Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Không thể yêu hay ghét cái gì trước khi hiểu thấu nó".
Leonardo da Vinci, 1452 - 1519, họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà triết học, người Ý
Để hiểu được yêu cầu tư vấn và bối cảnh vụ việc, xác định vấn đề pháp lý và tra cứu văn bản pháp luật, án lệ và trả lời tư vấn, luật sư tư vấn cần nghiên cứu hồ sơ vụ việc tư vấn.
Nghiên cứu hồ sơ pháp lý có thể được luật sư tư vấn thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình tư vấn pháp lý cho khách hàng.
Luật sư tư vấn có thể nghiên cứu hồ sơ pháp lý trước hoặc sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, có thể nghiên cứu trước khi tra cứu các văn bản pháp luật, án lệ, tiền lệ hoặc lật lại hồ sơ nghiên cứu bổ sung trong quá trình soạn thảo thư tư vấn hoặc đưa ra ý kiến pháp lý.
I- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU HỒ SƠ PHÁP LÝ
Trước khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư tư vấn cần hiểu được yêu cầu tư vấn pháp luật của khách hàng trên cơ sở các tài liệu, thông tin khách hàng cung cấp. Mỗi đề xuất tư vấn của khách hàng đều gắn liền với một “câu chuyện pháp lý", diễn biến, tình tiết cụ thể và khác biệt với các vụ việc luật sư đã tư vấn. Trong tất cả các “câu chuyện pháp lý" luật sư sẽ là “nhân vật mới" được mời gia nhập để tìm hiểu và tư vấn cho một hoặc một số "nhân vật chính'" trong câu chuyện đó.
Chính vì lẽ đó, luật sư tư vấn thường phải tìm hiểu kỹ lưỡng từng tình tiết, diễn biến của sư việc hay dự định của khách hàng để từ đó hiểu được đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu làm nền tảng cho yêu cầu tư vấn pháp luật của khách hàng.
Khách hàng không phải luôn đưa ra một yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý hợp lý. Nhiều khách hàng do hạn chế về kiến thức pháp luật nên có thể sẽ đưa ra các yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý không hợp lý hoặc nhiều yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng không được diễn đạt đúng với mong muốn của họ.
Ví dụ:
Công ty cổ phần Bất động sản HT, có trụ sở chính tại ABC, ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh của Công ty tại Hà Nội ký Hợp đồng Kinh tế số 0354/HT (Hợp đồng số 0354/HT) về việc cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ QM thuê địa điểm kinh doanh. Hợp đồng số 0354 H T có một số nội dung chính sau:
"Bên cho thuê: Công ty cổ phần Bất động sản HT
- Trụ sở chính Abc
- Người đại diện: Ông Trần Tuấn V
- Chức vụ: Giám đốc Chi nhánh Hà Nội
Theo Giấy ủy quyền số 098/UQ HT về việc ủy quyền ký kết Hợp đồng số 0354/HT ngày 01/01/2015 (do Tổng Giám đốc - người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Bất động sản HT ký)
(Sau đây gọi tắt là “ Bên A”)
Bên thuê: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ QM
- Trụ sở chính: TP. HCM
- Người đại diện: Ông Nguyễn QM
- Chức vụ: Tổng Giám đốc
(Sau đây gọi tắt là "Bên B”)
Điều 1: Nội dung hợp đồng
Bèn A cho Bên B thuê toàn bộ diện tích tầng I Tòa nhà TL số... đường XT, thành phố HN để làm địa điểm kinh doanh với các thông tin chỉ tiết về diện tích thuê và tài sản có trong diện tích thuê theo Phụ lục đính kèm hợp đồng này.
Điều 2: Thời hạn hợp đồng
- Hợp đồng có thời hạn 24 tháng bắt đầu từ ngày 15/01/2016 và kết thúc vào ngày 15/01/2018.
- Khi hợp đồng chuẩn bị hết hạn, nếu Bên B muốn thuê tiếp thì phải gửi văn bản đề nghị gia hạn cho Bên A 45 ngày trước khi hợp đồng hết hạn.
Điều 3: Giá cho thuê và phương thức thanh toán
- Giá cho thuê: 200 triệu đồng/tháng. Giá thuê không thay đổi cho toàn bộ thời gian thuê.
- Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản toàn bộ tiền thuê trong vòng 05 ngày kể từ ngày hợp đồng dược ký kết bởi đại diện có thẩm quyền của các bên.
Điều 4: Nghĩa vụ của Bên B
- Trong thời hạn hợp đồng, nếu Bên B có nhu cầu sửa chữa diện tích thuê phải xây dựng kế hoạch sửa chữa thông báo cho Bên A và chỉ được tiến hành khi Bên A cổ sự chấp thuận bằng văn bản Bên B tự chịu mọi chi phí cho việc thiết kế và sửa chữa diện tích thuê.
- Khi hợp đồng hết hạn Bên B không được với cầu Bên A hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào được xem như sự đầu tư của Bên B vào diện tích thuê.
- Bên B phải sử dụng diện tích thuê vào mục đích kinh doanh những lĩnh vực mà pháp luật cho phép và đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Bên B.
Điều 5: Quy định chung
- Mọi tranh chấp phát sinh liền quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng và thiện chí giữa các bên. Nếu hai bên không tự giải quyết được các mâu thuẫn thì mỗi bên có quyền khởi kiện ra Trung tâm trọng tài thương mại tại Hà Nội để giải quyết vụ việc.
- Các phụ lục đính kèm là phần không tách rời của hợp đồng này;
- Hợp đồng làm thành 04 bản, mỗi Bên giữ 02 bản để thực hiện.
(Hợp đồng đã được ký kết bởi đại diện có thẩm quyền của mỗi bên và được được công chứng hợp pháp)”.
Ngày 15/11/2017, do có nhu cầu tiếp tục gia hạn hợp đồng, Công ty QM gửi Công văn số 12/QM đến Chi nhánh tại Hà Nội của HT đề nghị tiếp tục gia hạn Hợp đồng số 0354/HT thêm 24 tháng và đồng thời đề nghị được tiến hành sửa chữa, nâng cấp diện tích thuê để làm địa điểm trưng bày và bán sản phẩm xe máy cao cấp, xe máy thể thao nhập ngoại.
Giám đốc Chi nhánh tại Hà Nội, ông Trần Tuấn V phúc đáp bằng Công văn số 83/CV-HT vào ngày 25/12/2017 ghi nhận hai nội dung sau: (i) Chấp thuận về nguyên tắc sẽ cho QM tiếp tục sử dụng diện tích thuê thêm 24 tháng; (ii) Khi Hợp đồng sổ 0354/HT hết hạn, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng mới trên cơ sở ghi nhận việc sẽ cho QM thuê tiếp 24 tháng ".
Sau khi nhận được Công văn số 83/CV-HT, QM đã tiến hành việc sửa chữa và nâng cấp diện tích thuê (đã tiến hành ký kết quả thực hiện hợp đồng thiết kế và sửa chữa với các bên có liên quan) và ký các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, ngày 10/4/2018, ông Trần Tuấn V gửi thông báo về việc sẽ chỉ cho QM thuê đến hết tháng 5/2018 vì HT có dự án khác cần triển khai tại địa điểm này và Tổng Giám đốc HT không đồng ý cho thuê tiếp. Ông V đồng thời cho rằng hai bên chưa ký bất kỳ phụ lục hoặc hợp đồng mới nào liên quan đến việc thuê địa điểm kinh doanh nêu trên nền giờ HT có quyền lấy lại.
QM quá bất bình về thông báo của Giám đốc Chi nhánh tại Hà Nội của HT và đã nhiều lần đến làm việc trực tiếp nhưng không giải quyết được.
Ngày 20/4/2018. Tổng Giám đốc QM gửi đề nghị tư vấn pháp lý đến Công ty Luật TNHH Everest đề nghị tư vấn các vấn đề pháp lý sau:
[1] Nếu QM tiếp tục sử dụng diện tích thuê theo Hợp đồng số 0354/HT thi HT có thể làm gì?
[2] Luật sư tư vấn các phương án để HT không thể lấy lại địa điểm thuê?
Nhận xét:
Yêu cầu tư vấn nêu trên của Tổng giám đốc Công ty QM xuất phát từ mong muốn của Công ty liên quan đến việc sử dụng diện tích đã thuê. Tuy nhiên, nội dung các yêu cầu tư vấn nêu trên sẽ khó cho luật sư tư vấn cả về góc độ thực tế và pháp lý. Trong trường hợp khách hàng đưa ra những yêu cầu/đề nghị tư vấn chưa hợp lý, luật sư có thế tư vấn cho khách hàng điều chỉnh nội dung yêu cầu tư vấn nhưng vẫn đảm bảo giải đáp được các băn khoăn của mình. Giả sử trong ví dụ nêu trên, luật sư có thế tư vấn cho khách hàng đặt ra các yêu cầu tư vấn sau:
[1] Đề nghị luật sư dữ liệu nhưng hậu quả pháp lý trong trường hợp Công ty QM tiếp tục sử dụng diện tích thuê theo Hợp đồng số 0354/HT [?]
[2] Luật sư tư vấn các phương án để Công ty HT đám phân với Công ty QM về việc tiếp tục sử dụng diện tích thúc theo Hợp đồng số 0354/HT [?]
Hiểu được yêu cầu tư vấn pháp luật của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tác nghiệp của luật sư trong các bước tiếp theo của quy trình tư vấn pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó luật sư cần lưu ý về việc hiểu được mong muốn của khách hàng - những mục đích khách hàng hưởng đến sau những yêu cầu tư vấn cụ thể. Có như vậy, luật sư tư vấn mới có thể cung cấp cho khách hàng một dịch vụ tốt và hài lòng nhất. Trong một số trường hợp yêu cầu của khách hàng trùng với mong muốn của họ, song trong nhiều trường hợp yêu cầu tư vấn của khách hàng không trùng với mong muốn của khách hàng.
Ví dụ:
Công ty Cổ phần A là Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sứ gia dụng và gốm sứ mỹ nghệ cao cấp. Công ty A được thành lập vào năm 2008 và chính thức sản xuất vào tháng 9/2009. Vốn Điều lệ của Công ty hiện nay là 168 tỷ đồng. Công ty chỉ phát hành loại cổ phần duy nhất là cổ phần phổ thông và được sở hữu bởi các cổ đông sau:
- Ông Trần Đ sở hữu cổ phần tương ứng vài 8% vốn Điều lệ;
- Bà Phan DM sở hữu cổ phần tương ứng với 67% vốn Điều lệ. Bà DM là Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty A.
- Ông Trần TH sở hữu cổ phần tương ứng với 5% vốn Điều lệ:
- Ông Trần T sở hữu cổ phần tương ứng với 20% vốn Điều lệ;
Công ty Cổ phần Gốm Sứ TK (Công ty TK) là Công ty 100% vốn đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam Công ty TK được thành lập từ năm 2010, chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ gia dụng cao cấp và xuất khẩu 100%. Biết đến nhu cầu chuyển nhượng cổ phần của bà DM và qua tìm hiểu thông tin của Công ty A. Công ty TK dự định nhận chuyển nhượng toàn bộ số có phần của bà DM tại Công ty A.
Hội đồng quản trị của Công ty A hiện cô 03 người (bà DM, ông D và ông T). Theo Điều lệ Công ty A, Tổng Giám đốc - người đại diện theo pháp luật của Công ty sẽ do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Để đảm bảo giá trị hiệu lực của giao dịch nêu trên, Công ty TK đã đề nghị luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý sau:
[1] Theo luật sư, nếu chỉ sở hữu được sổ cổ phần của bà DM thì có thể quyết định tất cả những vấn đề quan trọng nhất của Công ty A thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hay không?
[2] Soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ký giữ Công ty TK và bà DM.
[3] Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan để đảm bảo hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty TK và bà DM và việc ghi nhận tư cách cổ đông của Công ty TK tại Công ty A.
Nhận xét:
Trên đây là các yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty TK với luật sư tư vấn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với khách hàng, luật sư tư vấn hiểu được mong muốn của Công ty TK trong giao dịch này là thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần của bà DM sẽ nắm được quyền quản lý Công ty A và từng bước tìm cách mua lại cổ phần của các cổ đông còn lại.
Xem thêm: Một số lưu ý khi hành nghề luật sư tư vấn
Trước khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, luật sư tư vấn cần dành thời gian thích hợp cho việc nghiên cứu hồ sơ vụ việc. Nhiều luật sư cho rằng, không cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc quá kỹ lưỡng khi chưa ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng dẫn đến việc nghiên cứu hồ sơ sơ sài, không cẩn thận. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ một cách sơ bộ, luật sư tư vấn tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư tiến hành nghiên cứu sâu hồ sơ thì nhận thấy bối cảnh vụ việc phức tạp hơn hình dung ban đầu, hoặc khác với kết quả thẩm định hồ sơ ban đầu.
Trong một số trường hợp, luật sư phải xin lỗi khách hàng về việc không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc phải đàm phán lại với khách hàng về phạm vi công việc hay phí dịch vụ pháp lý. Trong trường hợp khách hàng không đồng ý đàm phán lại hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư có thể phải “ngậm ngùi” thực hiện tiếp hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nếu vào trường hợp phức tạp thì có thể dẫn đến tranh chấp làm ảnh hưởng đến uy tín của luật sư, hãng luật.
Việc nghiên cứu hồ sơ pháp lý trước giai đoạn ký hợp đồng dịch vụ pháp lý một cách cẩn trọng giúp luật sư tư vấn nắm được toàn diện bới cảnh vụ việc, xác định được những vấn đề pháp lý mấu chốt, phạm vi công việc, khả năng thực hiện công việc của luật sư tư vấn, hãng luật, từ đó đàm phán, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý hiệu quả hơn.
Ngay khi thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư tư vấn cần phải tiếp tục dành thời gian phù hợp để nghiên cứu hồ sơ pháp lý, hiểu được “câu chuyện” của khách hàng. Với những vụ việc có sự kiện, tình tiết tương đối rõ ràng, luật sư có thế dễ dàng nhận biết được, hiểu được bối cảnh tư vấn. Trên thực tế. đa phần những vụ việc khách hàng đề nghị luật sư tư vấn đều là những bài toán tương đối hóc búa với những thông số, dữ liệu phức tạp không dễ gì luật sư tư vấn có thể hiểu ngày được nếu như không có sự phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, chứng cứ với nhau và với những thông tin do khách hàng trình bày bằng lời nói và với kiến thức và kinh nghiệm của luật sư.
Trên thực tế có nhiều luật sư tư vấn sau khi nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc đã tìm ra một diện mạo mới về vụ việc của khách hàng. Thực tế này là do khách hàng thường có tâm lý nói ra những điều có lợi cho mình và không đề cập đến những điểm bất lợi hoặc giản lược đến mức tối đa có thể những sai sót, hạn chế, vi phạm của mình trong vụ việc.
Do đó, nếu không cẩn trọng, khách quan và có kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ việc, luật sư có thể không có được “nguyên liệu”, “vật liệu” và các “chất phụ gia” tốt để sử dụng trong quá trình phân tích pháp lý, đưa ra các giải pháp, ý kiến tư vấn cho khách hàng.
Mỗi vụ việc hay đề nghị cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng đều có những sự kiện, tình tiết, bối cảnh thực tế nhất định và có thể nói là những vụ việc đó có “cuộc đời riêng” của mình. Công việc của luật sư không chỉ đơn thuần là đọc và ghi nhận những thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp mà cần phải so sánh, đối chiếu, lý giải, tìm hiểu, đặt câu hỏi, xác minh, kiểm tra để hiểu một cách thực sự đời sống riêng của mỗi vụ việc được yêu cầu tư vấn.
Nhiều luật sư đồng ý quan niệm cho rằng, luôn luôn cần đặt câu hỏi: tỉ lệ “băng chìm” là bao nhiêu trong một vụ việc. Khi ý thức được điều đó, luật sư tư vấn mới có sự đầu tư thích hợp vào quá trình nghiên cứu hồ sơ pháp lý, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn. Hiểu được về vụ việc, bối cảnh tư vấn, luật sư tư vấn sẽ tiếp cận được gần hơn đến một dịch vụ tư vấn sát với thực tế, hiệu quả và hữu ích cho khách hàng.
Nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ việc sẽ gắn liền với việc luật sư tư vấn đọc tài liệu, rà soát, đối chiếu, so sánh, xác minh. Trong quá trình này luật sư tư vấn sẽ kiểm tra lại những thông tin khách hàng cung cấp, lời trình bày của khách hàng có tương thích với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc hay không. Đặc biệt, luật sư tư vấn có thể phát hiện ra những điểm mâu thuẫn, không rõ ràng giữa các tài liệu, thông tin liên quan đến vụ việc nên phải tự tìm lời giải hoặc yêu cầu khách hàng giải thích, làm rõ những điểm mâu thuẫn, bất đồng đó. Kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn có thể là việc luật sư phát hiện ra một hoặc một số tình tiết, sự kiện cần khách hàng cung cấp thêm các thông tin, tài liệu.
Xem thêm: Quy trình tư vấn pháp luật
Mục tiêu trọng tâm của việc nghiên cứu hồ sơ pháp lý là xác định vấn đề pháp lý của vụ việc. Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, các tài liệu, tình tiết, sự kiện có trong hồ sơ, luật sư xác định những vấn đề pháp lý mấu chốt, những vấn đề pháp lý phụ để từ đó tiếp tục phân tích hồ sơ, tra cứu và áp dụng các quy định của pháp luật, án lệ đề tư vấn cho khách hàng.
Thông qua việc làm rõ những thông tin về liên quan đến vụ việc, ví dụ, thông tin liên quan đến tư cách chủ thể nội dung sự việc, giao dịch, đối tượng giao dịch, thời điểm diễn ra sự việc, nơi diễn ra sự việc và đặc biệt là những vấn đề pháp lý của vụ việc, luật sư sẽ có những định hướng trong việc khoanh vùng để tra cứu, xác định văn bản pháp luật cụ thể áp dụng vào vụ việc của khách hàng.
Để có thể đưa ra ý kiến tư vấn dưới bất kỳ phương thức nào, bằng lời nói hoặc bằng văn bản luật sư luôn cần đến những chứng cứ tài liệu, tình tiết liên quan đến vụ việc. Trên cơ sở thực tế, bối cảnh, hồ sơ vụ việc, luật sư thực hiện quá trình phân tích, đánh giá để hiểu được bản chất pháp lý của vụ việc, đối chiếu với các quy định pháp luật, kết hợp với các kiến thức chuyên môn, luật sư phác thảo cấu trúc của thư tư vấn cũng như nội dung cụ thể của thư tư vấn.
Quá trình luật sư nghiên cứu, phân tích vụ việc, đặc biệt là việc xác định vấn đề pháp lý của vụ việc sẽ là cơ sở quan trọng để luật sư hình thành “sườn”, “khung” những vấn đề sẽ nhận định, đánh giá trong văn bản tư vấn. Việc phác thảo cấu trúc nội dung thư tư vấn sẽ giúp luật sư kiểm soát được tính logic, hợp lý, khoa học của thư tư vấn. Thông thường, thư tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến việc triển khai dự định, kế hoạch kinh doanh; giải quyết tranh chấp; tìm giải pháp giải quyết vấn đề v.v. thường có một cấu phần có tên gọi là “mô tả sự việc”. Trong câu phần này, luật sư thường phải nêu lại bối cảnh vụ việc theo các cách như: sắp xếp vụ việc theo trình tự thời gian (theo diễn biến xuôi hoặc diễn biến ngược); mô hình hóa diễn biến vụ việc.
Bên cạnh đó, luật sư sẽ phải liệt kê các tài liệu luật sư đã được cung cấp để sử dụng đề làm cơ sở cho việc phân tích vụ việc và đưa ra ý kiến tư vấn ở phần sau. Những giả định, bảo lưu của luật sư cũng được đưa vào cấu phần này nhầm giới hạn lại những thông tin chưa được xác minh, khó xác minh và đưa ra những bảo lưu để hạn chế những rủi ro nghề nghiệp cho luật sư. Cấu phần này có ý nghĩa khái quát lại có sự thực tế mà luật sư đã nghiên cứu làm cơ sở cho việc phân tích và đưa ra ý kiến tư vấn ở những phần tiếp theo. Nếu không có cấu phần này, văn bản tư vấn của luật sư không đảm bảo tính toàn diện và trong nhiều trường hợp đưa lại cho luật sư những rủi ro không đáng có.
Xem thêm: Những kỹ năng mềm cần thiết với luật sư tư vấn
Khi nghiên cứu hồ sơ pháp lý, luật sư tư vấn cần lưu và những vấn đề sau để hạn chế những yếu tổ có thể ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của việc nghiên cứu hồ sơ pháp lý:
- Khách quan trong việc đọc, hiểu và phân tích hồ sơ : Qua quá trình tiếp xúc với khách hàng, Luật sư đã được tiếp cận với thông tin vụ việc và thông tin đó đa phần được phản ánh, trình bày lại theo cách hiểu của khách hàng và gắn với tâm trạng, quan điểm của cá nhân khách hàng. Bên cạnh đó, trong trường hợp luật sư không được trực tiếp tiếp xúc khách hàng, các thông tin về vụ việc được trao đổi lại bởi luật sư đã họp với khách hàng. Như vậy, thông tin về vụ việc qua trao đổi lại sẽ ít nhiều được trình bày dưới góc độ đánh giá của một cá nhân. Để có thể có được kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ việc toàn diện, hiệu quả. Luật sư cần có sự độc lập trong việc đọc, đánh giá các tình tiết, dữ kiện và xác định các vấn đề pháp lý trong vụ việc.
- Luôn có sự đối chiếu chéo các dữ kiện đã thu thập được: Để hiểu vụ việc theo sự nhìn nhận của cá nhân luật sư, luật sư cần đối chiếu chéo các dữ kiện có trong hỗ sư vụ việc. Việc đối chiếu chéo dữ liệu, thông tin, tài liệu trong nhiều trường hợp giúp luật sư tìm ra những bất cập, mâu thuẫn, không toàn diện của hồ sơ do khách hàng cung cấp. Trên cơ sở đó, luật sư tiếp tục đặt ra những câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho những tình tiết, dữ kiện bất thường, bất hợp lý.
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiên cứu hồ sơ pháp lý: Quy trình nghiên cứu hồ sơ đưa ra những khuyến nghị cho luật sư để đảm bảo việc nghiên cứu hồ sơ được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả. Do đó, việc thực hiện theo quy trình còn có thể giúp cho luật sư hạn chế được những thiếu sót, khó khăn thường phát sinh trong quá trình nghiên cứu hồ sơ. Bên cạnh đó. việc tuân thủ quy trình sẽ tiết kiệm thời gian cho luật sư - điều mà đa phần các luật sư có uy tín và kinh nghiêm luôn cảm giác thiếu.
Xem thêm: Thực hiện quy trình nghiên cứu hồ sơ pháp lý
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm