Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Sự khác biệt giữa một nhà quản lý giỏi với người khác chính là biết cách dùng người".
- Peter Ferdinand Druckeri, tư vấn quản trị, Áo
Ma trận BCG (BCG Matrix, còn gọi là: B.C.G Analysis, Boston Box, Boston Matrix): là một mô hình kinh doanh kinh điển do Nhóm nghiên cứu Boston (Boston Consulting Group, viết tắt: BCG) đưa ra vào năm 1970, nhằm xác định chu trình sống của một sản phẩm.
Trong Ma trận BCG, 04 ô vuông: Con chó (Dogs), Bò sữa (Cash Cows), Ngôi sao (Stars), Dấu hỏi (Question Marks) - biểu thị các Dịch vụ, Trục Y biểu thị Tốc độ tăng trưởng của thị trường, Trục X biểu thị Thị phần của một công ty.
Ma trận BCG hiện nay được sử dụng nhiều trong việc nghiên cứu marketing, thương hiệu, sản phẩm, quản trị chiến lược và phân tích danh mục đầu tư.
I- MA TRẬN BCG (BCG MATRIX)
Ma trận BCG là mô hình giúp đánh giá vị thế cạnh tranh và tiềm lực phát triển của từng loại sản phẩm thông qua việc phân tích các SBU (đơn vị kinh doanh).
Tên thường gọi: Ma trận BCG
Tên gọi khác: Ma trận Boston, mô hình BCG
BCG viết tắt của từ: Boston Consulting Group
1- Các yếu tố trong ma trận BCG
Ma trận Boston gồm 2 trục là trục tung và trục hoành tương ứng với đó là:
Triển vọng phát triển (Market Growth): Khách hàng tiềm năng trong thị trường có triển vọng phát triển hay không (khả năng tạo ra tiền của sản phẩm).
Thị phần (Market Share): Thị phần của sản phẩm trên thị trường là thấp hay cao.
Bên trong ma trận là 04 ô tương ứng với:
Dấu hỏi: Là thị phần không chắc chắn thông qua việc thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng chậm. Các công ty nên đầu tư vào hoặc loại bỏ những “dấu chấm hỏi” này , tùy thuộc vào cơ hội trở thành ngôi sao của họ.
Ngôi sao: Là thị phần có khả năng cạnh tranh cao và tốc độ tăng trưởng nhanh. Các công ty nên đầu tư đáng kể vào những “ngôi sao” này vì chúng có tiềm năng cao trong tương lai.
Bò sữa: Là thị phần có lợi nhất thể hiện qua việc thị phần cao nhưng tốc độ tăng trưởng thấp. Các công ty nên vắt sữa những “con bò sữa” này để lấy tiền mặt tái đầu tư vào nơi khác.
Con chó: Biểu hiện thị phần thấp đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng thấp. Các công ty nên thanh lý, thoái vốn hoặc định vị lại những “thú cưng” này.
02- Ưu điểm của Ma trận BCG
Ma trận BCG là công cụ hữu ích giúp phân bổ nguồn đầu tư cho doanh nghiệp một cách hợp lý: Nhờ tập trung về phân tích nhu cầu vốn đầu tư ở các SBU khác nhau, từ đó có thể sử dụng tốt nguồn tài chính, tối đa hóa cấu trúc kinh doanh.
Biết được rằng phải từ bỏ hoặc tiếp nhận một SBU, xây dựng cấu trúc kinh doanh cân bằng và tối ưu.
Ma trận Boston là một lát cắt nhỏ của bức tranh tổng quan về vấn đề hiện tại của doanh nghiệp.
03- Nhược điểm của Ma trận BCG
Phương pháp có thể đánh giá chưa đầy đủ để dẫn đến xếp loại không đúng về các SBU.
Ma Trận BCG có thể chưa đánh giá đầy đủ về mối quan hệ giữa thị phần và các chi phí, Thị phần và Lợi Nhuận ( không phải lúc nào thị phần cao cũng dẫn đến lợi nhuận cao).
Mô hình này bỏ qua và xem nhẹ các chỉ số khác về khả năng sinh lời, đôi khi Chó có thể giúp các doanh nghiệp kiếm được nhiều hơn cả Con Bò.
Cách tiếp cận bốn ô này được coi là quá đơn giản.
Ma trận Boston ít có giá trị dự báo cho tương lai.
Ma trận Boston không quan tâm tới các khía cạnh liên quan tới môi trường bên ngoài.
Ma trận Boston sẽ có những sai sót dựa trên những giả định được đề ra từ ma trận.
Nếu chỉ tập trung vào Market Growth và Market share sẽ làm cho doanh nghiệp quên đi những yếu tố khác giúp tác động tới sự phát triển bền vững của sản phẩm.
Vòng đời của các danh mục sản phẩm có thể không giống nhau và quy về một chuẩn nhất định.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest.
Vòng đời của 1 sản phẩm trong ma trận BCG: Sản phẩm mới gia nhập thị trường ( Dấu hỏi) => Dồn lực để đầu tư cho sản phẩm, giúp sản phẩm chiếm được thị phần lớn, tăng trưởng mạnh ( Ngôi Sao) => Khi sản phẩm không còn tăng trưởng được tiếp nhưng vẫn mang lại lợi nhuận (Bò Sữa) => Cuối cùng khi sản phẩm không còn tăng trưởng được, lợi nhuận giảm dẫn đến phải loại bỏ ( Con chó)
Các SBU này có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ mới chưa có trên thị trường, cũng có thể là sản phẩm/dịch vụ được cải tiến từ các sản phẩm đã có và được thị trường chấp nhận. Tại thời điểm này vị thế cạnh tranh và thị phần tương đối thấp, nhưng chúng lại có tiềm năng tăng trưởng nhanh và có lợi nhuận cao trong tương lai.
Cần làm gì với các SBU thuộc ô Dấu Hỏi: Trường hợp nếu là sản phẩm thì trước khi có ý định biến các SBU này thành Ngôi Sao thì cá nhân/ doanh nghiệp nên test thị trường trước để xem SBU này có được thị trường chấp nhận không. Có nhiều phương án để test thị trường như: Khảo sát: Phiếu khảo sát, email, điện thoại…; Cho dùng thử sản phẩm dịch; Bán thử ở quy mô và số lượng nhỏ.
Còn nếu là sản phẩm cải tiến từ sản phẩm/dịch vụ đã được chấp nhận thì có thể Test hoặc không test. Tuy nhiên SBU ở Dấu Hỏi thường sẽ cần số vốn đầu tư lớn nên cần đánh giá đúng tiềm năng để có thể trở thành SBU ngôi sao và đem về cho công ty mức thị phần đủ lớn.
Ngược lại nếu sản phẩm sau khi test không được thị trường chất nhận thì sẽ rơi vào ô con chó, kết thúc vòng đời của một SBU và bạn nên dành thời gian cải tiến thêm sản phẩm hoặc tạo ra một Dấu Hỏi mới.
Chiến lược phù hợp là: Xây dựng (Build)
Những sản phẩm thuộc “Ngôi Sao” là những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, được đầu tư mạnh mẽ chiếm được thị phần lớn và mang lại nhiều doanh thu cao cho doanh nghiệp.
Các SBU ngôi sao sở hữu lợi thế trong việc cạnh tranh và có nhiều cơ hội để phát triển lợi nhuận và tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên sẽ cần rất nhiều vốn để làm marketing và bán hàng.
Cần làm gì với các SBU thuộc ô Ngôi Sao:
Ở giai đoạn này công ty sẽ cần đổ rất nhiều tiền để liên tục phát triển và chiếm thị phần. Các chi phí lớn như: chi phí marketing, chi phí bán hàng, nhà xưởng, nhân sự…
Ở ô Ngôi Sao có thể sẽ mang về cho bạn Doanh thu rất lớn nhưng chưa chắc đã mang về lợi nhuận lớn nhất vì các chi phí phải bỏ ra cũng không ít, vì vậy các chủ doanh nghiệp cần cân đối.
Ô Bò Sữa là giai đoạn thị trường cạnh tranh quá khốc liệt hay còn gọi là “Đại dương đỏ” khi mà sản phẩm rất khó để có thể tiếp tục chiếm thị phần, thậm chí là bị giảm thị phần. Tuy nhiên các SBU này vẫn mang lại cho doanh nghiệp một lượng doanh thu lớn. Hình ảnh con bò sữa sau một thời gian đầu tư chăm sóc thì giờ đã đến giai đoạn vắt sữa.
Có thể nói Bò Sữa là giai đoạn sẽ mang lại cho công ty lợi nhiều lợi nhuận vì sẽ không phải đầu tư nhiều chi phí để làm Marketing hay mở rộng sản xuất bán hàng nữa.
Cần làm gì với các SBU thuộc ô Bò Sữa:
Ở giai đoạn này có phương án khả thi đó là: Tiếp tục cải tiến để biến nó quay trở lại ô ngôi sao hoặc là từ bỏ chuyển nó sang ô con chó.
Tiếp tục cải tiến: Nếu doanh nghiệp có thể tiếp tục cải tiến sản phẩm ( ra thêm tính năng mới, phiên bản mới…) và đầu tư vốn để tiếp tục biến nó thành ngôi sao.
Loại bỏ: Nếu như không thể cải tiến nữa thì bạn cứ từ từ và vắt sữa cho đến khi hết sữa và chuyển sang ô con chó. Lúc này doanh nghiệp cần loại bỏ sản phẩm này và tiến hành nghiên cứu các sản phẩm mới.
Chiến lược phù hợp là: Giữ (Hold) or Thu hoạch (Harvest).
Các sản phẩm ở ô Con Chó là các sản phẩm đã không còn sức cạnh tranh, thị phần và doanh thu rất nhỏ không đáng kể, không còn đáng để công ty tiếp tục phát triển. Các sản phẩm này sẽ bị loại bỏ dành vốn để phát triển các SBU khác.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư ly hôn tại Công ty Luật TNHH Everest.
III- CÁCH VẼ MA TRẬN BCG
Về cơ bản, quy trình để tạo ra một ma trận BCG sẽ gồm 5 bước, cụ thể:
Bước 01: Chọn đơn vị kinh doanh chiến lược:
Trong ma trận BCG, đơn vị kinh doanh chiến lược – Strategic Business Unit (SBU) được hiểu là công ty hoặc sản phẩm. Đó cũng có thể là một bộ phận trong công ty, các công ty con hoặc thương hiệu, sản phẩm đơn lẻ. Xác định đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phân tích ma trận. Vì vậy, việc lựa chọn SBU ban đầu là cần thiết.
Bước 02: Xác định thị trường:
Xác định thị trường không chính xác có thể dẫn đến việc phân loại sản phẩm kém hiệu quả. Do đó, việc xác định chính xác thị trường là điều kiện tiên quyết để công ty hiểu rõ hơn về vị thế danh mục sẽ đầu tư.
Ví dụ: Với thương hiệu xe hơi Mercedes-Benz, nếu thực hiện phân tích trong thị trường xe chở khách, nó sẽ trở thành Dogs. Nhưng sản phẩm đó sẽ trở thành Cash Cows khi ta đặt trong môi trường ô tô hạng sang.
Bước 03: Tính thị phần tương đối:
Thị phần chính là phần trăm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang chiếm lĩnh trên thị trường.
Thị phần tương đối được tính bằng Tổng doanh số bán hàng hoặc Doanh thu của công ty, chia cho Tổng doanh số hoặc Doanh thu của đối thủ đang dẫn đầu thị trường. Như vậy, bạn đã xác định được thị phần tương đối trên trục X.
Thị phần tương đối = Tổng doanh số bán hàng hoặc Doanh thu của công ty / Tổng doanh số hoặc Doanh thu của đối thủ đang dẫn đầu thị trường.
Bước 04: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng của thị trường:
Các công ty có thể tìm hiểu số liệu thống kê về tốc độ tăng trưởng của thị trường qua các báo cáo ngành miễn phí. Hoặc có thể tính toán bằng cách xác định mức tăng trưởng doanh thu trung bình của các công ty đầu ngành. Nó được đo bằng tỉ lệ phần trăm.
Theo đó, Tốc độ tăng trưởng của thị trường sẽ bằng Doanh số bán sản phẩm năm nay trừ cho Doanh số bán sản phẩm năm ngoái, rồi chia cho Doanh số bán sản phẩm năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường = (Doanh số bán sản phẩm năm nay – Doanh số bán sản phẩm năm ngoái) / Doanh số bán sản phẩm năm ngoái
Bước 05: Vẽ các vòng tròn trên ma trận:
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn tiến hành vẽ sản phẩm dựa theo số liệu lên ma trận BCG. Trục X thể hiện thị phần tương đối và trục Y thể hiện tốc độ tăng trưởng của ngành. Có thể vẽ minh hoạ mỗi vòng tròn tượng trưng cho từng đơn vị/ thương hiệu/ sản phẩm. Kích thước lý tưởng sẽ tương ứng với tỷ lệ doanh thu mà nó tại ra.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest.
IV- ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA MA TRẬN BCG
1- Ưu điểm của Ma trận BCG
Đơn giản và dễ hiểu.
Giúp bạn sàng lọc nhanh những cơ hội đầu tư tiêm năng, đồng thời giúp bạn suy nghĩ về chiến lược để tận dụng cơ hội đó.
Hữu ích trong xác định kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn tiền mặt, tối đa hoá sự tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai của công ty.
Ma trận BCG tạo ra khuôn khổ để phân bổ nguồn lực giữa các sản phẩm khác nhau, giúp bạn so sánh nhanh danh mục sản phẩm.
2- Hạn chế của Ma trận BCG
BCG Matrix chỉ biểu thị hai chiều, thị phần tương đối và tốc độ tăng trưởng thị trường. Đây không phải những chỉ số duy nhất về lợi nhuận.
Kinh doanh sản phẩm thị phần thấp cũng có thể có lãi.
Sản phẩm thị phần cao không phải lúc nào cũng dẫn đến lợi nhuận cao vì doanh nghiệp cần chi phí cao để chiếm được thị phần lớn.
Mô hình BCG bỏ qua đối thủ cạnh tranh nhỏ nhưng có thị phần tăng trưởng nhanh.
Tóm lại, ma trận BCG là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp đánh giá và xác định hướng phát triển cho sản phẩm/ thương hiệu. Từ đó, phân bổ nguồn lực đầu tư một cách hợp lý, chính xác hơn. Sau khi đã tìm được hướng phát triển cho sản phẩm, các bộ phận như Marketing, Sales sẽ cần phối hợp, cùng triển khai kế hoạch.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm