Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Một con cáo không nên là quan tòa ở phiên xử ngỗng" (A fox should not be on the jury at a goose's trial).
Thomas Fuller, 1608 - 1661, giáo sĩ, nhà sử học người Anh.
Dù hiểu từ góc độ một ngành luật hay lĩnh vực pháp luật, giữa Luật Dân sự và Luật Thương mại cũng chỉ có sự độc lập tương đối và giữa chúng tồn tại mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Luật Thương mại và Luật Dẫn sự đều điều chỉnh các quan hệ tài sản hình thành trên cơ sở quyền tự do thoả thuận của chủ thể, đồng thời, đều quy định về tư cách chủ thể (của tổ chức, cá nhân) trong các giao dịch đó.
Trên cơ sở các quy định chung của Luật Dân sự, Luật Thương mại quy định bổ sung hoặc chi tiết hoá phù hợp với đặc thù của giao dịch thương mại có mục đích sinh lợi và đặc thù của các chủ thể là thương nhân - những tổ chức, cá nhân lấy hoạt động thương mại làm chức năng chính và lấy yếu tố sinh lợi là mục đích cơ bản hàng đầu.
Dù hiểu từ góc độ một ngành luật hay lĩnh vực pháp luật, giữa Luật Dân sự và Luật Thương mại cũng chỉ có sự độc lập tương đối và giữa chúng tồn tại mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng. Luật Thương mại và Luật Dân sự đều điều chỉnh các quan hệ tài sản hình thành trên cơ sở quyền tự do thoả thuận của chủ thể, đồng thời, đều quy định về tư cách chủ thể (của tổ chức, cá nhân) trong các giao dịch đó.
Trên cơ sở các quy định chung của Luật Dân sự, Luật Thương mại quy định bổ sung hoặc chi tiết hoá phù hợp với đặc thù của giao dịch thương mại có mục đích sinh lợi và đặc thù của các chủ thể là thương nhân - những tổ chức, cá nhân lấy hoạt động thương mại làm chức năng chính và lấy yếu tố sinh lợi là mục đích cơ bản hàng đầu.
Trong mối quan hệ với Luật Dân sự, Luật Thương mại là luật riêng, cụ thể là: “các quy định của pháp luật thương mại có ý nghĩa bổ sung hoặc cụ thể hoá các quy định của pháp luật dân sự. Phương pháp xây dựng pháp luật theo mô hình này đã có nguồn gốc từ xa xưa (lex specialis và lex generalis). Trong quá trình áp dụng, luật riêng bao giờ cũng được áp dụng trước, đoi với những vấn đề mà luật riêng không điều chỉnh thì áp dụng các quy định của luật chung”.
Hiện nay, nguyên tắc này được thể hiện khá rõ nét trong pháp luật Việt Nam. Điều 4 Luật Thương mại năm 2005 quy định nguyên tắc áp dụng Luật Thương mại và pháp luật có liên quan, theo đó, hoạt động thương mại phải tuân theo Luật Thương mại và pháp luật có liên quan. Nếu hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự.
Mối quan hệ giữa Luật Thương mại và Luật Dân sự trong pháp luật Việt Nam thể hiện thông qua những khía cạnh cơ bản như sau:
Một là, Bộ luật Dân sự là văn bản quy định về nghĩa vụ và hợp đồng, không có sự phân biệt chủ thể (kinh doanh hay không kinh doanh) và mục đích (lợi nhuận hay phi lợi nhuận) trong quy định về hợp đồng dân sự. Luật Thương mại khi quy định về hoạt động thương mại, chủ yếu chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch thương mại. Không quy định các vấn đề pháp lí về hợp đồng như giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, đảm bảo kí kết và thực hiện họp đồng... Những vấn đề này sẽ thực hiện theo các quy định của Bộ luật Dân sự.
Hai là, Bộ luật Dân sự quy định về cá nhân, pháp nhân, năng lực pháp luật, năng lực hành vi, uỷ quyền và đại diện, chấm dứt pháp nhân... Pháp luật thương mại quy định quy chế thương nhân dành cho tổ chức và cá nhân kinh doanh. Bên cạnh các quy định riêng này của Luật Thương mại, các quy định chung của Luật Dân sự vẫn có hiệu lực áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân kinh doanh.
Ba là, do bản chất chung của các giao dịch thương mại và giao dịch dân sự đều hình thành, thay đổi, chấm dứt trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện, tự do ý chí, nên việc giải quyết tranh chấp thương mại, tranh chấp dân sự tại Toà án đều thực hiện theo thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, Luật Thương mại quy định thêm một số phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án, đáp ứng yêu càu khác nhau của các thương nhân có tranh chấp trong hoạt động thương mại, đó là giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hoà giải thương mại...
