Những vấn đề cơ bản về dấu vết hình sự

28/05/2024
Phạm Huyền My
Phạm Huyền My
Giống như các quá trình vật chất khác, các vụ phạm tội và các vụ việc có tính hình sự gây ra những biến đổi so với môi trường vật chất xung quanh, hình thành nên các phản ánh chứa đựng thông tin về quá trình đã xảy ra. Khoa học điều tra hình sự phân loại 02 loại phản ánh chứa đựng thông tin về quá trình đã xảy ra, dưới dạng phản ánh vật chất và phản ánh ý thức thuộc 02 phạm trù: dấu vết hình sự và lời khai.

1- Khái niệm và tính chất của dấu vết hình sự

[a] Khái niệm dấu vết hình sự

Dấu vết hình sự tồn tại dưới các hình thức khác nhau về chất và lượng. Chúng có thể là chất rắng, chất lỏng, chất khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường, Dấu vết hình sự được hình thành do sự tác động qua lại giữa thủ phạm, công cụ, phương tiện phạm tội với nạn nhân, với những đối tượng xâm hại khác và với môi trường xung quanh trong quá trình thực hiện tội phạm.

Dấu vết hình sự hình trong vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự. Vụ việc mang tính hình sự là những vụ việc xâm hại đến khách thể do luật hình sự bảo vệ nhưng do chưa đủ thông tin nên chưa xác định được các yếu tố cấu thành tội phạm. Mội vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự xảy ra tất yếu làm xuất hiện và tồn tại dấu vết hình sự khác nhau. Dấu vét hình sự chứa đựng những thông tin nhất định phản ánh diễn biến, bản chất vụ án. Nói cách khác, dấu vết hình sự là hệ quả tất yếu của vụ phạm tội và vụ việc mang tính chất hình sự.

Tóm lại, dấu vết hình sự là những phản ánh vật chất của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự.

[b] Tính chất của dấu vết hình sự

Tính khách quan: Dấu vết hình sự là dạng vật chất vụ thể hình thành do quá trình tác động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học trong các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự. Do vậy, dấu vết hình sự tồn tại mang tính tất yếu khách quan và phản án trung thực đặc điểm của đối tượng sinh ra nó.

Tính không gian: Cũng giống mọi hiện tượng vật chất khác, dấu vết hình sự được hình thành trong một không gian, thời gian nhất định. Thời điểm hình thành dấu vết hình sự cũng chính là thời điểm, thời gian diễn ra vụ phạm tội hay vụ việc mang tính hình sự. Do đó, dấu vết hình sự cho biết thông tin về địa điểm, thời gian vụ tội phạm hay vụ việc có tình hình sự.

Tính phản ánh: Phản ánh là thuộc tính cơ bản của vật chất, tỏng khi đó dấu vết hình sự là một dạng vật chất cụ thể nên dấu vết hình sự cũng mang đặc tính phản ánh, mà nội dung phản ánh lại đa dạng, phong phú về tội phạm hay vụ việc có tính hính sự. Nhờ đặc tính này của dấu vết hình sự, cơ quan điều tra có thể khai thác được các thông tin từ nó để phục vụ hoạt động điều tra.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Phân loại dấu vết hình sự

[a] Căn cứ vào các lĩnh vực kỹ thuật hình sự

(i) Dấu vết đường vân;

(ii) Dấu vết cơ học (dấu vân tay, vân chân, công cụ, vết cắn..);

(iii) Dấu vết súng đạn (dấu vết trên súng, trên đầu đạn, vỏ đạn, trên vật cản..);

(iv) Dấu vết sinh vật (dấu vết máu, chất bài tiết, dấu vết lông, tóc,..);

(v) Dấu vết hơi;

(vi) Dấu vết hóa hình sự (dấu vết đất, bụi, dấu vết sơn, thủy tinh, độc chất..)

(vii) Chữ ký viết tay, chữ ký;

(viii) Tài liệu in, hình dấu, chữ đnáh máy

[b] Căn cứ vào cấu trúc bề mặt của dấu vết và cơ chế hình thành dấu vết

(i) Dấu vết in (dấu vết in lồi, dấu vết in lõm);

(ii) Dấu vết in lõm;

(iii) Dấu vết cắt;

(iv) Dấu vết trượt;

(v) Dấu vết khớp.

[c] Căn cứ vào trọng lượng và độ lớn của dấu vết

(i) Dựa vào căn cứ này, dấu vết hình sự được chia thành hai loại: Vi vết và vĩ vết;

(ii) Vi vết là một phần nhỏ trong vĩ vết như sinh vật trong đất, tạp chất trong hóa chất.. hoặc là những phần rất nhỏ của vật thể lớn như sợi, tơ, tro, bồ hóng, chất đốt, lông, mảnh kim loại hay vi vật thể như bụi, vi khuẩn...

[d] Căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết

Đây là trường hợp căn cứ vào tên của vật gây vết để gọi tên dấu vết cho phù hợp. Ví dụ: Dấu vết do tay gây ra gọi là dấu vết tay;  dấu vết do súng đạn gây ra là dấu vết súng đạn...

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Ý nghĩa của dấu vết hình sự

Qua bài phân tích trên, dấu vết hình sự có thể làm rõ những vấn đề cơ bản sau:

(i) Nội dung, tính chất của vụ việc, quá trình diễn biến của vụ việc đó;

(ii) Phương thức, thủ đoạn và công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;

(iii) Truy nguyên đối tượng để lại dấu vết;

(iv) Nhận định về điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa; 

(v) Những thông tin từ các loại dấu vết được phát hiện, thu lượm còn là cơ sở để dựng lại hiện trường phục vụ cho việc điều tra vụ án sau này.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Những vấn đề cơ bản về dấu vết hình sự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Những vấn đề cơ bản về dấu vết hình sự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Những vấn đề cơ bản về dấu vết hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16930 sec| 966.07 kb