Phân loại hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
1- Cung cấp chứng cứ
Cung cấp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các chủ thế tố tụng trong việc đưa lại cho toà án, viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện hoặc đang quản lí, lưu giữ chứng cứ có nghĩa vụ cung cấp cho toà án. Ngoài ra, họ cũng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho viện kiểm sát khi viện kiểm sát yêu cầu.
Việc cung cấp chứng cứ được tiến hành ngay từ khi khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nếu thấy chứng cứ chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự thì toà án yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung. Để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự đúng hạn, pháp luật quy định thẩm phán có quyền ấn định cho đương sự một thời hạn không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự để họ cung cấp chứng cứ. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp chứng cứ mà tòa án đã yêu cầu cung cấp nhưng đương sự không cung cấp được vì có lí do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lí do của việc chậm cung cấp chứng cứ đó. Đối với những chứng cứ mà trước đó toà án không yêu cầu đương sự cung cấp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền cung cấp tại phiên toà sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
Khi cung cấp chứng cứ, tài liệu cho toà án thì đương sự phải sao gửi chứng cứ, tài liệu đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ; đổi với chứng cứ, tài liệu không công khai hoặc chứng cứ, tài liệu không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp giao nộp cho toà án các văn bản chứa đựng chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài thì đương sự phải giao nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt đã được công chửng, chứng thực hợp pháp (Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp chửng cứ phải thực hiện đầy đủ và đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình. Trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thì phải chịu trách nhiệm của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó của họ. về vấn đề này, khoản 1 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: "Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đây đủ tài liệu, chứng cứ do toà án yêu cẩu mà không có lí do chính đáng thì toà án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và toà án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này đế giải quyết vụ việc dân sự.”.
Để xác định trách nhiệm của các bên trong việc giao nhận, bảo quản, sử dụng chửng cử, thủ tục giao nộp chứng cứ được pháp luật quy định cụ thể. Theo đó, khi giao nộp chứng cứ toà án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ kí hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ kí của người nhận và dấu của toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
2- Thu thập chứng cứ
Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự. Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đổi với cả việc chứng minh của đương sự và việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án. Bởi, đương sự chỉ có thể chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có chứng cứ, toà án chỉ có thể giải quyết đúng được vụ việc dân sự khi có đầy đủ các chứng cứ để làm rõ được các vấn đề của vụ việc dân sự.
Các chủ thể chứng minh nói chung đều có quyền, nghĩa vụ thu thập chửng cứ. Trong tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu nên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập các chứng cử để cung cấp cho toà án. Khi thấy chưa đủ chứng cứ, tài liệu của để giải quyết vụ việc dân sự, thì toà án xác định các chứng cứ, tài liệu cần thu thập và yêu cầu các đương sự cung cấp. Toà án tiến hành thu thập chứng cứ trong trường hợp pháp luật có quy định. Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự, các biện pháp thu thập chứng cứ, trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của các chủ thể tố tụng phải được pháp luật quy định cụ thể. Các chủ thể tố tụng khi tiến hành thu thập chứng cứ phải thực hiện theo đúng trinh tự, thủ tục pháp luật đã quy định.
