Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn bị khi người khác chơi bời; và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước".
- William Arthur Ward, 1921-1994, nhà giáo dục, Mỹ
Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động thuê mướn có trả công lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Các nội dung Luật lao động cần lưu ý: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc cơ bản chính sách Nhà nước về lao động, nguồn của luật lao động, các hình vi bị cấm, các chế định của luật lao động, chính sách nhà nước về lao động.
1- LUẬT LAO ĐỘNG LÀ GÌ
Luật lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động thuê mướn có trả công lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
2- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH LUẬT LAO ĐỘNG
Luật lao động điều chỉnh các quan hệ xã hội về sử dụng lao động (quan hệ lao động) và các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động (quan hệ liên quan đến quan hệ lao động) gồm quan hệ về việc làm, quan hệ học nghề, quan hệ về bồi thường thiệt hại, quan hệ về bảo hiểm xã hội, quan hệ giữa người sử dụng lao động và đjai diện của tập thể lao động, quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công, quan hệ về quản lý lao động.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động (luật sư lao động) của Công ty Luật TNHH Everest
3- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
Người sử dụng lao động
Người lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
4- NĂM (05) NGUYÊN TẮC CƠ BẢN LUẬT LAO ĐỘNG
[a] Nguyên tắc bảo vệ người lao động
Nguyên tắc bảo vệ người lao động là nguyên tắc cơ bản của luật lao động. Đây cũng là lí do chủ yếu cho sự ra đời và tồn tại của luật lao động. Quan điểm đó cũng được thể hiện trong chính sách của nhà nước về lao động:
“Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đảng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động” (khoản 1 Điều 4 BLLĐ năm 2019).
Đây nó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình ban hành, sửa đổi, thực thi pháp luật lao động ở nước ta hiện nay.
[b] Nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng lao động
Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động được nhà nước cho phép toàn quyền quản lí nên cũng không cần thiết phải bảo vệ họ ở tất cả các phương diện như đối với người lao động. Chính vì thế mà nguyên tắc này có phạm vi hẹp hơn so với nguyên tắc bảo vệ người lao động.
Người sử dụng lao động được nhà nước cho phép tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm; được quyền sở hữu vốn và tài sản hợp pháp. Người sử dụng lao động cũng được đảm bảo về quyền tự do liên kết và phát triển trong quá trình sử dụng lao động như được quyền tự do tuyển chọn, sử dụng người lao động theo nhu cầu và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình; được quyền quản lý, ban hành nội quy, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động của mình; được nhà nước ưu đãi, hỗ trợ nếu gặp khó khăn; được đảm bảo bồi thường thiệt hại nếu chủ thể khác xâm phạm;…
[c] Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Quy định của pháp luật về lao động không chỉ liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động mà nó nó còn phải liên quan đến mức độ đầu tư, liên quan đến sự phát triển kinh tế và đời sống của toàn xã hội. Vì thế, việc kết hợp chính sách kinh tế và xã hội là một vấn đề rất cần thiết nhằm bổ sung, phù hợp với các quan hệ xã hội lại vừa có nội dung kinh tế (tăng trưởng để có thu nhập, lợi nhuận) vừa có nội dung xã hội (việc làm,…).
[d] Nguyên tắc tự do lao động, tự do việc làm và tuyển dụng lao động
Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động có toản quyền quyết định lựa chọn đối tác trong quan hệ lao động, tự do lựa chọn địa điểm làm việc, tự do xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động... nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật. Họ có quyền lựa chọn cách thức để thiết lập quan hệ lao động (trực tiếp hoặc thông qua các cơ sở dịch vụ việc làm), họ có quyền làm việc cho nhiều người sử dụng lao động với các HĐLĐ khác nhau (Điều 19 BLLĐ năm 2019). Họ có quyền chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp theo quy định của pháp luật và có quyền lựa chọn phưomg thức giải quyết tranh chấp khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định về thời điểm, cách thức tổ chức, số lượng, chất lượng... tuyển dụng lao động và sau đó có quyền sắp xếp, bố trí, sử dụng lao động, chấm dứt quan hệ lao động... theo nhu cầu của đon vị và không trái quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật Việc làm năm 2013 còn quy định: “...hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiếu số”. Hay nói cách khác, người sử dụng lao động không những được đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện quyền tự do tuyển dụng, thuê mướn lao động mà còn được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ khi sử dụng nhiều lao động đặc thù.
[đ] Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế
Các tiêu chuẩn quốc tế chính là tổng hợp các nguyên tắc, định hướng, định mức,..về điều kiện lao động và sử dụng lao động được quy định trong các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và Việt Nam là một trong các thành viên của ILO. Chính vì thế Việt Nam ta phải có trách nhiệm thực hiện những quy định của tổ chức này trong phạm vi điều kiện kinh tế xã hội nước ta và những quy định của pháp luật về lao động cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn của ILO.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
5- NGUỒN LUẬT LAO ĐỘNG
Nguồn chủ yếu của luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.
Các văn bản luật bao gồm: Hiến pháp (đây là bộ phận cấu thành không thể thiếu, làm cơ sở để xác định các nguyên tắc, các nội dung định hướng cơ bản của luật lao động), Bộ luật lao động (Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung các năm 2006, 2007; Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019), các đạo luật khác như Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật hợp tác xã, Luật công đoàn, Luật đầu tư.
Các văn bản dưới luật như pháp lệnh (văn bản do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành), nghị định, nghị quyết của chính phủ, thông tư, chỉ thị.
6- CÁC HÀNH VI BỊ CẤM
Phân biệt đối xử trong lao động
Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sủ dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia.
Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật
Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Xem thêm: Pháp trị tại Công ty Luật TNHH Everest.
7- CÁC CHẾ ĐỊNH LUẬT LAO ĐỘNG
[a] Việc làm và học nghề
Việc làm và tạo việc làm là một trong những mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta trong những năm qua. Việc làm được hiểu là mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm (Điều 13 Bộ luật lao động).
[b] Hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là một loại khế ước thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên, nó mang tính đích danh, nó có sự phụ thuộc pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động.
[c] Tiền lương
Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động hoàn thành công việc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó Điều 55 Bộ luật lao động nước ta quy định: “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu qủa công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định”.
[d] Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc là khoảng thời gian do pháp luật quy định theo đó người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm vụ được giao phù hợp với nội quy, điều lệ và hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền tự do sử dụng quỹ thời gian đó.
[đ] Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật lao động quy định trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động cũng như các hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những quy định đó.
[e] Trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm vật chất là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động bằng cách buộc họ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hợp đồng trách nhiệm của người lao động xảy ra trong quan hệ lao động.
8- CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động, khuyến khích những thỏa thuận đảm bảo cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động , quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
Có chính sách phát triển, phân bổ nguồn lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kĩ năng nghề cho người lao động; hộ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước.
Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng cá hình thức kết nối cung, cầu lao động.
Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.
Đảm bảo bình đằng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest.
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm