Những vấn đề chung về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

"Nếu bạn cho rằng bạn không thể trở thành một Luật sư tử tế, hãy chọn làm Người tử tế, đừng làm Luật sư".

Abraham Lincoln, tổng thống thứ 16 của Mỹ

Những vấn đề chung về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

Theo Luật xử lý vi  phạm hành chính, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý vi  phạm hành chính đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính, có thể hiểu chung là việc áp dụng các chế tài vả biện pháp mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.

Liên hệ

I- VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Tình hình vi phạm hành chính đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đển hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, ảnh hưởng đển môi trường sản xuất, kinh doanh, đầu tư và phát triên kinh tế, ảnh hưởng đển trật tự an toàn xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Chính vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính và xử lý vi  phạm hành chính.

Theo Luật xử lý vi  phạm hành chính, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các hành vi vi phạm hành chính chủ yếu được quy định tại các nghị định về xử phạt, xử lý vi  phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể.

Để xác định một hành vi trên thực tế có phải là hành vi vi phạm hành chính không, cần đánh giá đầy đủ các yếu tố cấu thành (chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan) của hành vi đó trên cở sở đối chiếu với quy định của pháp luật tưởng ứng.

Các dấu hiệu để xác định một hành vi là hành vi vi phạm hành chính:

Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở rnức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu pháp định của vi phạm hành chính.

Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi đã được thực hiện trên thực tế dưới dạng hành động hoặc không hành động, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu vật chất của vi phạm.

Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, đây là dấu hiệu xác định chủ thể của vi phạm.

Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả xảy ra dù phải thấy trước và có thế thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu tinh thần của vi phạm. Lỗi là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của vi phạm hành chính cũng như vi phạm pháp luật nói chung.

Trên thực tế, một hành vi vi phạm hành chính có thể có dấu hiệu của tội phạm và ngược lại. Vì thế, Luật sư cần căn cứ các dấu hiệu của vi phạm hành chính để xác định hành vi đó cấu thành vi phạm hành chính hay tội phạm hình sự. Đây là một kỹ năng cần thiết của Luật sư trong tranh tụng vụ án có liên quan đển xử lý vi  phạm hành chính.

Xem thêm:Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

II- XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cưởng trong quản lý hành chính của Nhà nước.

Trên cở sở quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định quy định về xử phạt, xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

Nhìn chung, xử lý vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp xử lý vi  phạm hành chính đều thuộc phạm trù xử lý vi phạm hành chính, có thể hiểu chung là việc áp dụng các chế tài vả biện pháp mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính.

Trong quá trình xử lý các vi phạm hành chính, tuỳ theo từng hành vi vi phạm, chủ thể vi phạm, người có thẩm quyền có thể áp dụng việc xử phạt vi phạm hành chính hay các biện pháp xử lý vi  phạm hành chính, thể hiện dưới hình thức là các quyết định xử phạt hoặc các quyết định xử lý hành chính khác.

Như vậy, xử lý vi phạm hành chính là khái niệm rộng, bao trùm, trong đó xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp xử lý vi  phạm hành chính là hai nhóm chế tài hành chính trong xử lý vi  phạm hành chính có sự khác biệt nhất định:

- Theo Luật xử lý vi  phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, gồm hình thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện dùng để vi phạm hành chính, trục xuất.

Các hình thức cảnh cáo và phạt tiền luôn là hình thức xử phạt chính; các hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt chính hoặc hình thức phạt bổ sung.

Bên cạnh hình thức xử phạt, trong quá trình xử lý vi  phạm hành chính người có thẩm quyền còn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra nhằm thiết lập lại trật tự quản lý, đó là các biện pháp được quy định chung tại Điều 28 Luật xử lý vi  phạm hành chính và có thể được quy định bổ sung trong các nghị định tùy theo đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực (Ví dụ: một số biện pháp khắc phục hậu quả được quy định riêng cho xử lý vi  phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, thuế).

- Biện pháp xử lý vi  phạm hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cở sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cở sở cai nghiện bắt buộc.

Các biện pháp xử lý vi  phạm hành chính là những biện pháp hành chính có tính đặc thù, chỉ áp dụng đối với chu thể vi phạm là cá nhân căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng.

- Trong trường hợp đối tượng không tự nguyện thi hành các quyết định hành chính về xử lý vi phạm hành chính, các chức danh có thẩm quyền xử phạt sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, xử lý vi  phạm hành chính.

- Trong quá trình xử lý vi  phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi  phạm hành chính, khi cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi  phạm hành chính. Các quyết định được ban hành khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn này cũng là các quyết định hành chính trong xử lý vi  phạm hành chính. Ví dụ: quyết định tạm giữ người; quyết định áp giải người vi phạm, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

III- NGUYÊN TẮC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi  phạm hành chính, việc xử lý vi  phạm hành chính cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

(i) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Nguyên tắc này đòi hỏi các cở quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thành tra. kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm bảo đảm lặp lại trật tự pháp luật, phòng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện cac quy tắc sống cộng đồng.

(ii) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật:

Khi phát hiện hành vi vi phạm, các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhành chóng, tuân thủ các quy định về thời hiệu, thời hạn. xứ lý chính xác và triệt để với từng hành vi vi phạm, bảo đảm xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.

(ii) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu qua vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Nguyên tắc này đòi hỏi người có thẩm quyền xử phạt trước khi ra quyết định xử phạt phải làm rõ, phân tích mức độ cũng như tính chất, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều người gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi người tham gia thực hiện vi phạm hành chính để từ đó có thể ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng người và tất cả các tình tiết đó đều phải được ghi trong biên bản xử phạt.

(iv) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đểu bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã được pháp luật hành chính quy định, nếu pháp luật chưa quy định thì không có vi phạm hành chính xảy ra và đưởng nhiên không thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó.

Nếu một hành vi vi phạm đã bị người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó. Đối với trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm, thì người đó sẽ bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử phạt.

(v) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm; người bị xử phạt hoặc bị xử lý có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm. Đây là điều kiện cần thiết và bào đảm quyền lợi cho người bị xử lý hành chính.

(vi) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng. Trong trường hợp vi phạm hành chính của một tổ chức, mức phạt tiền gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp.

Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong từng nghị định xử phạt đối với các lĩnh vực cụ thể.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương, Trưởng chi nhánh Nghệ An, tổng hợp (tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề chung về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36958 sec| 1127.609 kb