Ngành luật Quốc tế

"Không có cái gọi là một cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi. Nếu chiến tranh xảy ra, nó bắt nguồn từ thất bại của sự khôn ngoan loài người".

Andrew Bonar Law, Cựu Thủ tướng Anh

Ngành luật Quốc tế

Thuật ngữ "Luật Quốc tế" hay "Công pháp Quốc tế" được dùng ở đây để nói về hệ thống pháp luật tồn tại một cách độc lập, song song với hệ thống pháp luật quốc gia chứ không bao hàm cả tư pháp quốc tế - ngành luật thuộc hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

Luật Quốc tế là một hệ thống pháp luật độc lập, có đối tượng điều chỉnh, trình tự xây dựng, phương pháp điều chỉnh, chủ thể, nguồn luật cũng như các biện pháp đảm bảo thi hành (chế tài) riêng biệt với các ngành luật khác.

Luật Quốc tế là hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được các quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc tế thoả thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của Luật Quốc tế với nhau và trong trường hợp cần thiết được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể do chính các chủ thể Luật Quốc tế thực hiện.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT LUẬT QUỐC TẾ

Hệ thống các quy phạm của Luật Quốc tế tồn tại song song với các quy phạm thuộc hệ thống luật quốc gia và có ảnh hưởng, tác động đối với nhau.

Luật Quốc tế được phân chia thành các bộ phận gồm nhiều nhóm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của Luật Quốc tế như luật điều ước quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật biển quốc tế, luật hàng không dân dụng quốc tế... Bên cạnh những điểm đặc thù, các ngành luật thuộc hệ thống Luật Quốc tế đều có chung các đặc điểm về chủ thể, về đối tượng điều chỉnh, về trình tự xây dựng và biện pháp cưỡng chế. Trong quản lý khoa học và đào tạo, Luật Quốc tế được gọi là ngành Luật Quốc tế, phân biệt với tư pháp quốc tế là ngành luật gồm các quy phạm điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Thuật ngữ "Luật Quốc tế" hay "Công pháp Quốc tế" được dùng ở đây để nói về hệ thống pháp luật tồn tại một cách độc lập, song song với hệ thống pháp luật quốc gia chứ không bao hàm cả tư pháp quốc tế - ngành luật thuộc hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.

Trình tự xây dựng các qui phạm pháp Luật Quốc tế: trong hệ thống quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản bình đẳng về chủ quyền các quốc gia nên không có cơ quan làm luật. Con đường duy nhất để hình thành các quy phạm pháp Luật Quốc tế đó là sự thỏa thuận giữa các chủ thể Luật Quốc tế với nhau dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế (quy phạm thành văn); cùng nhau thừa nhận những tập quán quốc tế trong quan hệ giữa họ (quy phạm bất thành văn). Đây là đặc trưng quan trọng nhất.

Chủ thể của Luật Quốc tế là các quốc gia có chủ quyền: Chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực đối nội là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền làm luật, quyền giám sát việc thi hành pháp luật, quyền xét xử những hành vi vi phạm pháp luật của quốc gia.

Trong lĩnh vực đối ngoại đó là quyền độc lập trong hệ thống quốc tế, tự do quan hệ không lệ thuộc vào bất cứ thế lực nào, hai mối quan hệ này có quan hệ mật thiết với nhau, chỉ vì khi quốc gia có quyền tối cao trong quan hệ đối ngoại thì mới có quyết định trong quan hệ đối ngoại. Quốc gia là chủ thể đặc biệt khi tham gia vào hoạt động tư pháp quốc tế, được miễn trừ về tư pháp quốc tế: quyền miễn trừ về xét xử, quyền miễn trừ về tài sản, quyền miễn trừ về thi hành án.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest.

II- ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Nếu như luật trong nước điều chỉnh về quan hệ xã hội phát sinh trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và quan hệ có yếu tố nước ngoài thì Luật Quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống quốc tế như quan hệ giữa các quốc gia ở cấp độ chính phủ hoặc trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, chủ yếu là những quan hệ chính trị. Tuy nhiên không phải tất cả quan hệ quốc tế đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế (Ví dụ: Quan hệ quốc tế theo con đường các tổ chức chính trị - xã hội… không do Luật Quốc tế điều chỉnh).

Đối tượng điều chỉnh của Luật Quốc tế thực chất chính là các quan hệ nhiều mặt phát sinh trong đời sống quốc tế nhưng chủ yếu là các quan hệ chính trị hoặc các khía cạnh chính trị.

Quan hệ do Luật Quốc tế điều chỉnh chính là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, cụ thể như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế.

Quan hệ do Luật Quốc tế điều chỉnh cũng khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tác động của Luật Quốc tế là quan hệ mang tính liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống quốc tế.

Những quan hệ đó đều đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng những quy phạm của Luật Quốc tế.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, quan hệ liên quốc gia, liên chính phủ giữa các quốc gia và các thực thể Luật Quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… và nó cũng sẽ được điều chỉnh bằng Luật Quốc tế gọi là quan hệ pháp Luật Quốc tế.

Các quan hệ Pháp Luật Quốc tế đều có đặc trưng cơ bản đó là bởi sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia. Sự tồn tại của yếu tố trung tâm là quốc gia trong quan hệ Pháp Luật Quốc tế được biết đến là chủ thể có chủ quyền và việc thực hiện quyền năng chủ thể Luật Quốc tế của quốc gia do thuộc tính chủ quyền chi phối đã tạo ra sự điều chỉnh khác biệt của Luật Quốc tế so với cơ chế điều chỉnh của Luật quốc gia.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp quốc tế của Công ty Luật TNHH Everest.

III- PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự nguyện và hợp tác giữa các chủ thể. Chủ yếu bằng phương pháp thỏa thuận (thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế) giữa các chủ thể của Luật Quốc tế với nhau.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cần thiết, các chủ thể của Luật Quốc tế có thể dùng biện pháp cưỡng chế, can thiệp riêng lẻ hay tập thể phù hợp với các quy định của Luật Quốc tế. Cưỡng chế riêng lẻ là biện pháp cưỡng chế do 1 chủ thể thực hiện nhằm trừng trị chủ thể có hành vi vi phạm (như đáp trả quân sự của quốc gia bị xâm lược).

Cưỡng chế tập thể là biện pháp cưỡng chế do nhiều chủ thể thực hiện (thường do một nhóm quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế đoàn kết với quốc gia để áp dụng các biện pháp trừng trị đối với quốc gia có hành vi vi phạm - Mỹ và các đồng minh áp lệnh trừng phạt về tài chính, thương mại, năng lượng…lên Nga nhằm phản ứng với chiến dịch quân sự của Matxcơva ở Ukraine).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest 

IV- NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chất chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus Cogens) đối với mọi chủ thể của Luật quốc tế. Các nguyên tắc này chủ yếu tồn tại dưới dạng các quy phạm pháp luật thể hiện trong các điều ước và tập quán quốc tế.

Luật Quốc tế bao gồm 07 nguyên tắc cơ bản sau:

1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia;

2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực;

3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế;

4. Nguyên tắc không can thiệp và công việc nội bộ của quốc gia khác;

5. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác;

6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết;

7. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda).

V- NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Nguồn của Luật Quốc tế là những hình thức biểu hiện hoặc chứa đựng các quy phạm pháp Luật Quốc tế, do các chủ thể của Luật Quốc tế thỏa thuận xây dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng. Ví dụ như các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận, phán quyết của Tòa án quốc tế, học thuyết của các chuyên gia, nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ,…

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân Thịnh - Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Ngành luật Quốc tế

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.09604 sec| 1112.531 kb