Đối với các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được áp dụng một hoặc một sổ biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để thu thập chứng cứ, bao gồm: Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử; thu thập vật chứng; xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, ị cá nhân đó đang lưu giữ, quản lí; yêu cầu uỷ ban nhân dân cẩp xã chứng thực chữ kí của người làm chứng; yêu cầu toà án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu toà án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chưa quy định được đầy đủ trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ của đương sự, người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Đối với toà án, được áp dụng một hoặc một sổ biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để tiến hành thu thập chứng cứ trong trường họp pháp luật có quy định, bao gồm: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng; trưng cầu giám định; định giá tài sản; xem xét, thấm định tại chồ; uỷ thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tố chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ của toà án hiện nay được quy định đầy đủ tại các điều từ Điều 97 đến Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Khi tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ là trưng cầu giám định, định giá tài sản, xem xét, thẩm định tại chỗ, uỷ thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự toà án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lí do và yêu cầu của toà án. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ như ỉẩy lời khai của đương sự, người ỉàm chứng, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú. Khi thẩm tra viên tiến hành biện pháp thu thập chứng cứ là yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự thì toà án phải ra quyết định, trong đó nêu rõ lí do và yêu cầu của toà án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ, toà án phải thông báo về tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Đối với viện kiểm sát, trong trường hợp thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thấm cũng có quyền thu thập chứng cứ. Các biện pháp viện kiểm sát sử dụng để thu thập chứng cứ được giới hạn trong phạm vi biện pháp yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
a. Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng
Đương sự là người tham gia vào sự việc nên biết được nhiều vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự. Việc lấy lời khai của đương sự sẽ giúp cho toà án làm rõ được các tình tiết của vụ việc dân sự. Tuy vậy, việc lấy lời khai của đương sự chỉ được tiến hành trong trường hợp đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa rõ ràng, đầy đủ. Việc lấy lời khai của đương sự được quy định tại Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Toà án có thể lấy lời khai của đương sự ở tại trụ sở toà án hoặc ngoài trụ sở toà án. Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ việc dân sự chịu trách nhiệm lấy lời khai của đương sự. Khi lấy lời khai của đương sự, tuỳ từng trường hợp cụ thể thẩm phán có thể để đương sự tự viết bản khai hoặc trực tiếp lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự tập trung vào những tình tiết của vụ việc dân sự mà đương sự khai chưa rõ ràng, đầy đủ.
Nếu đương sự có khả năng tự viết được bản khai thì thẩm phán để đương sự tự viết bản khai. Trước khi đương sự viết bản khai, thẩm phán phải xác định cho họ rõ trách nhiệm, nội dung và yêu cầu khai báo. Sau khi đương sự khai xong, thẩm phán phải kiểm tra lại nếu thấy còn thiếu hoặc có điểm chưa rõ thì yêu cầu đương sự khai bổ sung hoặc giải thích. Đương sự phải tự mình viết bản khai và kí tên của mình vào bản tự khai.
Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được hoặc cố tình khai không đúng sự thật thì thẩm phán trực tiếp lấy lời khai của họ. Khi lấy lời khai của đương sự, thẩm phán cũng xác định trách nhiệm của họ trong việc khai báo, đặt các câu hỏi để đương sự trả lời, nhưng các câu hỏi được đặt ra phải có tác dụng trong việc tìm hiểu sự việc. Các đương sự có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của thấm phán về các tình tiết của vụ việc dân sự. Đối với trường hợp đương sự được lấy lời khai là người chưa đủ 15 tuổi thì việc lẩy lời khai phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó (khoản 4 Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Thấm phán hoặc thư kí toà ấn phải lập biên bản ghi lại lời khai của đương sự. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và kí tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu thẩm phán cho sửa đổi, bổ sung biên bản ghi lời khai và kí tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải có chữ kí của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của toà án. Nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải kí vào từng trang và đóng dấu giáp lai.
Trường hợp việc lấy lời khai của đương sự được tiến hành ngoài trụ sở của toà án thì biên bản ghi lời khai của đương sự phải có người làm chứng hoặc xác nhận của uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
Người làm chứng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc dân sự nên thường khai báo khách quan hơn đương sự. Việc lấy lòi khai của người làm chửng rất có ý nghĩa cho việc làm rõ được các tình tiết liên quan đến vụ việc dân sụ. Việc lấy lời khai của người làm chứng được quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Việc lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện tương tự việc lấy lời khai của đương sự. Toà án lấy lời khai của người làm chứng theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết. Việc lấy lời khai của người làm chứng có thể được tiến hành ở tại trụ sở toà án hoặc ngoài trụ sở toà án. Thẩm phán phụ trách việc giải quyết vụ việc dân sự chịu trách nhiệm lấy lời khai của người làm chứng. Khi tiến hành lấy lời khai của người làm chứng, tuỳ trường hợp cụ thể mà toà án có thể để họ tự khai hoặc trực tiếp lấy lời khai của họ. Việc lấy lời khai của người làm chứng chưa đủ mười tám tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hoặc người đang thực hiện việc quản lí, trông nom người đó. Tuy vậy, trong việc lấy lời khai của người làm chứng cũng có một số điểm khác biệt nhất định so với việc lấy lời khai của đương sự thể hiện ở những điểm sau:
- Đối với những vụ việc dân sự mà có nhiều người làm chứng, toà án chỉ lấy lời khai của những người làm chứng cần thiết đối với việc giải quyết vụ việc dân sự;
- Trước khi lấy lời khai của người làm chứng, thẩm phán phải làm rõ mối quan hệ giữa người làm chứng với đương sự để đánh giá đúng lời khai của họ; giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và yêu cầu người làm chứng cam đoan về lời khai của mình;
- Thẩm phán phải lấy lời khai riêng từng người làm chứng một, không để họ tiếp xúc với nhau hoặc với đương sự trong thời gian khai báo.
Ngoài ra, khi đặt câu hỏi trong việc lấy lời khai của người làm chứng, thẩm phán không được đật các câu hỏi có tính chất gợi ý.
b. Đối chất
Đối chất là việc hỏi cùng một lúc nhiều đương sự, người làm chứng để so sánh, đánh giá lời khai của họ khi xét thấy có sự mâu thuẫn. Vì vậy, khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng thì thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau. Trước khi đối chất, thẩm phán phải chuẩn bị kĩ những vấn đề cần hỏi đối chất. Khi đối chất, thẩm phán phải đối chiếu lời khai cùa những người tham gia đối chất với các chứng cứ, tài liệu khác để đánh giá đúng những vấn đề của vụ việc dân sự đã được đưa ra đối chất.
Ngoài ra, căn cú vào Điều 100 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc đối chất còn được tiến hành theo yêu cẩu của đương sự. Thẩm phán phải cho lập biên bản ghi lại việc đối chất. Biên bản đối chât phải có chữ kí hoặc điểm chỉ của những người tham gia đối chất.
c. Xem xét, thẩm định tại chỗ
Xem xét, thẩm định tại chỗ là biện pháp thu thập chứng cứ toà án đến tận nơi có tài sản tranh chấp, vật chứng hoặc xảy ra sự việc để nghiên cứu, xác minh nắm vững sự việc và được tiến hành trong trường hợp tài sản tranh chấp, vật chứng không thể mang đen toà án xem xét được. Qua việc xem xét thẩm định tại chỗ giúp cho toà án có nhận thức đúng, toàn diện về sự việc. Trình tự, thủ tục xem xét, thẩm định tại chỗ được thực hiện theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Khi áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ này, thẩm phán phải ra quyết định bang văn bản. Trước khi xem xét, thẩm định tại chỗ, thẩm phán phải báo cho đương sự biết trước việc xem xét. Đương sự có quyền chứng kiến việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Thẩm phán tiến hành xem xét, thẩm định tại chổ với sự có mặt của đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ cần phải được tiến hành một cách tỉ mỉ, thận trọng để tránh việc xác định sai sự việc hoặc phải xem xét ỉại nhiều lần. Trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ, thẩm phán có quyền đề nghị uỳ ban nhân dân cầp xã, công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ.
Phải ghi biên bản phản ánh lại kết quả xem xét, thẩm định tại chỗ. Nội dung của biên bản phải mô tả rõ hiện trường, có chữ kí của người xem xét, thầm định và chĩĩ kí hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, chữ kí của đại diện ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức tham gia xem xét, thẩm định và những người được mời tham gia việc xem xét, thẩm định tại chỗ. Trong trường hợp cần thiết, thẩm phán phải cho lập sơ đồ hoặc bản đồ. Sau khi xem xét, thẩm định, thẩm phấn phải yêu cầu đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng xem xét, thẩm định kí tên và đóng dấu xác nhận.
d. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
Khi cần ý kiến của các nhà chuyên môn kết luận về vấn đề nào đó của vụ việc dân sự thì cần phải yêu cầu giám định hoặc trưng cầu giám định. Yêu cầu giám định là việc đương sự yêu cầu người có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn kết luận sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ việc dân sự. Trưng cầu giám định là việc toà án quyết định đưa vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định ra lấy ý kiến kết luận của người có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực đó. Việc yêu cầu giám định hoặc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định tại Điều 102 và Điều 103 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Đương sự có quyền yêu cầu toà án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị toà án trưng cầu giám định nhưng toà án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Việc trưng cầu giám định được thẩm phán tiến hành theo theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết. Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định. Người giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định phải tiến hành giám định theo quy định của pháp luật. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, toà án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tậ-p người giám định đến phiên toà, phiên họp đế trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
Toà án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường họp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC.
e. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Định giá tài sản và thẩm định giá tài sản là biện pháp thu thập chứng cử có ý nghĩa rất lớn đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Trong những trường hợp cần phải xác định giá trị tài sản để giải quyết vụ việc dân sự thì phải định giá tài sản hoặc thẩm định giá tài sản. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản thực chất đều là việc xác định giá trị tài sản của vụ việc dân sự.
Việc định giá tài sản do hội đồng định giá tài sản thực hiện. Toà án chủ động ra quyết định định giá tài sản hoặc ra quyết định định giá tài sản theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. Toà án chủ động ra quyết định định giấ tài sản trong trường hợp các đương sự không thoả thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thoả thuận được giá tài sản; các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhàm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá. Khi ra quyết định định giá tài sản và lập hội đồng định giá tài sản, toà án phải ra quyết định bằng văn bản. Chủ tịch hội đồng định giá tài sản là đại diện cơ quan tài chính và các thành viên là đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan. Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Tuy vậy, quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc hội đồng định giá. Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia việc định giá và phải chịu trách nhiệm về hoạt động định giá của họ.
Để xác định đúng giá trị tài sản, việc định giá tài sản phải được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn kĩ thuật, thực trạng của tài sản; phù họp với giá thị trường nơi có tài sản tại thời điểm định giá. Trường họp tài sản định giá không còn thì việc xác định giá căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc hoặc tham khảo giá của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kĩ thuật để xác định.
Khi định giá tài sản, hội đồng định giá tiến hành định giá riêng từng tài sản. Trong quá trình định giá, các đương sự có quyền phát biểu ý kiến về việc định giá nhưng quyền quyết định giá tài sản được đưa ra định giá vẫn thuộc về hội đồng định giá. Hội đồng định giá thảo luận và quyết định giá tài sản theo đa số. Quyết định của hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Trong trường họp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của chủ tịch hội đồng là ý kiến quyết định.
Việc định giá tài sản phải được phản ánh vào biên bản. Trong biên bản định giá tài sản phải ghi rõ giá trị của từng tài sản được hội đồng định giá xác định, ý kiến của từng thành viên của hội đồng định giá, của đương sự nểu họ tham dự. Các thành viên của hội đồng định giá, đương sự và người chứng kiến phải kí tên vào biên bản.
Việc thẩm định giá tài sản do tổ chức thẩm định giá thực hiện. Các đương sự có quyền thoả thuận lựa chọn tổ chức thấm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kểt quả thẩm định giá cho toà án. Kết quả thẩm định giá tài sản được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự, nếu được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Việc định giá tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
f. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ là biện pháp thu thập chửng cứ bảo đảm cho toà án có đủ chứng cứ giải quyết đúng vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ nên được áp dụng biện pháp này để có chứng cứ đủ cung cấp cho toà án. Toà án áp dụng biện pháp này theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết. Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ được toà án thực hiện theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cử, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp; lí do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do cho người có yêu cầu.
Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có quyền yêu cầu toà án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lí tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Khi đương sự yêu cầu toà án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ ngày tháng năm viết đơn, tên toà án yêu cầu, tên và địa chỉ của người yêu cầu; những vấn đề cần chửng minh; chứng cứ cần thu thập; lí do vì sao tự mình không thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó. Toà án phải ra quyết định bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ cung cấp chứng cứ cho toà án. Quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ phải có các nội dung như ngày tháng năm ra quyết định và toà án ra quyết định; tên, địa chỉ của người yêu cầu cung cấp; lí do của việc cung cấp; tên, địa chỉ của người có nghãi vụ cung cấp; chứng cứ cần cung cấp và thời hạn thực hiện việc cung cấp. Sau khi ra quyết định, thẩm phán hoặc thư kí được thẩm phán uỷ quyền có thể trực tiếp đến gặp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ chứng cứ giao quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ hoặc cũng có thể gửi quyết định thu thập chửng cứ cùng công văn yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ chứng cứ cung cấp cho toà án các chứng cứ họ đang lưu giữ. Trong công văn yêu cầu phải nói rõ các chứng cứ cụ thể cần được cung cẩp, thời hạn thực hiện việc cung cấp.
Ngoài ra, để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, viện kiểm sát có quyền áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cử. Thủ tục viện kiểm sát áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ này được thực hiện như toà án. Nhận được yêu cầu của toà án, viện kiểm sát về việc cung cấp chứng cứ, cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của toà án, viện kiểm sát. Thời hạn cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ chứng cứ phải cung cấp cho toà án, viện kiểm sát là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lí, lưu giữ chứng cứ không cung cấp đầy đủ, lập thời chứng cứ theo yêu cầu của toà án, viện kiếm sát mà không có lí do chính đáng thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy dinh của pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cửu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức không phải là lí do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho toà án.
g. Uỷ thác thu thập chứng cứ
Uỷ thác thu thập chứng cứ là việc toà án thụ lí giải quyết vụ việc dân sự giao cho toà án khác thu thập chứng cứ. Trong trường hợp cần phải thu thập chứng cứ ở ngoài địa hạt của toà án thì phải uỷ thác thu thập chứng cứ. Việc uỷ thác thu thập chứng cử được thực hiện theo Điều 105 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Khi uỷ thác thu thập chứng cứ, toà án phải ra quyết định uỷ ■ thác thu thập chứng cú' bằng văn bản. Trong đó phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ tranh chấp và những công việc cụ thể mà toà án nhận uỷ thác cần tiến hành để thu thập chửng cứ. Toà án nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc được uỷ thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho toà án đã ra quyết định uỷ thác biết. Trong trường hợp toà án nhận uỷ thác không thực hiện được việc uỷ thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho toà án đã ra quyết định uỷ thác.
Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì toà án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài như cơ quan lãnh sự, đại sứ quán thực hiện. Toà án cũng có thế làm thủ tục uỷ thác cho các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài thu thập chứng cứ nếu nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.
3- Nghiên cứu chứng cứ
Nghiên cứu chứng cứ là kiểm tra, xem xét nhằm tìm hiểu chứng cứ. Việc nghiên cứu chửng cứ được các chủ thể tố tụng tiến hành trong suốt quá trình tố tụng dân sự. Trong các hoạt động chứng minh thì nghiên cứu là hoạt động tiền đề, cơ sở cho hoạt động đánh giá chứng cứ. Hoạt động đánh giá chửng cứ được thực hiện sau hoạt động nghiên cứu chứng cứ và chỉ thực hiện có kết quả nếu dựa trên cơ sở của hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Hiện nay, vấn đề này chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, để nhận thức được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thì các chủ thể tố tụng đều phải nghiên cứu chứng cứ. Nội dung của hoạt động nghiên cửu chứng cử được quy định bởi pháp luật và căn cứ vào các thuộc tính của chứng cứ. Qua nghiên cứu chứng cứ sẽ loại bỏ được thông tin, dấu vết không liên quan đến vụ việc dân sự và xác định được những thông tin, dấu vết thoả mãn tẩt cả các thuộc tính của chửng cứ được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự.
Để thực hiện việc nghiên cứu chứng cứ có hiệu quả, tất cả tài liệu, vật chứng chứa đựng thông tin về vụ việc dân sự đều phải được kiểm tra, xem xét. Khi nghiên cứu chứng cứ, các chủ thể tố tụng phải tiến hành kiểm tra, xem xét từng khía cạnh khác nhau của tài liệu, vật chửng. Ngoài việc phải so sánh, đối chiếu với các thuộc tính của chứng cứ còn phải đối chiếu, so sánh chúng với nhau để tìm ra sự thống nhất, mâu thuẫn giữa chúng.
4- Đánh giá chứng cứ
Đánh giá chứng cứ là nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ. Trên cơ sở kết quả của đánh giá chứng cứ, tòa án sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Việc đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015."
Các chủ thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ. