Nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại và điều khoản tiền lãi trong CISG

26/08/2024
Dương Vũ Long
Dương Vũ Long
Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lựa chọn Luật áp dụng là Công ước Viên năm 1980 về Mua bán hàng hóa Quốc tế (CISG), câu hỏi được đặt ra là bên nào có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại? Câu trả lời là: Bên bị thiệt hại phải đưa ra chứng cứ chứng minh. Tương tự, với điều khoản tiền lãi, bên có nghĩa vụ chứng minh là bên chủ nợ - tức bên nhận được khoản tiền lãi. Bài viết này cung cấp thông tin và góc nhìn của người viết về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại và điều khoản tiền lãi đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng CISG.

1- Nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại

Về nghĩa vụ chứng minh nói chung trong bồi thường thiệt hại, CISG không quy định chính xác cách thức chứng minh hay mức độ chứng minh cần thiết của bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, các án lệ của CISG cho thấy bên bị thiệt hại thường là bên có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra với mình. Về mức độ chứng minh, ở các quốc gia thông luật mức độ chứng minh cần thiết nằm ở việc chứng minh “sự chắc chắn về mặt thiệt hại” (certainty of damages). Sự chắc chắn về mặt thiệt hại này có thể là thiệt hại đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra. Đối với các quốc gia theo hệ thống dân luật, việc chứng minh cũng phải cho thấy sự chắc chắn gây thiệt hại nhưng không nhất thiết là ở mặt tính toán hay con số cụ thể, tuy nhiên, đối với các yếu tố liên quan tới bồi thường thiệt hại liên quan tới lợi nhuận bị mất (loss of interest) thì sẽ có tiêu chuẩn chứng minh rõ ràng và minh thị hơn. Tóm lại là, nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại sẽ dành cho phía yêu cầu bồi thường thiệt hại, đồng thời các chứng cứ mà bên yêu cầu đưa ra phải hợp lý với các yêu cầu bồi thường cụ thể của bên yêu cầu.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Nghĩa vụ chứng minh điều khoản tiền lãi

Mặt khác, về điều khoản tiền lãi, CISG không quy định cụ thể tại Điều 78, nhưng đa số các án lệ đều cho thấy nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) thuộc về bên yêu cầu lãi suất là chủ nợ - họ phải chứng minh sự tồn tại của một khoản tiền đến hạn và lãi suất áp dụng trong trường hợp cụ thể. Thậm chí, bên yêu cầu bồi thường dựa trên lãi suất hợp đồng phải chứng minh sự tồn tại của điều khoản tiền lãi. Việc áp dụng điều khoản tiền lãi tương đối phức tạp do phải vận dụng nguyên tắc gapped-filling của CISG, tức nó còn phụ thuộc vào việc áp dụng pháp luật thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia và quyết định áp dụng pháp luật sẽ ảnh hưởng tới điều khoản tiền lãi.
Ví dụ: Trong một hợp đồng giữa hai bên là Việt Nam và quốc gia A áp dụng CISG tồn tại điều khoản tiền lãi, giả sử điều khoản quy định rằng bên quốc gia A nếu không hoàn thành hoặc chậm nghĩa vụ trả tiền hàng sau khi nhận hàng từ phía Việt Nam thì mỗi tháng kể từ lúc quốc gia A chậm nghĩa vụ sẽ phải chịu một khoản tiền lãi là 10% mỗi tháng. Số tiền chậm kể từ thời điểm chậm nghĩa vụ tính là 01 tháng.
Dễ thấy, trường hợp quốc gia A vi phạm về việc chậm trả tiền hàng thì sẽ phải chịu lãi chậm trả. Tuy nhiên, việc áp dụng lãi chậm trả còn phải phù hợp theo pháp luật các bên thoả thuận. Nếu như áp dụng Pháp luật Việt Nam trong trường hợp trên thì khả năng cao số lãi 10% sẽ phải điều chỉnh còn 8% để phù hợp với Luật Thương mại Việt Nam 2005. 
Bên cạnh pháp luật quốc gia, các bên còn có thể thoả thuận áp dụng Bộ nguyên tắc Unidroit với điều khoản tiền lãi tại các điều 7.4.9 và 7.4.10 để xác định về tiền lãi.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest


3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại và điều khoản tiền lãi trong CISG được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại và điều khoản tiền lãi trong CISG có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Nghĩa vụ chứng minh bồi thường thiệt hại và điều khoản tiền lãi trong CISG

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.63244 sec| 949.234 kb