Quy trình nghiên cứu hồ sơ pháp lý của luật sư

"Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho thật rõ ràng. Làm việc hết sức. Như thế mới thành người" - Trung Dung

Quy trình nghiên cứu hồ sơ pháp lý của luật sư

Nghiên cứu hồ sơ là công việc mà bất kỳ luật sư nào cũng đều phải thường xuyên thực hiện. Hồ sơ vụ việc có thể chỉ một số trang nhưng cũng có thể lên đến hàng nghìn trang.

Thiếu quy trình, phương pháp nghiên cứu hồ sơ pháp lý một cách khoa học, luật sư sẽ mất nhiều thời gian, công sức, không đạt được các mục tiêu nghiên cứu hồ sơ, từ đó có thể không đảm bảo được kết quả, hiệu quả công việc.

Quy trình nghiên cứu hồ sơ pháp lý (trong bài viết này) có thể được tham khảo đề sử dụng trong đa số các vụ việc, nhưng có thể được giản lược, tùy vào tính chất phức tạp của vụ việc.

Liên hệ

I- LUẬT SƯ PHÂN TÍCH YÊU CẦU TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA KHÁCH HÀNG

Mục tiêu của việc nghiên cứu hồ sơ nói rêng và tư vấn pháp luật nói chung là tư vấn cho khách hàng những vấn đề pháp lý khách hàng hỏi hoặc yêu cầu thực hiện. Đối với cùng một hồ sơ vụ việc, khách hàng có thể đặt ra nhiều yêu cầu tư vấn pháp luật khác nhau. Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng, luật sư đưa ra các định hướng đọc, phân tích hồ sơ phù hợp.

Để có được một định hướng đúng trong việc nghiên cứu hồ sơ, việc đầu tiên luật sư cần làm là tìm hiểu và phân tích yêu cầu tư vấn pháp luật của khách hàng một cách kỹ lưỡng.

Có những luật sư được tiếp xúc với khách hàng trước khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, được trực tiếp lắng nghe khách hàng trình bày ý kiến, mong muốn, yêu cầu tư vấn pháp luật. Đây là bối cảnh lý tưởng để luật sư nắm bắt được yêu cầu của khách hàng.

Trong trường hợp không được trực tiếp tiếp xúc khách hàng, luật sư có thể được các luật sư đã tiếp xúc khách hàng trao đổi lại bằng lời nói hoặc bng văn bn. Bên cạnh việc đọc kỹ các yêu cầu tư vấn pháp luật cô đọng được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, luật sư cần đọc k các biên bản cuộc họp, các báo cáo hoặc văn bản ghi nhận lại thông tin khách hàng cung cấp có liên quan đến việc trình bày nguyện vọng, mong muốn của khách hàng đ từ đó nắm bắt được yêu cầu của khách hàng một cách toàn diện.

Sau khi nghiên cứu các thông tin và tài liệu nêu trên, việc trao đổi lại với luật sư đã được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xác nhận lại một cách hiểu duy nhất, toàn diện về yêu cầu của khách hàng sẽ giúp luật sư hạn chế được những bất cập, lãng phí thời gian hoặc kém hiệu quả trong việc nghiên cứu hồ sơ cũng như giải quyết yêu cầu của khách hàng.

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Đồ gỗ PTX (Công ty PTX) là công ty chuyên sản xuất sản phẩm đồ gia dụng. Trong quá trình sản xuất có thi ra một số loại chất thải nguy ngại. Vì không có điều kiện vận chuyển và tiêu hủy chất thải nguy hại nên ngày 02/5/2017, Công ty PTX đã ký Hợp đồng số 13/HĐ-KT thu gom vận chuyển rác thải với Công ty MT (Hợp đồng số 13/HĐ-KT).

Tại thời điểm ký Hợp đồng số 13/HĐ-KT, Công ty MT chưa được cấp mã số quản lý chất thải nguy hại. mặc dù trong Giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty MT có ngành nghề kinh doanh vận chuyển, xử lý chất thải trong các khu công nghiệp. Công ty MT đã giải thích với Công ty PTX rằng họ đang làm thủ tục xin cấp phép.

Đến tháng 11/2017, Công ty MT không xuất trình được mã số quản lý chất thải do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T cấp. do đó, Công ty PTX và Công ty MT đã ký biên bản thanh lý Hợp đồng số 13/HD-KT.

Ngày 10/7/2018, Công ty PTX nhận được Công văn của Phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh T mời lên làm việc với lý do qua quá trình kiểm tra, thanh tra môi trường phát hiện Công ty MT x lý chất thải của Công ty PTX vi phạm quy định pháp luật do chưa được cấp giấy phép con và chất thải được xử lý sai quy trình dn đến ô nhiễm môi trường. Buổi làm việc sẽ có sự tham gia của Cảnh sát Môi trường, Phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh T và các bên có liên quan.

Để có cơ sở làm việc với các cơ quan có liên quan, Công ty PTX đặt ra một số câu hi pháp đ nghị luật sư tư vấn, trong đó có câu hỏi sau:

[1] Công ty PTX ký Hợp đồng số 13/HĐ-KT thu gom, vận chuyển rác thái với Công ty MT có trải các quy định của pháp luật hay không?

[2] Cóng ly PTX có thể phải chịu những trách nhiệm pháp lý nào nếu ký hợp đồng với đối tác chưa được cấp giấy phép con về vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại?

Nhận xét:

- Yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty PTX trong trường hợp này là yêu cầu của chủ nguồn chất thải nguy hại. Do phát hiện của cơ quan thanh tra môi trường về việc vi phạm quy định pháp luật của Công ty MT khi xử lý chất thải nguy hại của Công ty PTX nên Công ty PTX lo ngại về các trách nhiệm pháp lý có thể phát sinh.

- Để xác định được một cách đầy đủ và toàn diện về vị thế pháp lý của mình trong vụ việc và dự liệu các hậu quả pháp lý bất lợi mà mình phải gánh chịu nên Công ty PTX mời đặt ra các câu hỏi pháp lý nêu trên.

- Trong vụ việc này, Công ty MTbên có hành vi vi phạm quy định pháp luật, đặc biệt là việc chưa có giấy phép con và xử lý chất thải nguy hại sai quy trình nên luật sư dễ đi sâu phân tích sự vi phạm của Công ty MT. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ yêu cầu tư vấn của Công ty PTX thì Công ty này ch quan tâm đến việc Công ty ký Hợp đồng số 13/HĐ-KT với đối tác chưa được cấp giấy phép vận chuyển và xử lý chất thải có trái pháp luật hay không chứ không đề nghị luật sư xác định sự vi phạm của Công ty MT.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- LUẬT SƯ ĐỌC BỘ HỒ SƠ PHÁP LÝ

Khách hàng thường không phân loại, thống kê hay đánh giá tầm quan trọng của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc, do đó khách hàng sẽ bàn giao cho luật sư tập hợp nhiều tài liệu để luật sư tự xử lý và đánh giá. Nhiều luật sư trẻ thường cảm thấy áp lực, quá tải hoặc bối rối khi tiếp cận với những bộ hồ sơ nhiều, phức tạp và đôi khi có cảm giác là không biết bắt đầu từ đâu.

Việc đọc sơ bộ hồ sơ vụ việc sẽ giúp cho luật sư vượt qua phần nào đó những khó khăn nêu Trên. Vậy đọc bộ, đọc lướt đọc như thế nào? Dưới lăng kính của luật sư, trong giai đoạn này, luật sư tiến hành việc đọc sơ bộ như sau:

- Đọc tên, tiêu đề của tài liệu;

- Đọc mục lục (đối với những tài liệu như dự án, kế hoạch, hợp đồng có số lượng trang lớn thì việc đọc mục lục giúp luật sư nắm được bố cục của văn bản đó, sử dụng thông tin từ mục lục giống như việc sử dụng “bản đồ chỉ đường trước khi đi xa”’);

- Đọc trích yếu của tài liệu hoặc phần dẫn nhập của tài liệu (phần này thường ghi lại khái quát, cô đọng nhất nội dung của văn bản. Luật sư có th dễ dàng nm bắt ni dung cơ bn của tài liệu mà không mất thời gian phải đọc toàn bộ);

- Đọc thông tin về chủ thể (chủ thể gửi tài liệu, chủ th nhận tài liệu, chủ thể tham gia vào hợp đồng, thỏa thuận, dự án, chủ th đã biết đến tài liệu);

- Đọc thông tin về ngày, tháng phát hành văn bản (đây là thông tin không thể bỏ qua khi đọc bất kỳ tài liệu nào);

- Đọc thông tin về ngày, tháng có hiệu lực của văn bản (một số luật sư hay chủ quan về thông tin này và mặc nhiên cho rằng ngày phát hành văn bản là ngày văn bản có hiệu lực. Trên thực tế có một sổ văn bản phát sinh hiệu lực vào ngày khác ngày phát hành hoặc khi xảy ra những điều kiện nhất định);

- Đọc lướt qua những đề mục lớn, trên điều khoản;

- Đọc tra thông tin về con dấu;

- Đọc tra thông tin về người ký tài liệu;

- Đọc thông tin về tài liệu gửi kèm.

