Ngành Luật Thương mại

"Bạn càng tìm kiếm sự bảo đảm, bạn càng ít có nó. Nhưng bạn càng tìm kiếm cơ hội, bạn càng có thể đạt được sự bảo đảm mà mình muốn".

Brian Tracy, diễn giả truyền cảm hứng, Mỹ

Ngành Luật Thương mại

Luật thương mại là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các vùng của đất nước; mở rộng giao lưu thương mại với nước ngoài; góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI

Luật Thương mại là lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận về quy chế thương nhân, hoạt động thương mại của thương nhân,  giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại của họ.

Ở Việt Nam, có sự khác biệt giữa khái niệm Luật Thương mại - với tính chất là một lĩnh vực pháp luật hay một môn học với khái niệm Luật Thương mại - với tính chất là một văn bản luật do Quốc hội ban hành, ví dụ: Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại năm 2005. Theo đó, văn bản Luật Thương mại do Quốc hội ban hành chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc lĩnh vực pháp luật thương mại và môn học Luật Thương mại được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật. Luật Thương mại Việt Nam đã và đang được tiếp nhận với phạm vi và đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quy định pháp luật quốc gia và các quan hệ thương mại nội địa. 

Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

II- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI

1- Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại

Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu, thường xuyên và phổ biến nhất. Đặc điểm: 

- Quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh

- Quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng thương mại hoặc những thoả thuận.

- Chủ thể của nhóm Quan hệ xã hội này chủ yếu là các chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.

2- Nhóm quan hệ quản lý thương mại

Nhóm quan hệ quản lý thương mại là quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thương mại giữa các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại với các chủ thể kinh doanh. Đặc điểm của nhóm quan hệ này:

- Quan hệ quản lý thương mại phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mình

- Chủ thể tham gia Quan hệ xã hội này ở vào vị trí bất đẳng (vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng).

- Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.

3- Quan hệ phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp

Quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ một số doanh nghiệp là các quan phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau. Cơ sở pháp lý: Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

III- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI

Do luật thương mại vừa điều chỉnh quan hệ quản lý giữa chủ thể không bình đẳng vừa điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các chủ thể bình đẳng với nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh cho nên luật thương mại sử dụng và phối hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau như kết hợp phương pháp mệnh lệnh với phương pháp thoả thuận theo mức độ linh hoạt tùy theo từng quan hệ kinh tế cụ thể.

1- Phương pháp mệnh lệnh

Phương pháp mệnh lệnh được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhóm quan hệ quản lý kinh tế giữa các chủ thể bất bình đẳng với nhau. Để phù hợp với đặc trưng của nhóm quan hệ này luật kinh tế đã tác động vào chúng bằng cách quy định cho các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế trong phạm vi chức năng của mình có quyền ra quyết định chỉ thị bắt buộc đối với các chủ thể kinh doanh (bên bị quản lý). Còn bên bị quản lý có nghĩa vụ thực hiện quyết định đó.

2- Phương pháp thoả thuận

Phương pháp thoả thuận được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ thương mại phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể bình đẳng với nhau. 

Bản chất của phương pháp này thể hiện ở chỗ: Luật thương mại quy định cho các bên tham quan hệ có quyền bình đẳng với nhau, thoả thuận những vấn đề mà các bên quan tâm khi thiết lập hoặc chấm dứt quan hệ mà không bị phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Điều này có nghĩa là pháp luật quy định quan hệ thương mại chỉ được coi là hình thành trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các bên và không trái với các quy định của nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

IV- NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI

1- Nguyên tắc tự do ý chí

Tự do ý chí là vấn đề trọng yếu của hợp đồng. Trong khi đó luật thương mại được xây dựng trên nền tảng hợp đồng. Vì vậy tự do ý chí là nguyên tắc bao trùm của luật thương mại. Hạt nhân lý luận của tự do ý chí là con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, và con người có quyền tự do định đoạt những gì thuộc về mình. Vì vậy các hợp đồng được thi hành. Và các điều kiện của nó được giải thích trên căn bản của tự do ý chí.

2- Nguyên tắc tự do lập hội

Vấn đề tự do hợp đồng bảo đảm cho tự do lập hội. Hợp đồng là một vấn đề căn bản của xã hội. Nó vừa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của mỗi con người, đồng thời làm cơ sở cho việc tổ chức đời sống xã hội, phát triển kinh tế.

3- Nguyên tắc tự do kinh doanh

Theo quy định hiện hành, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân thể hiện qua Điều 33 Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người đều có quyền tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần là trong khuôn khổ những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Quyền tự do kinh doanh là một hệ thống các quyền gắn kết với nhau mà pháp luật phải thừa nhận. Các quyền này bao gồm: Quyền tự do thành lập doanh nghiệp; quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh; quyền tự do thuê mướn nhân công; quyền tự do quản trị vận hành doanh nghiệp; quyển tự do cung cấp các sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên các quyền này không thể tách rời các quyền khác như: Quyền bình đẳng; quyền tự. định đoạt; quyền tự do hợp đồng, và quyền tự do khởi kiện... cần lưu ý rằng quyền tự do kinh doanh chỉ được bảo đảm khi có quyền tự do khởi kiện tiếp cận tư pháp chống lại những hành vi can thiệp quyền tự do kinh doanh.

4- Nguyên tắc thiện chí

Đối với pháp luật nói chung, thiện chí là một yêu cầu không thể thiếu khi có vấn đề thủ đắc quyền và giải phóng nghĩa vụ của một ai đó, cũng như việc xác định quyền của một người đang chiếm hữu tài sản của người khác. Riêng đối với lĩnh vực hợp đồng, nguyên tắc thiện chí được giải thích rất gần gũi với tự do ý chí, có nghĩa là việc xác lập hợp đồng và các điều kiện của nó phụ thuộc vào ý chí của các bên. Nguyên tắc này cũng được đề cao trong các ứng xử liên quan tới tranh chấp hợp đồng, và được xem là vấn đề chủ yếu then chốt của hợp đồng.

Trong pháp luật Việt Nam hiện nay, ứng xử thiện chí và trung thực là một nghĩa vụ bắt buộc, dù rằng các bên trong quan hệ luật tư có hoặc không thỏa thuận hoặc cùng nhau thỏa thuận loại trừ hay hạn chế nó. 

Những nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại:

Theo Luật Thương mại 2005, có 6 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại được quy định từ Điều 10 đến Điều 15, cụ thể như sau:
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại (Điều 10)
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại (Điều 11)
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên (Điều 12)
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại (Điều 13)
- Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Điều 14)
- Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (Điều 15).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest

V- NGUỒN CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI

Nguồn của Luật Thương mại Việt Nam bao gồm những phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật hay là nơi chứa đựng, nơi cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế liên quan đến việc xác định quy chế thương nhân, điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân và giải quyết tranh chấp thương mại giữa họ. Nguồn của Luật Thương mại bao gồm:

(1) Luật, các bộ luật và các văn bản dưới luật: gồm Hiến pháp năm 2013, Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Phá sản năm 2014, Luật Trọng tài thương mại 2010, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Dân sự 2015, các Pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán…

(2) Điều ước quốc tế: Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Montreal 1999 về thống nhất một số' quy tắc liên quan tới vận chuyển hàng không quốc tế bằng tẩu bay...

(3) Tập quán thương mại:  Thực tiễn xét xử cũng cho thấy tập quán có thể’ được áp dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: (1) đã tồn tại trong một thời gian dài và được thừa nhận bởi các thành viên trong một cộng đồng nhất định; (2) không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật; và (3) chưa có quy định của pháp luật về quan hệ mà tập quán đó đang điều chỉnh. Tập quán có thể được phân loại theo xuất xứ và phạm vi tác động của chúng, bao gồm: tập quán quốc tế, tập quán quốc gia, tập quán địa phương, tập quán ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh, thương mại. 

(4) Án lệ.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Phạm Nhật Thăng, Điều phối Marketing online Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Ngành Luật Thương mại

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.83355 sec| 1133.781 kb