Thuận lợi và khó khăn khi hoạt động theo mô hình kinh doanh chuỗi
1- Kinh doanh chuỗi là gì?
Chuỗi là một nhóm các chi nhánh/cửa hàng kinh doanh dưới tên của cùng một thương hiệu, bán cùng dòng sản phẩm chính, và hoạt động theo những nguyên tắc quản trị chung của một công ty. Chuỗi có thể chỉ hoạt động tại một địa phương, một khu vực, trong cùng một quốc gia, hoặc tại nhiều thị trường trên thế giới. Khi một công ty quản lý một chuỗi, công ty đó đầu tư và sở hữu toàn bộ các chi nhánh/cửa hàng, quản lý hoạt động của các chi nhánh/cửa hàng này hàng ngày, và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của từng chi nhánh.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
2- Những thuận lợi và thách thức khi kinh doanh chuỗi
[a] Về vấn đề tiếp thị
Thuận lợi: (i) Tính đồng nhất trong nhận diện thương hiệu - Là chủ sở hữu thương hiệu, doanh nghiệp bao giờ cũng có nhận thức cao về tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu; (ii) Tổ chức hiệu quả và đồng bộ các chương trình xúc tiến và quảng bá nhờ vào sự phân công trách nhiệm rõ ràng của phòng tiếp thị; (iii) Tốc độ thâm nhập thị trường nhanh; (iv) Chủ động và hiệu quả khi triển khai hợp tác chiến lược với các thương hiệu khác.
Thách thức: (i) Mức độ hiệu quả của việc cộng đổng hóa hoặc địa phương hóa các hoạt động xúc tiến chi nhánh thấp hơn do quản lý và nhân viên các chi nhánh/ cửa hàng thường xem tiếp thị là trách nhiệm của phòng tiếp thị, trừ phi chương trình tăng doanh thu gắn liền với các chế độ lương thưởng cho nhân viên; (ii) Đầu tư ngân sách quảng cáo quảng bâ cao hơn vì công ty phải đứng ra triển khai toàn bộ các hoạt động tiếp thị, xúc tiến tại từng chi nhánh/cửa hàng/thị trường; (iii) Việc theo dõi thực hiện các chương trình xúc tiến khó khăn hơn do trách nhiệm thực hiện chủ yếu quy về phòng tiếp thị.
[b] Về vấn đề tài chính
Thuận lợi: (i) Tính minh bạch trong hệ thống và báo cáo tài chính. Điều này là thuận lợi lớn tại các thị trường đang phát triển như Việt Nam; (ii) Lợi nhuận cao khi -hoạt động kinh doanh hiệu quả. So với doanh thu từ phí royalty (xem phụ lục 3 - tra cứu từ ngữ chuyên ngành), công ty có thể đạt lợi nhuận cao hon từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh/ cửa hàng/thị trường khi cửa hàng/ chi nhánh/thị trường có tiềm năng và hoạt động hiệu quả. Thường các doanh nghiệp nhượng quyền khi bắt đầu phát triển thị trường sử dụng mô hình nhượng quyền, nhưng khi thị trường đã ổn định và phát triển thì có khuynh hướng chuyển đổi sang mô hình chuỗi nhằm nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; (iii) Quản lý tài chính chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn nhờ sự quản lý chặt chẽ của phòng kế toán, tài chính của công ty; (iv) Theo dõi và báo cáo tài chính rõ ràng giúp cho việc cải tiến kinh doanh hiệu quả. Việc kinh doanh và phát triển muốn thực hiện tốt cần phải dựa vào đánh giá kết quả hoạt động và các chỉ tiêu đo lường về hiệu quả kinh doanh (KPIs). Với cơ cấu tổ chức công ty theo hệ thống, điều này là thuận lợi cho mô hình chuỗi để có thể’ nắm bắt tình hình tài chính một cách thực tế, rõ ràng, và đưa ra các phương án cải tiến hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Thách thức: (i) Trừ phi doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và thời gian trường vốn dài hạn, việc liên tục đầu tư nhưng hòa vốn chậm, nhất là đối với các mô hình có quy mô đầu tư lớn có thể làm cho dòng tiền của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; (ii) Hệ thống kiểm soát nội bộ nếu không hiệu quả có thể gây ra nhiều thất thoát hoặc bất lợi về chi phí trong chuỗi cung ứng, nhất là ở các nước đang phát triển như Việt Nam; (iii) Quỹ tài chính là yếu tố then chốt trong vấn đề phát triển chuỗi và yêu cầu nhà đầu tư phải có kế hoạch dự đoán dài hạn về lãi lỗ, dòng tiền, nguồn quỹ đầu tư. Nếu thiếu sự chuẩn bị, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Nếu nguồn vốn tự có thấp, không có sự hỗ trợ hay đối tác tài chính đê’ có cơ hội sử dụng nguồn vốn dồi dào với lãi suất bằng 0 hoặc rất thấp, đây sẽ là một thử thách vô cùng lớn đối với doanh nghiệp.
[c] Về tổ chức hành chính nhân sự
Thuận lợi: (i) Tổ chức theo hình thức công ty, chuyên nghiệp và hệ thống hóa; (ii) Dễ thu hút nhân tài do tạo nhiều cơ hội thăng tiến và tầm cỡ công ty.
Thách thức: (i) Đầu tư lớn và dài hạn vào nhân sự các cấp để’ đảm bảo việc quản lý và hoạt động hiệu quả. Tại những nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một thử thách lớn do thiếu nguồn nhân sự chuyên ngành, tĩnh trung thành của nhân viên thấp; (ii) Đội ngũ quản lý cấp trung (middle management) như cấp trưởng phòng, trưởng chi nhánh ở các thị trường đang phát triển như Việt Nam thiếu về số lượng lẫn chất lượng, chưa đủ năng lực quản lý điều hành một phòng ban, một chi nhánh một cách hiệu quả; (iii) Vì không phải là công việc kinh doanh của bản thân, nhân viên đi làm nhận lương đôi khi không đủ động lực và tinh thần trách nhiệm đê’ đê’ đóng góp hết mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
[d] Phát triển mạng lưới chi nhánh
Thuận lợi: (i) Dễ dàng trong hợp tác chiến lược với các đối tác như công ty phát triển địa ốc (ví dụ Vincom), công ty quản lý địa ốc (ví dụ CBRE), công ty có mặt bằng bán lẻ lớn (ví dụ Parkson hay Lotte Mart), hệ thống chi nhánh bán lẻ (ví dụ Circle K hay Caltex).... Do cách ra quyết định nhanh chóng, thống nhất của một chủ đầu tư, đối tác cho thuê thường thích hợp tác với chuỗi hơn là hệ thống nhượng quyền; (ii) Tốc độ phát triển hệ thống nhanh nếu tiềm lực tài chính mạnh.
Thách thức: (i) Do tự phát triển và quản lý, doanh nghiệp sẽ ngày càng trải rộng địa bàn hoạt động và thử thách lớn nhất là việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả hệ thống nhờ vào đội ngũ quản lý trung thực, có năng lực, vâ hợp tác. Bất kỳ rủi ro hay sự cố gì về trong quản lý, kiểm soát, cung ứng có thể dẫn đến sự khủng hoảng của toàn hệ thống; (ii) Khi vươn ra những thị trường xa xôi, khác biệt về văn hóa, khác biệt về hành vi và cung cách làm việc, phát triển hệ thống chi nhánh/thị trường trở thành một vấn đề cần đầu tư thời gian, nguồn lực, và kế hoạch hạn chế rủi ro. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là một thử thách lớn khi mong muốn phát triển vượt quá nền tảng và nguồn lực bên trong.
Xem thêm: Pháp lý tái cấu trúc doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Những thuận lợi và khó khăn khi hoạt động theo mô hình kinh doanh chuỗi được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Những thuận lợi và khó khăn khi hoạt động theo mô hình kinh doanh chuỗi có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
![Quản trị, quản lý rủi ro và tuân thủ (GRC)](https://everest.org.vn/images/news/2024/03/26/resized/luat-su-tu-van-119-_1711458368.png)
![Giới thiệu về công việc luật sư nội bộ](https://everest.org.vn/images/news/2024/03/19/resized/trademark-29_1710829671.png)
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm