Một số vấn đề chung khiếu kiện hành chính về thuế

"Người tốt không cần luật pháp để bảo mình phải hành động có trách nhiệm, còn người xấu tìm đường lách luật".

Platon, 428 TCN - 347 TCN, nhà triết học, bác học Hy Lạp cổ đại

Một số vấn đề chung khiếu kiện hành chính về thuế

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người nộp thuế có thể lựa chọn nhiều phương thức giai quyết tranh chấp như: thủ tục khiếu nại hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại hoặc khiếu kiện đến Tòa án theo quy định của luật tố tụng hành chính; hoặc có thể lựa chọn khiếu nại trước, khởi kiện sau, nhưng phải bảo đảm vụ việc vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện.

Khiếu kiện về thuế là một trong các phương thức để giải quyết tranh chấp phát sinh từ chủ thể người nộp thuế và cơ quan có thẩm quyền nhân danh Nhà nước trong quá trình thu thuế. Đối tượng của khiếu kiện về thuế là  quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đó số tiền thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế trong từng vụ việc cụ thể phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các bên tranh chấp, là căn nguyên chủ yếu dẫn đến khiếu kiện về thuế.

Liên hệ

I- QUAN HỆ PHÁP LUẬT THUẾ

Để duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước có quyền thu thuế. Đây là một nội dung rất quan trọng của chủ quyền quốc gia, là cơ sở pháp lý để Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật thuế.

Hệ thống các quy phạm pháp luật thuế điều chỉnh mối quan hệ thu, nộp thuê giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyên và người nộp thuế, nhằm hình thành nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Nội dung quan lý thuế gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế; Khoanh tiền thuê nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miền tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; Quân lý thông tin người nộp thuế; Quản lý hóa đơn, chứng từ; Kiểm tra thuế, thành tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế; Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế; Hợp tác quốc tế về thuế; Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Pháp luật thuế điều chỉnh mối quan hệ thu, nộp thuế giữa Nhà nước với công dân được thể hiện tập trung ở ba nhóm quan hệ cơ bản sau:

(i) Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế:  đây là một nội dung quan trọng không thể tách rời hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước nhân danh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng tuân thủ các nguyên tắc quản lý hành chính như: xác định phạm vi người nộp thuế và nguyên tắc đánh thuế; xác định đúng đối tượng tính thuế và các căn cứ tính thuế; cách thức tính thuế; quyết định miễn, giảm thuế trên cơ sở quy định của pháp luật; tiến hành các biện pháp cần thiết để chống thất thu thuế; thành tra, kiểm tra quá trình thu, nộp thuế.

(ii) Nhóm quan hệ phát sinh trong quả trình thực hiện nghĩa vụ thuế: dù trực tiếp hay gián tiếp các tổ chức hay cá nhân đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Để việc nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn, bảo đảm sự công bằng, pháp luật thuế điều chỉnh các hành vi cơ bản như: thực hiện đăng ký. kê khai, nộp thuế; báo cáo quyết toán thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét đúng, chinh xác số thuế phải nộp.

(iii) Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuế, như vi phạm thủ tục thuế; chậm nộp: khai sai: trốn thuế; gian lận thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và khiếu nại về thuế (khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thuế).

Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế (quan hệ thu, nộp thuế) là các cơ quản quan lý thu thuế và đối tượng nộp thuế.

Cơ quan quản lý thuế gồm:

- Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực:

- Cơ quan hải quan: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan. Chi cục Hải quan.

Công chức quản lý thuế: công chức thuế, công chức hải quan. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế.

Các cơ quan quản lý thuế nằm trong hệ thống cơ quan tài chính nhà nước, có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định theo pháp luật .Do cấu trúc tổ chức thống nhất theo ngành đọc, các cấp trong hệ thống cơ quan thuế được phân định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

Ví dụ: Tổng cục Thuế không trực tiếp tiến hành quản lý thu thuế, việc quản lý thu thuế thuộc về Cục Thuế và Chi cục Thuế ở các địa phương. Đối với nhiệm vụ thu thuế gắn với hàng hoá xuất khấu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền của các cơ quan Hải quan địa phương.

Người nộp thuế trong quan hệ pháp luật thuế gồm: Tổ chức, hộ gia đinh, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật vế thuế; Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; Tổ chức, cá nhán khấu trừ thuế.

Với quy định trên, đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phải nộp một loại thuế nhất định. Đối tượng nộp thuế đtrực quy định rõ ràng một sắc thuế cụ thể.

Ví dụ: Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức cá nhân nhạp khấu hàng hoá chịu thuế quy định tại Luật Thuế giá tri gia tăng. Đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường,

Pháp luật thuế quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thu, nộp thuế. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể được xác định trước và thề hiện ở các giai đoạn cụ thể khác nhau:

- Trước khi thu nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh; đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ đăng ký áp dụng chế độ chứng từ, hoá đơn, chế độ kế toán theo quỵ định của pháp luật.

- Trong quá trình thu nộp thuế, cơ quan thuế có quyền yêu cầu nộp thuế theo thông báo thuế, có quyền ấn định thuế nếu đổi tượng nộp thuế không đáp ứng đầy đủ điều kiện kê khai nộp thuế. Đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tuân thủ chế độ tài chính kế toán; nộp thuế đúng thời hạn.

- Khi có thay đổi điều kiện thu, nộp thuế như không tiếp tục kinh doanh, tạm hoãn kinh doanh; mức thu nhập dưới hạn nộp thuế.... cơ quan quản lý thu thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế hoàn tất nghĩa vụ thuế còn lại, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải báo cáo tình hình thực tế để tạm hoãn hoặc chấm dứt việc nộp thuế đối với Nhà nước.

Với các quyền và nghĩa vụ nêu trên của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế cho thấy, không có sự bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền về thu thuế với người nộp thuế. Cơ quan thuế nhân danh Nhà nước có quyền đơn phương quyết định trên cơ sở quy định cùa pháp luật mà không cần sự thoả thuận của các đối tượng nộp thuế. Nếu các đồi tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ và nộp theo thời hạn quy định thì sẽ bị xử lý vi phạm. Nhà nước có thể áp dụng các hình thức xử phạt hoặc các biện pháp hành chính khác buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật thuế được bảo đảm thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

II- VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Vi phạm hành chinh nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế nói riêng là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sòng xã hội. Tuy mức độ nguy hiềm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm hình sự nhưng các vi phạm hành chính về thuế đều là nhừng hành vi gây thiệt hại hoặc để dọa gây thiệt hại (chủ yếu là thiệt hại về vật chất) cho lợi ích Nhà nước, tập thể, lợi ích cá nhân. Vì vậy, mọi vi phạm hành chính trong lình vực thuế phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Vi phạm hành chính về thuế là các hành vi vi phạm về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của Luật Quản lý thuế đối với các loại thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý thu thuế theo quỵ định của pháp luật, là các hành vi được quy định cụ thể trong nghị định xư phạt vi phạm hành chính về thuế.

1- Các dấu hiệu vi phạm hành chính về thuế

Trong thực tế hành vi vi phạm pháp luật thuế rất đa dạng, tinh vi và phức tạp. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi vi phạm về thuế xảy ra mong thực tiễn đều là vi phạm hành chính. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế phải chịu trách nhiệm hành chính. Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính như sau:

Về khách thể: Hành vi vi phạm pháp luật thuế xâm hại đến hoạt động quản lý nhả nước về thuế mà trực tiếp là xâm hại đến chính sách thuế của Nhà nước trong tất ca các lĩnh vực, làm thất thu ngân sách nhà nước.

Về chủ thể của hành vi vi phạm: Hành vi vi phạm hành chính về thuế là hành vi được thực hiện bởi các tố chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nộp thuế - là một bên chủ thế của quan hệ pháp luật thuế, có năng lực trách nhiệm hành chính và nếu là cá nhân thì đạt độ tuổi do luật định.

Về mặt khách quan của hành vi vi pham hành chính thuế: Là hành vi vi phạm các quy định vé nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật thuế (Luật Quản lý thuế, nghị định xử phạt trong lĩnh vực thuế;. Hành vi vi phạm pháp luật thuế có thể biểu hiện như vi phạm về thời han nộp hồ sơ thuế theo quy định cúa pháp luật thuế, hành vi khai sai; hoặc có thủ đoạn gian đối lập chứng từ giả để không phải nộp thuế hoặc nộp thuế mức thấp hơn nghĩa vụ thuế của người nộp thuê theo quy định của pháp luật; hoặc được hoàn thuê cao hơn mức được hoàn... Hậu quả là làm thất thu tiền thuế của ngân sách nhà nước.

Về chủ quan: Vi phạm hành chính về thuế phản ánh mức độ lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật do mình thực hiện và đối với hậu quả do hành vi vi phạm đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý. Tính chất có lỗi của hành vi vi phạm pháp luật thuế được xem là một căn cứ đề xác định trách nhiệm hành chính đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuế. Cách quy định về các hành vi vi phạm về thuế và hình thức chế tài đối với các hành vi vi phạm đó trong các văn bản pháp luật đà thể hiện sự đánh giá về lỗi và mức độ lỗi của hành vi vi phạm.

Ví dụ: Hành vi trốn thuế bị phạt tiền từ 01 đến 03 lần số thuế thiếu được xác định là hành vi thực hiện với lỗi cố ý.

Từ các dấu hiệu trên có thể định nghĩa: vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm cảc quy định của pháp luật thuế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thuế phải bị xừ phạt vi phạm hành chính.

Các hành vi vi phạm hành chính về thuế cùa người nộp thuế được quy định trong các văn bản pháp luật thuế (chủ yếu trong nghị định xử phạt vi phạm về thuế) gồm: Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế; Hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế; Hành vi vi phạm cung cấp các thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; Vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thành tra, cường chế thi hành QĐHC thuế; Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn; Hành vi trốn thuế, gian lặn thuế; Các hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức liên quan đèn ngưòi nộp thuế.

2- Phân biệt vi phạm hành chính về thuế với tội phạm hình sự về thuế

Một sổ đặc điểm cơ bản để phân biệt giữa vi phạm hành chính về thuế với tội phạm hình sự về thuế;

(i) Tính nguy hiểm cho xã hội cũa hành vi vi phạm pháp luật về thuế không cao như tội phạm. Thể hiện ở tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm hành chính về thuế thấp hơn so với tội phạm. Ví dụ: Khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; hành vi từ chối, trì hoãn, trốn tránh việc cung cấp hồ sơ, tài ỉiệu, hoá đơn, Chứng từ, sổ kế toán liên quan đến nghĩa vụ thuế quá 06 giờ lảm việc kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra. thanh tra tại trụ sớ của người nộp thuế...

(ii) Hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính và bị xử lý theo các chế tài hành chính.

Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế phải bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Các chế tài hành chính đối với các hành vi vi phạm về thuế gồm các hình thức xử phạt cảnh cáo, phạt tiền. Các chế tài này được quy định trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về thuế (Luật xử lý vi phạm hành chính, nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và các văn bản pháp quy khác). Cụ thể:

Hình thức cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định của pháp luật hành vi đó có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo; ví dụ: hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền là hình thức xử phạt phố biến nhất được áp dụng với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Gồm các hình thức: Phạt theo số tiền tối đa không quá mức tiền phạt trong lĩnh vực thuế (khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế); phạt 20% đói với hành vi khai sai hoặc phạt theo so lần từ 01 đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

(iii) Thẩm quyền tuyên bố một hành vi vi phạm hành chính về thuế: thuộc về người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hệ thống các cơ quan thuế. Tuyên bố một hành vi vi phạm hành chính thể hiện dưới hình thức là một QĐHC, trong đó áp dụng các hình thức xư phạt và biện pháp khăc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế.

3- Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực thuế có những điểm khác biệt so với thời hiệu xử phạt trong các lĩnh vực khác mà Luật sư phải lưu ý.

Pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thuế có sự phân biệt thời hiệu xử phạt và cách tính thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm về thủ tục thuế và với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực thuế.

Cụ thể là: Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế được quy định là 02 năm, kể từ ngày hành vi được thực hiện. Thời hiệu xử phạt là 05 năm đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp  hoặc tăng số thuế được hoàn kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày ; kế tiếp của ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thù tục về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuê phải nộp hoặc tăng số thuế được hoàn là ngày tiếp theo của ngày cuốì cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý xem xet được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là truy thu đủ tiền thuế thiếu, số tiền thuế tròn, số tiền thuê gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước. Kể từ ngày phát hiện vi phạm hành chính. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện vi phạm hành chính (Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 129 /2013 NĐ-CP ngày 16/10/2013 cùa Chính phủ quỵ định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chinh thuế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

III- KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH VỀ THUẾ

Việc thu, nộp thuế ảnh hường trực tiếp đến quyền lợi của cả hai chủ thể là người nộp thuế và Nhà nước. Người nộp thuế phải trích một khoản tài sản để chuyển cho Nhà nước mà không thể khước từ hay trì hoãn. Ngược lại. Nhà nước cùng phải tận thu thuế để bảo đảm nguồn vật chất đầu vào cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Nhà nước sử dụng phưong pháp mệnh lệnh quyền uy dưới hình thức các QĐHC như thông báo thuế, quyết định ấn định thuế để yêu cầu đối tượng nộp thuê nộp đúng, nộp đủ theo thời hạn số thuế nhất định hoặc quỵêt định không hoàn thuế, miền, giảm thuế.

Việc sứ dụng phương pháp mệnh lệnh quyền uy dưới hình thức các QĐHC có thể làm phát sinh các mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm, lợi ích giữa người nộp thuế và cơ quan thu thuế. Sự xung đột về lợi ích và xu hướng tự bảo vệ lợi ích của mình bằng mọi cách sẽ làm phát sinh tranh chấp.

Ví dụ: Cơ quan quan lý thuế là chủ thế trực tiếp xác định số tiền thuế hoặc kiếm tra việc tự xác định số thuế của chủ thể nộp thuế nhưng giừa ngươi nộp thuế và cơ quan thuế đã không thống nhất về mức tiền thuế phai nộp; hoặc cơ quan thuế xác định sai số thuế phải nộp, nhiều hơn thực tế nghĩa vụ của người nộp thuế. Các trường hợp áp dụng mức thuế sai thường chu yếu tập trung vào lĩnh vực xuât khâu, nhập khẩu vì loại thuế này có nhiều biểu thuế suất khác nhau và thường xuyên thay đổi. Những sai sót phổ biến là: Áp dụng sai mã hàng hoá dẫn đến áp dụng thuế suất không đúng; Không xác định chính xác xuất xứ hàng hoá đế áp dụng theo biểu thuế suất phù hợp; Không kiểm tra tính chân thực cùa hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mà áp dụng ngay các phương pháp xác định trị giá hải quan khác, Vận dụng các quy định xác định trị giá hải quan không chính xác.

Ngoài thuế xuất khấu, thuế nhập khấu, việc áp dụng mức thuế không hợp lý cũng thường xảy ra đối vời những chủ thể kinh doanh nộp thuế bằng phương pháp khoán.Số thuế phái nộp được ấn định dựa trên tình hình kinh doanh của các chủ thể nộp thuế, nhưng trong một trường hợp, việc đánh giá chính xác tình hình kinh doanh thực tế là rất khó khăn nên cơ quan quản lý thuế đã đưa ra mức thuế không thoả đáng. Nhiều trường hợp mức thuế khoán quá thấp, dẫn đến tinh trạng thất thu thuế, nhưng trong nhiều trường hợp khác, số thuế lại được ấn định quá cao, dẫn đến thiệt hại cho người nộp thuế.

Hoặc cơ quan thuế chậm trễ trong việc thực hiện các ưu đãi thuế như: được hưởng mức thuế suất thấp, miễn thuế, giảm thuế, giảm nợ tiền thuế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể nộp thuế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc chia sẻ gánh nặng thuế khi chủ thề nộp thuế gặp những sự cố khách quan bất lợi (thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ...). Nhiều trường hợp, những hồ sơ đề nghị miền thuế, giảm thuế hoặc hoàn thuế đã bị cơ quan thuế xử lý một cách chậm trễ hoặc ra quyết định không hoàn thuế, hoặc số thuế hoàn không đúng.

Như vậy, khiếu kiện hành chính về thuế trước hết và phổ biến là khiếu kiện với các quyết định hành chính trong hoạt động thu thuế; hoặc trong quá trình thực hiện chức năng quản lý thu thuế, cơ quan thuế có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật thuế và tiến hành xừ phạt vi phạm hành chính, việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với người nộp thuế cũng có thể làm phát sinh tranh chấp vì người nộp thuế cho rằng việc đánh giá hành vi vi phạm hành chính của cơ quan thuế là không chinh xác. chưa đúng pháp luật, quyết định xử phạt là trái pháp luật.

Các ví dụ nêu trên cho thấy, những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tranh chấp về thuế. Các tranh chấp này được biểu hiện ra bên ngoài thông qua các hành vi thực tế của các chú thể tham gia quan hệ pháp luật thuế như hành vi khiếu nại hoặc khiếu kiện về thuế.

Theo pháp luật thực định, dể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người nộp thuế có thể lựa chọn nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như: thủ tục khiếu nại hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại hoặc khiếu kiện đến Tòa án theo quy định của luật tố tụng hành chính; hoặc có thể lựa chọn khiếu nại trước, khởi kiện sau, nhưng phải bảo đảm vụ việc vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện.

Khiếu kiện về thuế là một trong các phương thức để giải quyết tranh chấp phát sinh từ chủ thể người nộp thuế và cơ quan có thẩm quyền nhân danh Nhà nước trong quá trình thu thuế. Đối tượng của khiếu kiện về thuế là những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đó số tiền thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế trong từng vụ việc cụ thể phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các bên tranh chấp và là căn nguyên chủ yếu dẫn đến khiếu kiện về thuế. Như vậy, khiếu kiện về thuế là một trong các phương thức để giải quyết tranh chấp phát sinh từ chủ thể người nộp thuế và cơ quan có thẩm quyên nhân danh Nhà nước trong quá trình thu thuế.

Đối tượng của khiếu kiện về thuế là những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đó số tiền thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế trong từng vụ việc cụ thể phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các bên tranh chấp và là căn nguyên chủ yếu dẫn đến khiếu kiện về thuế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, Trưởng chi nhánh Nghệ An, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Một số vấn đề chung khiếu kiện hành chính về thuế

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39290 sec| 1177.984 kb