Khi đọc sơ bộ tài liệu, luật sư cần lưu ý những mục tiêu quan trọng sau:

- Xác định xem hồ sơ vụ việc có bao nhiêu đầu tài liệu;

- Sự hoàn thiện của từng tài liệu;

- Giá trị văn bản. tài liệu với việc giải quyết yêu cầu tư vấn của khách hàng;

- Tính liên quan của tài liệu với việc giải quyết yêu cầu tư vấn của khách hàng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

III- LUẬT SƯ PHÂN LOẠI HỒ SƠ PHÁP LÝ, LẬP HỒ SƠ TÀI LIỆU PHÁP LÝ

Tại những hãng luật lớn, luật sư thường có đội ngũ trợ lý luật sư thực hiện công việc này. Luật sư mới vào nghề cũng có thể thực hiện việc phân loại, lập hồ sơ. Một số luật sư lại muốn tự mình sắp xếp hồ sơ để tiện cho việc sử dụng hồ sơ. Đối với những vụ việc đơn giản, có ít hồ sơ, tài liệu thì việc sắp xếp, lập hồ sơ vụ việc vẫn cần thiết để phục vụ cho việc quan lý hồ sơ vụ việc.

Công tác sắp xếp, tạo mục lục và đóng hồ sơ vụ việc rất cần thiết trong những vụ việc phức tạp, có nhiều đầu tài liệu, giấy tờ, văn bản. Luật sư không chỉ sử dụng những tài liệu đó một lần mà phải sử dng lp đi lp lại nhiều lần trong quá trình xử lý vụ việc. Sẽ là rất bất tiện nếu mi ln cần đến tài liệu luật sư phải mất nhiều thời gian kiểm tra cả nộp hồ sơ. Tập tài liệu với mục lục và các tài liệu được đánh số, phân nhóm cụ thể không những tạo thuận lợi cho quá trình hành nghề của luật sư mà còn thể hiện sự khoa học, chuyên nghiệp trong việc quản lý và sử dụng hồ sơ của luật sư.

Có một số phương thức luật sư sử dụng khi yêu cầu trợ lý sắp xếp tài liệu hoặc trực tiếp sắp xếp tài liệu như:

- Sắp xếp hổ sơ theo diễn biến vụ việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

- Sắp xếp hồ sơ theo diễn biến ngược tức từ hiện tại trở về trước.

- Sắp xếp theo phân nhóm tài liệu (ví dụ, nhóm tài liệu liên quan đến quá trình trước khi ký kết hợp đồng; nhóm tài liệu về quá trình thực hiện; nhóm tài liệu liên quan đến những vấn đề tranh chấp giữa các bên).

- Sắp xếp theo tầm quan trọng của tài liệu (qua quá trình tiếp xúc khách hàng và đọc sơ bộ tài liệu, luật sư sẽ sắp xếp những tài liệu quan trọng lên trước).

- Sắp xếp theo dữ kiện về tần suất sử dụng từng loại hoặc phân nhóm tài liệu (ví dụ, trong một tranh chấp về thời gian giao hàng, luật sư có th sắp xếp nhóm tài liệu liên quan đến hợp đồng lên trước và liền sau đó là tài liệu ghi nhận việc quá trình giao nhận hàng giữa các bên, các tài liệu khác sẽ được đặt kế tiếp).

Việc sắp xếp hồ sơ, tài liệu phải gắn liền với việc đánh số mục lục và/hoặc việc chia nhóm hồ sơ, tài liệu bằng những tờ giấy đánh dấu giúp việc sử dụng hồ sơ dược nhanh chóng và thuận tiện.

Việc sắp xếp hồ sơ bản in - hồ sơ cứng là việc hầu hết các hãng luật tại Việt Nam đang thực hiện. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc lưu trữ và sử dụng thuận tiện, các hãng luật chuyên nghiệp hiện nay còn lập hồ sơ diện tử vụ việc của khách hàng. Với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ, việc lưu hồ sơ điện tử đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Hồ sơ điện tử giúp ích rất nhiều cho luật sư, đặc biệt trong khi luật sư phải di chuyển hoặc phải làm việc với nhiều đồng nghiệp khác nhau trên thế giới về cùng một vụ việc.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest 

IV- LUẬT SƯ ĐỌC CHI TIẾT HỒ SƠ PHÁP LÝ

Giai đoạn đọc chi tiết là giai đoạn luật sư bắt đầu phải dành sự tập trung cao cho việc đọc, phân tích các tình tiết, dữ kiện có trong h sơ. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp hoặc định hướng đọc chi tiết, luật sư sẽ tốn nhiều thời gian mà vẫn không thu được kết quả như mong muốn.

Để đọc chi tiết được hiệu quả. tối thiểu luật sư cần đặt cho mình những câu hỏi như sau:

- Tài liệu nào nên đọc trước? (trên thực tế có những tài liệu nếu luật sư đọc trước sẽ giúp hình dung được khái quát bối cảnh vụ việc. Bên cạnh đó có nhng tài liệu, vụ việc quan trọng đang cần phải đọc để xử lý tình huống nhất định).

Ví dụ:

Nếu muốn nắm bắt toàn bộ bối cảnh vụ tranh chấp nội bộ công ty, luật sư có thế lựa chọn biên bản những cuộc họp gần nhất của Hi đồng qun tri, Hội đồng thành viên liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hoặc cuộc họp giữa những cá nhân có liên quan hoặc luật sư có thể đọc những bn tóm lược sơ bộ mà khách hàng trình bày để nắm bt được bối cảnh của tranh chấp.

Nếu một vụ tranh chấp về hợp đồng thầu giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ liên quan đến những vn đề chính như thời hạn thi công, chất lượng thi công, tiến độ thanh toán, luật sư có thể tiếp cận từ hợp đồng để xác định nghĩa vụ của các bên sau đó tiếp tục đi đến những phân nhóm tài liệu về từng nội dung tranh chấp để đối chiếu với nội dung đã quy định trong hợp đồng.

- Luật sư mong muốn thu được những thông tin gì từ tài liệu? (hay luật sư đặt ra những câu hi để thông qua việc đọc đó tìm được câu trả lời). Dù tiếp cận theo phương thức nào, luật sư luôn phải đặt ra mục đích cụ thể cho quá trình đọc, mục đích đó sẽ hướng luật sư đến những tài liệu cung cấp nhiều nhất những thông tin trực tiếp hoặc có liên quan mật thiết đến vụ việc.

- Đọc tài liệu hiệu quả là như thế nào? (luật sư cần được các tài liệu hướng dẫn về cách đọc hiệu quả dễ sử dụng lâu dài trong quá trình hành nghề).

Khi đã xác định được thứ tự tài liệu ưu tiên đọc, luật sư thực hiện việc đọc chi tiết tài liệu. Kỹ thuật đọc nhanh, đọc hiệu quả cần áp dụng trong giai đoạn này. Mục đích của giai đoạn này là đọc để nm bt những thông tin quan trọng trong vụ việc. Để đạt được mục đích này, trước hết luật sư cần phải biết đâu là thông tin quan trọng trong mỗi tài liệu. Thông  tin quan trọng thưng nằm ở những từ khóa.

Thông thường, trong một tài liệu chỉ có 20% tng số từ là chứa đựng những thông tin luật sư cần thu thập đ nắm bắt được nội dung tài liệu Một sự thật đáng kinh ngạc là 80% số từ còn lại là nhng t không bao hàm thông tin hữu ích và thường là những từ nối. ví dụ như là”, ca”, nhng”, “có”, "với”’.

Ý thức về tỷ lệ của những từ khóa, từ nối trong tài liệu sẽ giúp luật sư nắm bắt được vụ việc nhanh hơn. Bên cạnh mục đích là nắm bắt được thông tin về vụ việc, trong giai đoạn này, luật sư cần cố gắng nhớ được luật hình dung và định hướng được thông tin chứa đựng trong mỗi tài liệu.

