Những vấn đề cơ bản trong quan hệ pháp luật thuế

24/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Hệ thống các quy phạm pháp luật thuế điều chỉnh mối quan hệ pháp luật về thuế trong việc thu nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế, nhằm hình thành nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

 

 

Tính đặc thù Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Hình thức quản lý thuế của Nhà nước

 

 

Để duy trì sự tồn tại và thực hiện các chức năng quản lý xã hội của mình, Nhà nước có quyền thu thuế. Đây là một nội dung rất quan trọng của chủ quyền quốc gia, là cơ sở pháp lý để Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật thuế.(xem thêm: tư vấn pháp luật đất đai)

 

 

Nội dung quản lý thuế gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
  • Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế
  • Xóa nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, miễn tiền chậm nộp, tiền phạt, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế…
  • Quản lý thông tin người nộp thuế
  • Quản lý hóa đơn, chứng từ.
  • Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
  • Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
  • Hợp tác quốc tế về thuế.
  • Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

 

 

Mối quan hệ thu, nộp thuế trong quan hệ pháp luật thuế

 

 

Pháp luật thuế điều chỉnh mối quan hệ thu, nộp thuế giữa Nhà nước với công dân được thể hiện tập trung ở ba nhóm quan hệ cơ bản sau:

 

 

 

 

 

 

  • Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế: Đây là một nội dung quan trọng không thể tách rời hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước nhân danh chính mình hoặc thông qua các cơ quan chức năng tuân theo các nguyên tắc quản lý hành chính.

 

 

 

 

 

 

  • Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế: đã trực tiếp hay gián tiếp các tổ chức hay cá nhân đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Để việc nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn, bảo đảm sự công bằng, pháp luật thuế điều chỉnh các hành vi cơ bản như: thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế báo cáo quyết toán thuế đề nghị có quan có thẩm quyền xem xét đúng, chính xác số thuế phải nộp(quan tâm tới: tư vấn luật lao dong miễn phí)

 

 

 

 

 

 

  • Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật thục (vi phạm thủ tục thuế chậm nộp; khai sai, trốn thuế, gian lận thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) và khiếu nại về thuế (khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với các  Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về thuế).

 

 

Chủ thể và cơ quan quản lý thuế trong quan hệ pháp luật thuế

 

 

(i) Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế (quan hệ thu, nộp thuế) là các cơ quan quản lý, thu thuế và đối tượng nộp thuế

 

 

(ii) Cơ quan quản lý thuế gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Cơ quan thuế Tổng cục Thuế. Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục thuế khu vực;
  • Cơ quan hải quan Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

 

 

Công chức quản lý thuế; công chức thuế, công chức hải quan. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế

 

 

Các cơ quan quản lý thuế nằm trong hệ thống cơ quan tài chính nhà nước, có quan hệ hữu cơ với nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định theo pháp luật. Do cấu trúc tổ chức thống nhất theo ngành dọc, các cấp trong hệ thống cơ quan thuế được phân định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

 

 

Ví dụ: Tổng cục Thuế không trực tiếp tiến hành quản lý thu thuế, việc quản lý thu thuế thuộc về Cục Thuế và Chi cục Thuế ở các địa phương. Đối với nhiệm vụ thu thuế gắn với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền của các cơ quan Hải quan địa phương

 

 

Người nộp thuế trong quan hệ pháp luật thuế gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế
  • Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản khác thuộc ngân sách nhà nước.
  • Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

 

 

Với quy định trên, đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện phải nộp một loại thuế nhất định. Đối tượng nộp thuế được quy định rõ trong một sắc thuế cụ thể.

 

 

Ví dụ: Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng. Đối tượng nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế được quy định tại Luật Thuế bảo vệ môi trường.

 

 

Pháp luật thuế quy định về quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thu, nộp thuế. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể được xác định trước và thể hiện ở các giai đoạn cụ thể khác nhau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Trước khi thu nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp trên số thuế cho doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh; đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ đăng ký áp dụng chế độ chứng từ, hoá đơn, chế độ kế toán theo quy định của pháp luật
  • Trong quá trình thu nộp thuế, cơ quan thuế có quyền yêu cầu nộp thuế theo thông báo thuế có quyền ấn định thuế nếu đối tượng nộp thuế không đáp ứng đầy đủ điều kiện kê khai nộp thuế Đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ tuân thủ chế độ tài chính kế toán, nộp thuế đúng thời hạn.
  • Khi có thay đổi điều kiện thu, nộp thuế như không tiếp tục kinh doanh, tạm hoãn kinh doanh; mức thu nhập dưới hạn nộp thuế, cơ quan quản lý thu thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế hoàn tất nghĩa vụ thuế còn lại, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải báo cáo tình hình thực tế để tạm hoãn hoặc chấm dứt việc nộp thuế đối với Nhà nước.

 

 

Với các quyền và nghĩa vụ nêu trên của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế cho thấy, không có sự bình đẳng giữa cơ quan có thẩm quyền về thu thuế với người nộp thuế. Cơ quan thuế nhân danh Nhà nước có quyền đơn phương quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật m không cần sự thỏa thuận của các đối tượng nộp thuế.(xem thêm: tư vấn luật hình sự)

 

 

Nếu các đối tượng nộp thuế không tính đúng, tính đủ và nộp theo thời hạn quy định thì sẽ bị xử lý vi phạm. Nhà nước có thể áp dụng các hình thức xử phạt hoặc các biện pháp hành chính khác buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Như vậy, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật thuế được bảo đảm thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

 

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề cơ bản trong quan hệ pháp luật thuế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.03360 sec| 954.367 kb