Cùng chung cái “gốc” là Luật Thương mại - điều chỉnh các quan hệ thương mại, diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân, khái niệm Luật Thương mại Việt Nam và Luật Thương mại quốc tế được sử dụng khá phổ biến với sự phân biệt: Luật Thương mại quốc tế là lĩnh vực pháp luật thương mại chuyên sâu, gồm tổng thể các quy tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài, bao gồm quan hệ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Luật Thương mại Việt Nam gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân trong nước. Tuy nhiên, việc xác định nguồn của Luật Thương mại quốc tế là pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế cho thấy, Luật Thương mại quốc tế cũng bao gồm tổng thể các quy định do nhà nước Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận. Do đó, việc phân biệt Luật Thương mại Việt Nam và Luật Thương mại quốc tế rõ ràng chỉ mang tính tương đối và chủ yếu chỉ có ý nghĩa trong nghiên cứu và đào tạo luật.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí trong thực tế. Tiếp cận với ý nghĩa nguồn hình thức của pháp luật, nguồn của Luật Thương mại Việt Nam bao gồm những phương thức tồn tại của các quy phạm pháp luật hay là nơi chứa đựng, nơi cung cấp các quy phạm pháp luật, tức là những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền dựa vào đó để giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế liên quan đến việc xác định quy chế thương nhân, điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân và giải quyết tranh chấp thương mại giữa họ. Nguồn của Luật Thương mại bao gồm:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, là nguồn của nhiều ngành luật và chứa đựng nhiều quy định mang tính nguyên tắc của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, quy định về chế độ kinh tế, chế độ văn hoá, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh... làm nền tảng thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh. Với tính chất là nguồn quan trọng của Luật Thương mại, Hiến pháp năm 2013 quy định chế độ kinh tế, quy định quyền công dân trong lĩnh vực kinh tế, theo đó: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Đây là quy định mang tính nền tảng, là cơ sở quan trọng để cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh trong các văn bản pháp luật thương mại hiện hành.
Các văn bản quy phạm pháp luật là các văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật do Quốc .hội, ưỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành. Nguồn của Luật Thương mại bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật xác định địa vị pháp lí cho thương nhân, điều chỉnh các hoạt động thương mại của thương nhân và giải quyết tranh chấp thương mại giữa họ. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chủ yếu của Luật Thương mại gồm có:
- Luật Doanh nghiệp quy định về các loại hình doanh nghiệp, thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và chủ sở hữu của doanh nghiệp...
- Luật Đầu tư quy định về các hình thức và thủ tục đầu tư, ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện, biện pháp đảm bảo, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư...
- Luật Phá sản quy định điều kiện và thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thủ tục phục hồi và thanh toán nợ trong điều kiện doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn;
- Luật Thương mại điều chỉnh các hoạt động thương mại của thương nhân và các hình thức trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với các vi phạm pháp luật về hợp đồng thương mại;
- Luật Trọng tài thương mại quy định thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài;
- Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại, dân sự bằng Toà án;
- Bộ luật Dân sự quy định chủ thể của các quan hệ dân sự, quy định về sở hữu, về nghĩa vụ và hợp đồng... làm nền tảng cho các hoạt động thương mại;
- Các Pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán...
Điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương là nguồn quan trọng, chủ yếu điều chỉnh các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài. Điều ước quốc tế không chỉ chi phối quan hệ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ có yếu tố nước ngoài mà còn chi phối quan hệ đầu tư góp vốn thành lập doanh nghiệp của thương nhân trong trường hợp liên quan đến các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ và hình thức hiện diện thương mại của nhà đầu tu nước ngoài tại Việt Nam. Điều ước quốc tế có liên quan, tác động đến việc sửa đổi, bổ sung pháp luật thương mại của quốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu tương thích và được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có sự khác biệt với pháp luật quốc nội.
Tập quán là “thực tế mà bằng sự thừa nhận chung và lâu dài đối với nó, thói quen không thay đổi đã trở thành có hiệu lực như pháp luật”.1 Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tập quán thương mại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải thích và bổ sung các nghĩa vụ họp đồng. Pháp luật thương mại Việt Nam quy định rõ việc cho phép áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong các giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài, nếu tập quán đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Án lệ là loại nguồn rất quan trọng của pháp luật các nước thuộc hệ thống thông luật. Ở Việt Nam, án lệ mới được chính thức công nhận. Theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Luật TNHH Everest
Môn học Luật Thương mại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những thành tựu của khoa học pháp lí và nội dung của nó phụ thuộc khá nhiều vào kết cấu chương trình đào tạo và luật thực định. Tại các cơ sở đào tạo cử nhân luật ở Việt Nam hiện nay, kết cấu chương trình đào tạo có những khác biệt đáng kể, do vậy, nội dung chương trình môn học Luật Thương mại Việt N am cũng có những khác biệt. Ngay tại một cơ sở đào tạo, đối với cùng một môn học, chương trình giảng dạy cho mỗi chuyên ngành/mã ngành khác nhau cũng có thể có sự khác nhau.
Ở mức độ khái quát, hệ thống môn học Luật Thương mại Việt Nam gồm các nhóm kiến thức cơ bản sau:
- Những vấn đề chung về Luật Thương mại;
- Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác (bao gồm cả pháp luật về thành lập, giải thể, phá sản doanh nghiệp);
- Pháp luật về hoạt động thương mại;
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại.
Bên cạnh đó, pháp luật về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, pháp luật về thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ quốc tế, pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại... có thể được bổ sung vào hệ thống môn học Luật Thương mại Việt Nam, nếu như những nội dung này không được thiết kế thành môn học riêng. Tuy nhiên, thiết kế môn học chuyên sâu, phù hợp với sự lựa chọn theo chuyên ngành đang là xu hướng phổ biến trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Luật Thương mại - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm