cần phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu sâu sắc về pháp luật, xã hội và con người. Điều này giúp họ có một cái nhìn toàn diện về vấn đề và đưa ra những lời khuyên chính xác cho khách hàng.
Thành ý, chính tâm: Một luật sư tử tế phải có tấm lòng trong sáng, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, không vì lợi nhuận cá nhân mà làm những việc trái với lương tâm.
Tu thân: Việc tu dưỡng bản thân giúp luật sư có đạo đức nghề nghiệp cao, luôn hành động một cách công bằng, chính trực.
Tề gia: Một luật sư có gia đình hạnh phúc sẽ có một tâm lý ổn định, từ đó có thể tập trung vào công việc tốt hơn.
Trị quốc, bình thiên hạ: Mặc dù luật sư không trực tiếp cai trị đất nước, nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu: Luật sư cần luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu khó khăn và mong muốn của họ.
Hành động công bằng, chính trực: Luật sư phải tuân thủ pháp luật, không bao che cho hành vi sai trái.
Bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế: Luật sư có trách nhiệm giúp đỡ những người không có khả năng bảo vệ quyền lợi của mình.
Cống hiến cho cộng đồng: Luật sư có thể tham gia vào các hoạt động từ thiện, tư vấn pháp luật miễn phí để góp phần xây dựng xã hội.
[1] Bạn (luật sư) là một người chính trực, thế nhưng bạn bị hạn chế nguồn lực, đặc biệt tài chính.Mặc dù rất muốn giúp đỡ, bạn vẫn từ chối một số khách hàng mà khả năng tài chính không tốt. Bởi nếu tiếp nhận vụ việc, bạn không thể tương tác, hỗ trợ tốt cho cộng sự, không giữ được cam kết với đối tác, nhà cung cấp. Trường hợp này, bạn có cảm thấy áy náy không.
[2] Khi cung cấp dịch vụ, nhận thấy khách hàng đúng (ví dụ như họ có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhưng cơ quan nhà nước đưa ra những yêu cầu không phù hợp, sách nhiễu, làm ảnh hưởng tới tiến độ dự án...). Giả sử, bạn có thể bỏ qua hoặc thực hiện điều nào đó không đúng luật, để giúp khách hàng, thì bạn có phải là Luật sư tử tế không?
[3] Nhiều trường hợp, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bạn phải ra quyết định. Về luật có thể không sai, nhưng bạn cảm thấy có gì đó không phù hợp với lẽ công bằng và bạn vẫn lựa chọn vì đó là yêu cầu của khách hàng. Bạn có thấy mình tử tế hay không.
[4] Sẽ có những vụ việc, mà chuyên môn, kỹ năng của bạn không tốt, bạn khó có thể hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng. Có thể vì những thiếu sót của bạn khi cung cấp dịch vụ mà khách hàng thiệt hại (về tài sản, sinh mạng chính trị…). Trường hợp này, bạn có phải là Luật sư tử tế không.
[5] Bạn (luật sư) được khách hàng ủy quyền, hoặc khách hàng yêu cầu bạn cung cấp ý kiến để họ ra quyết định: đúng hay sai, làm hay không làm, hy sinh cái này (chắc chắn) đế đạt được cái khác (không chắc chắn). Nếu bạn không đủ không đủ quyết đoán, né tránh trách nhiệm, bạn có phải là Luật sư tử tế không?
Xem thêm: Khác biệt - một giá trị cốt lõi của Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm