Những vấn đề chung về hợp đồng dịch vụ pháp lý

"Hợp tác và trao đổi thông tin giữa các cá nhân và tổ chức là cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề lớn và khó khăn".

Bill Gates, tên thật William Henry Gates III, CEO của Microsoft, tỷ phú Mỹ

Những vấn đề chung về hợp đồng dịch vụ pháp lý

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư cung cấp cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí dich vụ cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một dạng hợp đồng dịch vụ mang tính thương mại, được ký kết giữa một bên là tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật, văn phòng luật sư) và một bên là khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý. Tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, còn khách hàng phải trả phí cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ trường hợp tổ chức hành nghề luật sư miễn trừ nghĩa vụ trả phí cho khách hàng.

Liên hệ

I- KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Luật luật sư năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 (Luật Luật sư) và Bộ luật dân sự năm 2015 (Bộ luật dân sự) không đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nhưng căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật luật sư và Bộ luật dân sự có thể đưa ra định nghĩa về hợp đồng dịch vụ pháp lý như sau: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý là một thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức hành nghề luật sư và khách hàng, theo đó tổ chức hành nghề luật sư cung cấp cho khách hàng các dịch vụ pháp lý và khách hàng phải trả phí dich vụ cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ khi các bên có thỏa thuận khác”.

Như vậy về bản chất, hợp đồng dịch vụ pháp lý là một dạng hợp đồng dịch vụ mang tính thương mại, được ký kết giữa một bên là tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật hoặc văn phòng luật sư) và một bên là khách hàng. Tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng còn khách hàng phải trả phí cho tổ chức hành nghề luật sư, trừ trường hợp tổ chức hành nghề luật sư miễn trừ nghĩa vụ trả phí cho khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

II- HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Theo quy định của Khoản 2 Điều 26 Luật luật sư: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành văn bản...”. Như vậy, pháp luật chỉ ghi nhận duy nhất hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý là văn bản. Luật đã loại trừ các hình thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên thông qua lời nói hoặc các hành vì cụ thể:

Vậy, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng lời nói (hay còn gọi là hợp đồng miệng) mà không lập thành văn bản thì sẽ như thế nào? Theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự thì hợp đồng không tuân thủ điều kiện về hình thức sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp “một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó". Như vậy, trong trường hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý không được lập thành văn bản nhưng đảm bảo các điều kiện sau đây thì vẫn có thể coi như các bên đã ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản: Một bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ: hoặc Cả hai bên dẫn thực hiện được ít nhất hai phần ba các nghĩa vụ (một bên cung cấp dịch vụ tư vấn, một bên thanh toán tiền).

Về phía khách hàng, vìệc chứng minh đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ không khó vì dựa trên khoản tiền phí dịch vụ mà các bên đã thỏa thuận và số tiền mà khách hàng đã thanh toán thì có thể đưa ra được một con số chinh xác. Tuy nhiên, về phía tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, sẽ khó xác định thế nào là đã thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ. Bởi lẽ dịch vụ pháp lý là một dịch vụ tương đối đặc thù, rất khó định lượng được. Nó chỉ có thể xác định được khi có những căn cứ cụ thể hoặc là chứng mình được tổ chức hành nghề luật sư đã hoàn thành nghĩa vụ tư vấn của mình.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

III- CHỦ THỂ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật và luật sư thì một bên của hợp đồng dịch vụ pháp lý sẽ là bên cung ứng dịch vụ hay còn gọi là tổ chức hành nghề luật sư còn bên kia là khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý tổ chức hành nghề luật sư không được ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với những khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ việc tranh chấp, vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, vìệc dân sự và các việc khác theo quy định của pháp luật. Vấn đề này được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Luật luật sư. Bởi lẽ, khi có từ hai khách hàng trở lên có xung đột về lợi ích thì luật sư không thể hành động vì lợi ích tốt nhất của họ cùng một lúc.

1- Tổ chức hành nghề luật sư

Căn cứ vào quy định tại Điều 39 và Điều 49 của Luật luật sư có thể thấy rằng, chỉ tổ chức hành nghề luật sư mới được ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, sau đó các tổ chức hành nghề luật sư sẽ phân công cho các luật sư làm vìệc trong tổ chức của mình thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó. Như vậy có thể nói, ngoài các tổ chức hành nghề luật sư ra không một ai có đủ tư cách để ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.

Trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thì có thể ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng được không? Theo quy định của Điều 23 Luật luật sư thì luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề sau đây: Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng vìệc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm vìệc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư; hoặc Hành nghề với tư cách cá nhân. Thông tư số 02/2015/TT-BTP ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ tư pháp quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư cùng có nhắc đến vìệc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

Tuy nhiên, cần xác định rõ “hành nghề với tư cách cá nhân" chỉ được áp dụng trong trường hợp một luật sư có đủ điều kiện hành nghề theo quy định nhưng không tham gia vào một tổ chức hành nghề luật sư nào mà chỉ muốn ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp để trở thành luật sư nội bộ của doanh nghiêp đó. Trong trường hợp này, luật sư phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý dưới dạng hợp đồng lao động. Theo quy định của pháp luật thì luật sư đó phải liên hành đăng ký “hành nghề luật sư với tư cách cá nhân” trước, sau đó mới được ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp luật sư hành nghề Với tư cách cá nhân nhưng lại ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để cung cấp dịch vụ pháp lý thì hậu quả pháp lý là rất có khả năng hợp đồng đó bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 49 Luật luật sư thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chỉ được ký hợp đồng lao động với duy nhất một cơ quan, tổ chức. Quy định như vậy vô hình chung đã hạn chế quyền của luật sư và trái với tinh thần của Điều 21 Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó, “người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết”. Vì vậy, nếu coi luật sư hành nghề tự do với vai trò một người lao động thì nên chăng chỉ cấm luật sư hành nghề tự do ký hợp đồng lao động với các cơ quan, có chức có quyền lợi đối lập nhau Trong trường hợp sau khi ký hợp đồng lao động với các cơ quan, tổ chức rồi mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cơ quan này mới xảy ra thì yêu cầu luật sư phải chấm dứt hợp đồng lao động với một trong hai cơ quan, tổ chức để tránh xung đột lợi ích.

Luật cũng không cho phép luật sư tham gia vụ vìệc theo yêu cầu của cơ quan tố tụng (tạm gọi là luật sư chỉ định) và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được quyền ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng.

Trưởng hợp luật sư chỉ định: Đối với các luật sư chỉ định, theo tinh thần của khoản 1 Điều 26 Luật luật sư năm 2006, luật sư được ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với cơ quan chỉ định. Đây có thể là một điểm hạn chế của Luật luật sư. Bởi lẽ, tất cả các mối quan hệ pháp luật phải dựa trên hợp đồng hoặc quy định của pháp luật thì mới có thể xác định được quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Tuy nhiên, Luật luật sư không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ "luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng" mà chỉ có Nghị định số 123/2013 NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư có điều khoản liên quan đến chế độ thanh toán tiền thù lao (Điều 19) và chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy. nếu luật không quy định cụ thể vá cũng không có hợp đồng ràng buộc một cách rõ ràng thì không bên nào hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để đâu. Hệ quả là chất lượng cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ khó được đảm bảo một cách tốt nhất.

Xem thêm: Soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý

2- Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý

Khách hàng là cá nhân: Theo quy định của pháp luật về dân sự. người từ đủ IX tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý trừ trường hợp mất năng lực hành vì dân sự. Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý phải cô người đại diện hợp pháp 1 hoặc người giám hộ đồng ý2

Khách hàng là thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (Bộ luật tố tụng hình sự): "Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn". Như vậy, trong trường hợp khách hàng là người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo theo điểm d khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự không trực tiếp ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để mời luật sư tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì cả hai đối tượng có thế ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư để lựa chọn người bào chữa, đó là người đại diện hoặc người thân thích của họ.

Theo Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015. người đại diện theo pháp luật của một cá nhân bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vì là người đại diện theo pháp luật nếu được tòa án chỉ định; Người do tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện; và Người do tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vì dân sự.

Như vậy, những người nói trên được quyền thay mặt và đại diện cho khách hàng kỷ kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư.

Liên quan đến “người thân thích” của người bị buộc tội, Bộ luật tố tụng hình sự không đưa ra định nghĩa về ‘'người thân thích của người bị buộc tội” mà lồng ghép nó trong quy định về “người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng”, đó là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bao gồm: Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, me vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; Cụ nội. cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

Như vậy, hợp đồng dịch vụ pháp lý có thể được những người thân thích nêu trên ký để đề nghị tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa cho người bị buộc tội.

Khách hàng là tổ chức: Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, chủ thể giao kết hợp đồng của tổ chức vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân (có đủ năng lực hành vì) lại vừa phải đáp ứng điều kiện là người đại diện theo pháp luật (hoặc người đại diện theo ủy quyền) của tổ chức đó.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

IV- BẢN ĐỀ XUẤT DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Thông thường, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư gửi cho khách hàng một bản đề xuất dịch vụ, trong đó ghi rõ yêu cầu của khách hàng, công vìệc chính của luật sư. thời gian thực hiện hợp đồng, gói dịch vụ. Sau khi khách hàng đọc bản đề xuất và chấp thuận thì các bên sẽ triển khai các điều khoản của bạn đề xuất thành hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Trong bản đề xuất dịch vụ pháp lý, một trong những vấn đề cần chú ý là phải nêu rõ thời hạn có hiệu lực của bản để xuất và thông thường để tránh mất thời gian, nhiều tổ chức hành nghề luật sư thường đưa phần chấp nhận của khách hàng vào cuối bản đề xuất dịch vụ và ghi rõ trong trường hợp khách hàng chấp thuận bản đề xuất này thì ký và gửi lại cho tổ chức hành nghề luật sư và các bạn coi như hợp đồng đã được ký kết.

Dưới đây là mẫu một bản đề xuất dịch vụ pháp lý:

ĐỀ XUẤT DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Kính gửi: CÔNG TY (......)

Địa chỉ: (...)

Đại diện: Bà (...) - Chức danh: (...)

Thưa Bà và quý Công ty,

Trước hết, Công ty Luật TNHH Everest (sau dãy gọi tắt là Luật Everest trân trọng cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG

Trong quá trình hoạt động sản xuất đồ chơi của chi nhánh Công ty TNHH (......). đã xảy ra xung đột với nỗi sợ người dân liên quan đến vìệc xử lý chất thải của Công ty. Tại đây, người dân bức xúc về vấn đề nước thải bị rò rỉ có màu vàng chạy xuống khu vực sản xuất nông nghiệp của dân và mùi khí thải đang làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Người dân khu vực (......) đưa yêu cầu buộc chi nhánh Công ty (...) thay đổi loại hình sản xuất.

Vì vậy, Quý khách mong muốn Luật Everest hồ trực tư vấn pháp luật cho chi nhánh Công ty (......) để nhanh chóng giải quyết những xung đột. tranh chấp giữa Công ty với người dân trong sự vìệc nêu trên.

II. CÔNG VIỆC THỰC HIỆN BỞI LUẬT EVEREST

1. Đưa ra báo cáo phân tích các vấn đề pháp lý của vụ vìệc: Báo cáo này sẽ phân tích các sự kiện pháp lý đã xảy ra, nhận định về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, điểm mạnh, điểm yếu về mặt pháp lý của quý Công ty và hướng xử lý.

2. Soạn thảo văn bản, giấy tờ pháp lý gửi các cơ quan, tổ chức liên quan trên cơ sở bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của quý Công ty và phù hợp với các quy định của pháp luật.

3. Hỗ trợ hoặc thay mặt quý Công ty đàm phán, thương lượng, hòa giải với các bên liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp.

4.   Soạn thảo hồ sơ khởi kiện các bên liên quan ra toà án có thẩm quyền và hỗ trợ quý Công ty làm việc với cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khác trong quá trình giải quyết vụ án.

III. NGHĨA VỤ CỦA KHÁCH HÀNG

1. Cung cấp đầy đủ. trung thực, chính xác thông tin, tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của ...................

2. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn khoản phí dịch vụ.

IV. NGHĨA VỤ CỦA LUẬT EVEREST

1. Đảm bào cung cấp dịch vụ trong thời gian nhanh nhất và chất lượng tốt nhắn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của quý Công ty.

2. Trung thành với lợi ích của quỹ Công ty, không sử dụng các thông tin có được từ quý Công ty để phục vụ lợi ích của mình hoặc lợi ích của bất kỳ bên thứ ba nào khác.

V. PHÍ DỊCH VỤ

1. Phí dịch vụ cho những công việc tại Mục 1, 2 và 3 Khoản II là: (...) (Bằng chữ:…)

2. Phí đi lại từ tỉnh A đến tỉnh B để làm vìệc dự kiến là 05 buổi, mỗi buổi chi phí là (...)

Lưu ý: Phí dịch vụ nói trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), phí dịch thuật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam, công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự, phí trả cho cơ quan nhà nước.

3. Tiến độ thanh toán: Quý khách thanh toán 100% phi dịch vụ nêu tại Mục V.1 trong vòng ba (03) ngày kể từ ngày Quý khách chấp nhận bản đề xuất dich vụ pháp lý này.

4. Phí dịch vụ sẽ được chuyển qua tài khoản ngân hàng với các thông tin sau:

- Số tài khoản: (...)

 - Ngân hàng (...)

 - Người thụ hường: (...)

VI.TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Trong vòng 01 ngày làm vìệc kể từ ngày bản Đề xuất dịch vụ pháp lý này được Quý khách chấp nhận, Luật Everest xẽ tiến hành các công vìệc nêu tại Mục 1, 2 và 3 Khoản II của Bản đề xuất này. Dự kiến các công vìệc sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày.

Trên đây là Bản đề xuất dịch vụ pháp lý, Luật Everest mong sớm nhận được ý kiến trả lời từ quý Công ty và hân hạnh được cung cấp dịch vụ pháp lý cho quý Công ty.

Trân trọng.

CÔNG TY LUẬT TNHH EVEREST

CHẤP THUẬN CỦA KHÁCH HÀNG

Tôi. đồng ý với bản Đề xuất dịch vụ này.

Chữ ký: ..................

Chức danh: ..................

Ngày: ..................

Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng hôn nhân

(Nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung về hợp đồng dịch vụ pháp lý

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.06553 sec| 1172.047 kb