Việc đánh dấu thông tin là cách để một lần nữa luật sư tương tác với thông tin và ghi chú giá trị của thông tin để sử dụng cho các lần tiếp theo. Chiếc bút chì và các dụng cụ sử dụng đ đánh dấu tài liệu khác luôn cần có khi tiến hành hoạt động đọc. Việc đánh dấu tài liệu sẽ tiết kiệm thời gian mỗi khi luật sư lật giở lại tài liệu.

Luật sư có thể sử dụng một số cách sau để đánh dấu tài liệu:

- Gạch dưới những từ quan trọng;

- Những đường kẻ đọc ở bên ngoài lề (đề nhấn mạnh một câu nói đã được gạch dưới hoặc để chỉ một đoạn văn quá dài cần gạch dưới);

- Ngôi sao, hoa thị ở ngoài lề;

- Những con số ngoài lề trang;

- Những con số của những trang khác ở ngoài lề (để chỉ những nơi khác trong hồ sơ có những điểm giống nhau hoặc những điểm có liên quan hoặc trái ngược với những điểm được đánh dấu);

- Khoanh tròn những từ hoặc cụm từ khó;

- Viết ngoài lề hoặc đầu, cuối trang (để ghi nhận những suy nghĩ, ý tưởng, lưu ý mà luât sư vừa phát hiện ra khi vừa đọc xong trang tài liệu).

Luật sư chỉ đánh dấu vào những tài liệu sao chép, không đánh dấu vào những tài liệu gốc hoặc tài liệu có thể phải hoàn trả li khách hàng hoặc gửi cho các bên có liên quan. Những ghi chú vào tài liệu còn có ý nghĩa quan trọng giúp luật sư ghi nhận lại những ý tưởng vừa lóe sáng, những vấn đề cần tiếp tục khai thác, làm rõ, kết nối nhng mạch thông tin với nhau, có những ý nghĩ thoáng qua trong đầu nếu chúng ta không nhanh chóng ghi nhận lại trong quá trình đọc tài liệu rất có thể không còn cơ hội thứ hai để nhớ vì điều đó.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

V- LUẬT SƯ TÓM LƯỢC VỤ VIỆC PHÁP LÝ

Bước này thường chi thực hiện đổi với những vụ việc phức tạp có nhiều mốc thời gian, nhiều tình tiết và vấn đề pháp lý. Việc tóm lược hồ sơ vụ việc nhằm khái quát hóa toàn bộ bối cảnh vụ việc, giúp luật sư thoát ly những tình tiết cụ thể. Một số cách thức tóm lược sau thường được sử dụng:

Tóm lược theo diễn biến sự việc là cách mà các luật sư thường tiến hành để có thề có được hình dung chi tiết về vụ việc. Mốc thời gian của các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc được sử dụng để liệt kê các diễn biển của sự việc. Việc liệt kê vụ việc theo diễn biến của sự việc thường gắn kèm với việc tóm lược một cách cô đọng nhất nội dung của từng đầu tài liệu:

Ví dụ: Tranh chấp hợp đồng đại lý thiết bị điện

Công ty Cổ phần Thiết bị điện HĐ (Công ty HĐ) là đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam toàn bộ các sản phẩm thiết bị điện của Công ty Cổ phần Mopepic (Đức). Công ty HĐ đã ký nhiều hợp đồng đại lý với Công ty TNHH Kỹ thuật Điện MT (Công ty MT), cụ thể:

- Hợp đồng đại lý số 108.2014/HĐĐL-HĐ ký ngày 01/01/2014;

- Hợp đồng đại lý xổ 225.2015/HDĐL-HĐ ký ngày 01/01/2015;

- Hợp đồng đại lý xổ 152.2016 HDĐL-HĐ ký ngày 01/01/2016;

- Hợp đồng đại lý số 162.2017/HĐĐL-HĐ ký ngày 01/01/2017.

Các bên đã thực hiện xong các hợp đồng ký năm 2014, 2015, 2016 và không có tranh chấp gì. Riêng Hợp đồng đại lý số 162.2017/HĐĐL-HĐ ký ngày 01-01/2O17 hiện các bên đang có tranh chấp liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ nhận hàng. Hợp đồng đại lý số 162.2017HĐĐL-HĐ có các nội dung chính như sau:            

Giá bán: Hàng quý công ty HĐ xây dựng giá bán sản phẩm áp dụng cho quý kế tiếp và gửi báo giá cho Công ty MT chậm nhất trước quý áp dụng 15 ngày. Giá bán sẽ được duy t ổn định theo từng quý.

Kế hoạch đặt hàng: Trong vòng 10 ngày trước mồi quý, Công ty MT lập kế hoạch đặt hàng của quý tiếp theo và gửi cho Công ty HĐ để Công ty HĐ đặt hàng từ Công ty Cổ phần Mopepic. Loại sản phẩm đặt hàng cụ thể của từng tháng phải được Công ty MT thông tin tối thiểu 10 ngày trước mỗi tháng để Công ty HĐ thông báo cho Công ty Cổ phần Mopepic.

Giao hàng: Địa điểm giao hàng là tại kho của Công ty MT. Số lượng giao hàng thực tế được phép dao động ±3% số với số lượng của hợp đồng. Số lượng giao thực tế là số lượng để tính chiết khấu.

Thanh toán tiền hàng: Công ty MT thanh toán tiền hàng chậm nhất trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hàng tại kho.

Mức chiết khấu: Chiết khấu được tính trên doanh số lấy hàng (chưa có thuế giá trị gia tăng - VAT) và theo các mức giữ cố định trong năm.

Theo Đơn đặt hàng sổ 052016016 ngày 31/9/2017 với tổng giá trị tiền hàng là 7,6 tỷ đồng và Công ty MT phải nhận hàng vào ngày 28/10/2017.

Ngày 24/10/2017, Công ty MT gửi Công ty HĐ Công văn số 16/CV-HĐ về việc đề nghị chưa thể nhận hàng vì hiện do hàng của Công ty MT tiêu thụ chậm, số hàng lưu kho còn nhiều nên không thể nhận hàng theo đơn. Công ty MT đề nghị gia hạn thời gian nhận hàng đến ngày 15/11/2017.

Ngày 26/10/2017, Công ty HĐ gửi Công ty MT Công văn số 155/CV-HĐ về việc không đồng ý với đề nghị của Công ty MT và yêu cầu Công ty MT phải nhận hàng vào ngày 28/10/2017.

Ngày 28/10/2017, Công ty MT gửi Công ty HĐ Công văn số 20/CV-HĐ về việc đề nghị chuyển toàn bộ số hàng đã đặt theo Đơn đặt hàng số 052016016 ngày 31/9/2017 sang năm 2018. Nếu Công ty HĐ cứ kiên quyết giao hàng thì Công ty MT cũng không thể nhận hàng và cũng không thể thanh toán vì đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.

Công ty HĐ nhiều lần đề nghị gặp Tổng Giám đốc của Công ty MT nhưng Tổng Giám đốc Công ty MT đều lầy nhiều lý do để từ chối gặp. Theo thông tin Công ty HĐ thu thập được thì thực chất, Công ty MT đang đàm phán để trở thành đại lý phân phối độc quyền tại Việt Nam một thương hiệu thiết bị điện nổi tiếng của Pháp tại Việt Nam và không mong muốn thực hiện tiếp đơn đặt hàng với Công ty HĐ.

Tóm lược vụ việc theo vấn đề thường được áp dụng cho những vụ việc phức tạp và có nhiều vấn đề cần bóc tách và đánh giá. Cách làm này giúp luật sư hình dung vấn đề được khúc chiết. mạch lạc và sẽ là dữ liệu, cơ sở hữu ích để luật sư phân tích và đưa vào thư tư vấn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

VI- LUẬT SƯ PHÂN TÍCH PHÁP LÝ

Khả năng phân tích là một đòi hỏi quan trọng nhất đối với luật sư. Để có thể trở thành luật sư ở một số nước như Mỹ, Anh, Đức, một cá nhân cần có những tố chất "nhà nghề".  Bên cạnh những tố chất cần có trước khi được đào tạo thì sau khi được đào tạo nghề, luật sư cần phải có khả năng phân tích vấn đề. Những yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý được đề xuất với luật sư luôn tiềm ẩn trong đó tính phức tạp nội tại và thường ở tình trạng “có vấn đề", “đang tranh chấp". Nhiệm vụ của luật sư được ví như “phải gỡ một cuộn dây rối", muốn “gỡ" được luật sư cần phải xem nó “rối" như thế nào, ở đâu và gỡ bằng cách nào. Quá trình phân tích là quá trình luật sư luôn phải đặt ra các câu hỏi để làm ra các sự kiện của vụ việc. Không dừng lại ở đô. việc phân tích hồ sơ vụ việc luôn đặt trong môi trường là kiến thức chuyên môn, là hiểu biết của luật sư về các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng các quy định đó.

Phương pháp phân tích vụ việc, nói đơn giản hơn là những cách thức tiếp cận để luật sư “bóc tách " thông tin vụ việc, đặt ra các câu hỏi và tự lý giải các câu hỏi đó với những định hướng về chuyên môn cụ thể. Có một số cách tiếp cận sau thường được các luật sư sử dụng:

- Phân tích trên cơ sở diễn biến của sự việc.

- Phân tích theo từng vấn đề.

- Phân tích theo yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng (có thể khách hàng đặt ra các câu hỏi cụ thể).

Trong quá trình phân tích không tránh khỏi trường hợp luật sư bị hạn chế bởi các thông tin, tài liệu khách hàng đã cung cấp hoặc các thông tin, chứng cứ khách hàng cung cấp có những mâu thuẫn, không rõ ràng và nếu chỉ dựa vào hồ sơ chưa thể lý giải được. Trong những trường hợp đó, việc luật sư đưa ra những suy diễn, lý giải trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức của luật sư là cần thiết nhưng sẽ là an toàn và tốt hơn nếu luật sư kiểm định suy nghĩ của mình với người trong cuộc - khách hàng của mình để sáng tỏ những thắc mắc, băn khoăn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

VII- LUẬT SƯ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ PHÁP LÝ

Mục đích của việc xác định câu hỏi pháp lý là nhằm tìm đúng quy định pháp luật áp dụng vào vụ việc của khách hàng. Một câu hỏi pháp lý chứa đựng ba thành tố: (ì) một hay nhiều sự kiện mấu chốt; (ii) vần đề pháp lý; (ill) điều luật áp dụng.

Sự kiện mấu chốt là những sự kiện chính và quan trọng phản ánh nội dung, bản chất pháp lý của vụ việc. Trong tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì sự kiện mấu chốt là việc các bên ký hợp đồng và sự kiện một bên thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Bên cạnh những dấu mốc quan trọng phản ánh bối cảnh chính của sự việc còn có những sự kiện phụ có giá trị bổ trợ, góp phần hoàn thiện nội dung về vụ việc của khách hàng.

Vấn đề pháp lý là một vấn đề được khái quát từ bối cảnh của vụ việc thường được thể hiện dưới hình thức một mệnh đề được nêu ra, cần được luật sư đánh giá. Ví dụ, trong tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Bên nhận chuyển nhượng cho rằng Bên chuyển nhượng đã vi phạm nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành việc ghi nhận tư cách cổ đông của Bên nhận chuyển nhượng vào Số cổ đông của công ty. Vấn đề pháp lý có thể được nêu ra là “Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục pháp lý để ghi nhận tư cách cổ đông của Bên nhận chuyển nhượng và Sổ cổ đông của công ty hay không?”.

Xác định được vấn đề pháp lý mấu chốt, luật sư sẽ tiếp tục đi giải đáp câu hỏi: luật nào sẽ áp dụng để điều chỉnh, giải quyết vấn đề pháp lý đã được nhận diện?

Quá trình xác định câu hỏi pháp lý là quá trình luật sư gắn kết các sự kiện có trong bối cảnh vụ việc với kiến thức pháp lý và kinh nghiệm nghề nghiệp đề giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ vụ việc. Để quá trình này có hiệu quả cao, luật sư cần thực hiện tuần tự, cẩn trọng từ những bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn, bởi đây là chuỗi mắt xích có quan hệ mật thiết. gắn kết chặt chẽ với nhau.  trong một số trường hợp. câu hỏi pháp lý của vụ việc khá gần với đề nghi, câu hỏi mà chính khách hàng đã nêu ra. Bên cạnh đó, có những trường hợp có nhiều câu hỏi pháp lý khác nhau cần được giải quyết thi mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Quy trình nghiên cứu hồ sơ nêu trên là những gợi ý đề luật sư tham khảo, áp dụng trong quá trình tư vấn pháp luật cho khách hàng. Mỗi vụ việc cụ thể có những loại tài liệu, nhóm tài liệu với những yêu cần nghiên cứu và mục đích nghiên cứu khác nhau.

Xem thêm: Dịch vụ đại diện theo ủy quyền giải quyết vụ việc về đất đai của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quy trình nghiên cứu hồ sơ pháp lý của luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.37157 sec| 1252.328 kb