Những quy định chung về phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự

10/03/2023
Việc tiến hành phiên toà sơ thẩm phải được thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc, phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc của tố tụng dân sự được quy định tại các điều, từ Điều 3 đến Điều 25 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, vì sự có mặt của các bên đương sự trong vụ án là rất cần thiết cho nên phiên toà sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà trong trường hợp phải hoãn phiên toà (Điều 222 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015)

1- Nguyên tắc tiến hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự

Để giải quyết đúng được các vụ án dân sự, việc tiến hành phiên toà sơ thẩm phải được thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc, phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc của tố tụng dân sự được quy định tại các điều, từ Điều 3 đến Điều 25 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, vì sự có mặt của các bên đương sự trong vụ án là rất cần thiết cho nên phiên toà sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà trong trường hợp phải hoãn phiên toà (Điều 222 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015). Từ đó, bảo đảm cho các đương sự tham gia phiên toà thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh được sự phiền hà và tổn thất về thời gian, tiền bạc cho đương sự do theo kiện.

Ngoài yêu cầu nêu trên, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định phiên toà sơ thẩm dân sự phải được tiến hành theo phương thức xét xử trực tiếp, bằng lời nói (Điều 225 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015). Thực hiện việc xét xử trực tiếp và bằng lời nói nhằm bảo đảm cho toà án thẩm định và xác minh được đầy đủ, chính xác các tài liệu, chứng cứ của vụ án và đánh giá chúng một cách toàn diện. Theo quy định này, toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cử đã thu thập được; nghe kiểm sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có kiểm sát viên tham gia phiên toà; nghe các bên đương sự và đại diện của họ tranh luận về chứng cứ cũng như về việc áp dụng pháp luật. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà.
Việc xét xử ở phiên toà phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trừ trường hợp không thể tham gia xét xử được phải thay đổi.

Trong trường hợp đặc biệt do Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì việc xét xử có thể tạm ngừng không quá 1 tháng. Hết thời hạn tạm ngừng nếu lí do để ngừng phiên toà không còn, việc xét xử vụ án được tiếp tục (khoản 2 Điều 259 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015). Nếu lí do để ngừng phiên toà chưa được khắc phục thì hội đồng xét xửra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử phải thông báo cho người tham gia tố tụng vàviện kiểm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên toà. Sở dĩ Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định việc xét xử bằng lời nói và phải được tiến hành liên tục là nhằm bảo đảm cho hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng dễ dàng nhớ được các tình tiết của vụ án và giải quyết được dứt điểm từng vụ. Toà án phải xét xử xong từng vụ án một rồi mới được xét xử đến vụ án khác, không được làm thủ tục khai mạc phiên toà chung cho nhiều vụ án hoặc tuyên án cùng một lúc cho nhiều vụ án.

2- Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 63 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xử có thể gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm.Trong quá trình xét xử, nếu có một thành viên nào của hội đồng xét xử vì lí do đặc biệt, không thể tham gia xét xử vụ án được nữa thì theo quy định tại Điều 226 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 việc thay thế thành viên đó như sau:
- Trong trường hợp có thẩm phán, hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có thẩm phán, hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này thay thế và được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên toà ngay từ đầu.
- Trong trường hợp hội đồng xét xử có hai thẩm phán mà thẩm phán chủ tọa phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử được thì thẩm phán là thành viên hội đồng xét xử làm chủ tọa phiên toà và thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên hội đồng xét xử.
- Trong trường họp không có thẩm phán hoặc hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi chủ tọa mà không có thẩm phán để thay thế thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.

3- Những người tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự

Để vụ án được giải quyết nhanh chóng, chính xác và đồng thời bảo đảm cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và bảo đảm cho việc xét xử, trực tiếp, liên tục, bằng iời nói thì khi toà án mở phiên toà để xét xử vụ án, tất cả những người tham gia tố tụng phải được triệu tập tham gia phiên toà. Theo quy định tại các điều, từ Điều 227 đến Điều 232 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, những người tham gia tố tụng tại phiên toà gồm có: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định và người phiên dịch. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên toà đổi với những vụ án toà án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp chưa có điều luật để áp dụngquy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đương sự là thành phần quan trọng của vụ án dân sự, theo quy định tại cấc điều 227, 228 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, toà án chỉ xét xử vắng mặt đương sự trong các trường hợp sau:
- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị toà án xét xử vẳng mặt.
- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện tham gia phiên toà.
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đã được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà.
- Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi như là từ bỏ yêu cầu phản tố và toà án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại vói yêu cầu phản tố.
- Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và toà án quyết định đình chỉ giải quyết đổi với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Họ cũng có quyền khởi kiện lại với yêu cầu độc lập này theo quy định.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai vắng mặt.

 

0 bình luận, đánh giá về Những quy định chung về phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.14750 sec| 955.492 kb