Lý do nên chọn nghề luật sư

"Ăn mừng thành công cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của sự thất bại".

- Bill Gates, Chủ tịch Tập đoàn Microsoft, Mỹ

Lý do nên chọn nghề luật sư

Luật sư được xem là nghề bị áp lực công việc đè nặng và thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong công việc, thời gian đào tạo nghề và huấn luyện kỹ năng nghề thường rất lâu, chi phí dành cho việc học tập và huấn luyện nghề cũng cao hơn nhiều so với chi phí của các ngành khác, thời gian làm việc thường dài hơn quy định và không ổn định, lại dễ bị các bệnh nghề nghiệp tấn công.

Thế nhưng, nghề luật sư cũng có những ưu điểm đặc biệt mà nhiều ngành, nghề khác không thể có được, như: thu nhập cao, được mọi người tôn trọng, hoạt động độc lập, có đặc quyền vô hình... khiến cho rất nhiều người đăng ký dự thi đại học với chuyên ngành luật hằng năm cũng như có hàng ngàn sinh viên luật trong so những người tốt nghiệp Đại học với chuyên ngành luật đã chọn luật sư là nghề nghiệp trọn đời của họ.

Liên hệ

I- LUẬT SƯ CÓ MỨC LƯƠNG CAO VÀ ỔN ĐỊNH

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, những nghề nghiệp mà đòi hỏi người làm những nghề đó phải có chuyên môn nghiệp vụ như bác sĩ, kiến trúc sư, kiểm toán viên, luật sư nhìn chung đều có mức thu nhập bình quân cao hơn so với những ngành, nghề bình thường khác. Bên cạnh đó, xã hội lúc nào cũng cần những người làm những nghề đòi hỏi chuyên môn như luật sư, trong khi số lượng luật sư trong cộng đồng lại không nhiều nên đa phần những người hành nghề luật sư có mức thu nhập cao và rất ổn định.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng không phải người nào hành nghề luật sư cũng đểu có thu nhập cao mà mức độ thu nhập cao hay thấp sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như mức độ uy tín, tiếng tăm, thâm niên, lĩnh vực hành nghề chuyên môn, trình độ học vấn, kỹ năng nghề, sự may mắn, cố gắng phấn đấu và còn nhiều yếu tố nhỏ khác nữa. Do đó sẽ có một số luật sư có thu nhập rất cao trong khi cũng có những người hành nghề luật sư lại không đủ sống, phải bươn chải làm thêm các công việc trái nghề khác để mưu sinh hay thậm chí phải bỏ luôn nghề luật sư và chuyển sang làm các nghề nghiệp khác.

II- LUẬT SƯ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TÔN TRỌNG

Do là người được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu vể pháp luật trong một thời gian dài, được cho là sở hữu một khối kiến thức pháp luật đồ sộ, là người có đầu óc thông thái và uyên bác, cho nên bạn sẽ phần nào được mọi người cho rằng bạn là người có uy tín cao trong xã hội, đại diện cho công lý. Vì thế, nghề luật sư là một trong những nghề chuyên môn luôn được mọi người kính trọng và vị nể, làm cho bạn được nở mặt nở mày với gia đình, họ hàng, bạn bè.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

III- LUẬT SƯ CÓ CƠ HỘI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC

Nghề luật sư được ví von như nghề bác sĩ, với thiên chức là chuyên đi cứu giúp những người khác. Vì thế, với cương vị là luật sư, chức năng và nhiệm vụ của bạn là giúp đỡ các cá nhân và tổ chức giải quyết những vấn đề pháp lý khó khăn trong cuộc sống hằng ngày và hoạt động kinh doanh của họ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tư vấn pháp luật miễn phí, giúp đỡ các cá nhân có hoàn cảnh, đặc biệt khi họ gặp khó khăn và cần sự trợ giúp về mặt pháp lý nếu như họ không có đủ khả năng tài chính thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của họ. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp đỡ những người được xem là yếu thế trong xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ, bảo vệ công lý, lẽ phải và công bằng xã hội.

IV- LUẬT SƯ CÓ CƠ HỘI TRANH LUẬN VÀ TRANH TỤNG

Có một số người hành nghề luật sư độc lập nhưng chỉ làm luật sư tư vấn chứ không phải là luật sư tranh tụng cho nên trong suốt cuộc đời hành nghề luật sư của mình họ chưa bao giờ tranh tụng hay tranh luận cho bất kỳ một vụ việc nào của khách hàng tại phòng xử án hay phiên trọng tài hoặc nếu có đi chăng nữa thì họ cũng chỉ tham gia rất ít vụ việc tại những nơi này. Thường thì họ chỉ tham gia trao đổi và thảo luận các vấn đề pháp lý với khách hàng, cơ quan Nhà nước và các bên thứ ba bên ngoài cơ quan tài phán.

Tuy nhiên, cũng có không ít người lại muốn trở thành một luật sư tranh tụng - hầu như lúc nào họ cũng có mặt tại các phòng xử án hay phiên trọng tài - để tranh tụng và tranh luận về một vụ việc nào đó cho khách hàng của họ. Nếu bạn thích thách thức, đối đầu với những luật sư đồng nghiệp khác để tranh tụng và tranh luận các lý thuyết pháp lý, các luận điểm pháp lý để chứng minh các cáo buộc của bạn là đúng hoặc phản bác các cáo buộc của luật sư của bên đối nghịch với khách hàng của bạn, trở thành luật sư tranh tụng sẽ cho bạn rất nhiều cơ hội để tranh tụng và tranh luận tại các phòng xử án hay phiên trọng tài về các lý thuyết pháp lý cũng như các cách hiểu khác nhau về pháp luật.

Xem thêm: Nghĩ về Luật sư tử tế

V- LUẬT SƯ CÓ NHIỀU LỰA CHỌN CÔNG VIỆC

Khi đã trở thành luật sư, bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn đối với những công việc có liên quan đến nghề nghiệp chẳng hạn như bạn có thể hành nghề độc lập trong tổ chức hành nghề luật sư do bạn thành lập hoặc tham gia vào các tổ chức hành nghề luật sư đang hoạt động với tư cách là luật sư thành viên góp vốn hoặc nhận thù lao. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm luật sư nội bộ trong các công ty, tập đoàn lớn trên thị trường chứng khoán của Việt Nam hoặc các công ty có yếu tố nước ngoài.

Hơn thế nữa, bạn cũng có thể tham gia giảng dạy bộ môn luật tại các trường đại học hoặc các khóa huấn luyện kỹ năng nghề luật sư ở các trung tâm dạy nghề chẳng hạn như Học viện Tư pháp. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm phóng viên đảm nhận chuyên đề pháp luật của các báo, tạp chí nổi tiếng, trở thành trọng tài viên của các trung tâm trọng tài thương mại, hòa giải viên của các trung tâm hòa giải thương mại, quản tài viên giúp quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và trong giai đoạn tiến hành thủ tục phá sản.

Không dừng lại ở đó, vì những kỹ năng của nghề luật sư có tính chuyển dịch cao cho nên chúng rất phù hợp đối với một số ngành, nghề có liên quan đến pháp luật khác. Vì thế, với chứng chỉ hành nghề luật sư của mình, nếu muốn bạn có thể tạm thời không hành nghề luật sư mà dịch chuyển một cách thuận lợi sang làm những ngành nghề khác mà cũng có liên quan đến pháp luật như công chứng viên, thừa phát lại trong một khoảng thời gian mà bạn hứng thú, và khi nào không muốn tiếp tục làm những ngành nghề đó nữa thì bạn có thể quay trở lại với nghề luật sư vào bất kỳ lúc nào.

Sau cùng, khi bạn đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn muốn làm việc để cho đẩu óc được minh mẫn, duy trì các mối quan trong hệ cộng đổng, xã hội và có thêm thu nhập thì bạn vẫn có nhiều công việc thú vị để làm như đại diện cho cổ đông trong các công ty, tập đoàn lớn, dạy thỉnh giảng tại các trường đại học và trung tâm dạy nghê' liên quan đến pháp luật, viết sách, viết báo, làm trọng tài viên, hòa giải viên, hoặc làm việc bán thời gian trong công ty luật.

VI- NGHỀ LUẬT SƯ ĐỘC LẬP VÀ LINH HOẠT

Khi hành nghề như là một luật sư thực thụ, bạn có thể linh hoạt và chủ động trong hẩu hết mọi công việc có liên quan đến nghề này vì bản chất của nghề luật sư là hoạt động độc lập và không bị chi phối, trừ những quy định về nghề luật sư mà bạn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề luật sư. Đây thật sự là một đặc tính tuyệt vời cho những ai thích tự do, không thích gò bó và muốn chủ động trong mọi công việc.

Thêm vào đó, tính chất của nghề này cũng giúp dễ dàng cho bạn khởi nghiệp kinh doanh vì nó là dịch vụ thiết yếu cho người dân cho nên nếu có ước vọng hay mong muốn thành lập một tổ chức hành nghể luật sư của riêng mình, bạn sẽ có thể tự do làm việc, tự quản lý công việc của mình mà không phải chịu bất kỳ áp lực gò bó hay trói buộc quá mức từ bất kỳ ai, trừ công tác quản lý chung về nghề luật sư của Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư địa phương nơi bạn đăng ký là thành viên.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

VII- NGHỀ LUẬT SƯ CÓ THỂ LÀM VIỆC TRỌN ĐỜI

Nghề luật sư thường sẽ không có tuổi nghỉ hưu vì tính chất linh hoạt và độc lập của nghề này. Quan trọng nhất chính là bạn có muốn tiếp tục hành nghề luật sư hay bạn đã có những mong muốn khác và muốn dành hết thời gian còn lại của mình cho những công việc đó. Bên cạnh đó, việc có tiếp tục hành nghề luật sư hay không, hoặc sẽ tiếp tục hành nghề thêm một thời gian bao lầu nữa và với cường độ như thế nào đương nhiên sẽ còn tùy thuộc vào tình hình sức khỏe, thể chất và tinh thần của bạn tại thời điểm đó. Đã có không ít trường hợp, một số người đã tiếp tục hành nghề luật sư cho đến khi qua đời vì họ quá yêu quý nghề này mà không thể nào dứt ra được.

VIII- NGHỀ LUẬT SƯ KHUÔN PHÉP NHƯNG LINH HOẠT

Luật sư là một nghề mà đa số mọi người khi nghĩ đến đều cho rằng đây là nghề phải theo khuôn phép, phép tắc vì mọi vấn đề có liên quan đến pháp luật, từ việc tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi khách hàng trong giải quyết tranh chấp đến thực hiện tuân thủ pháp luật đểu phải căn cứ vào các quy định rõ ràng và chi tiết của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ thì bạn sẽ có thể nhận ra rằng nhận xét như thế mới chỉ đúng được phân nửa bản chất nghề nghiệp của nghề luật sư.

Bạn biết không, trong hoạt động hành nghề của luật sư, ngoài kiến thức pháp luật chuyên sâu, bạn còn phải nhạy bén, có óc phân tích, tính phán đoán cao vì không phải tất cả khía cạnh của đời sống xã hội đang phát triển nhanh chóng hiện nay lại có đủ các quy định của pháp luật điều chỉnh và chi phối. Thậm chí, nếu có những quy định như thế đi chăng nữa nhưng chúng lại không theo kịp với sự thay đổi quá nhanh chóng của đời sống xã hội thì đòi hỏi người vận dụng và giải thích pháp luật như bạn phải có óc phân tích, biết phán đoán ý đồ thật sự của nhà làm luật và các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như xu thế phát triển của kinh tế - xã hội. Từ đó, bạn có thể đề xuất những phương án, hướng đi, cách làm, hành động cho khách hàng để vừa không sai với quy định của pháp luật mà còn có tính sáng tạo và linh động phục vụ cho lợi ích của khách hàng.

Xem thêm: Pháp trị tại Công ty Luật TNHH Everest

IX- NGHỀ LUẬT SƯ VỚI NHỮNG ĐẶC QUYỀN VÔ HÌNH

Luật sư là người có uy tín cao trong xã hội, được mọi người tôn trọng và vị nể, luôn được xem là người đứng giữa trung tâm của xã hội, cho nên những phát biểu, ý kiến của bạn với tư cách luật sư về các vấn đề thời sự của cộng đổng, xã hội luôn gây được sự chú ý đáng kể của công chúng, và phần nào đó có ảnh hưởng nhất định đến các nhà hoạch định chính sách hàng đầu, các nhà lãnh đạo và điều đó ít nhiều sẽ làm cho bạn và gia đình bạn cảm thấy vinh dự về những điều đó.

Với 09 lý do tiêu biểu nhất cho việc nên chọn nghề luật sư đã được tác giả để cập cũng như khá nhiều những lý do nho nhỏ khác nữa mà chưa được liệt kê, tác giả hy vọng rằng đã đủ sức thuyết phục bạn theo đuổi nghề lao động trí óc truyền thống đầy thách thức và vinh quang này.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Tham khảo: Sách "Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề Luật sư" của Luật sư Nguyễn Hữu Phước - Công ty Luật Phuoc & Partner.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Lý do nên chọn nghề luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.49756 sec| 1120.375 kb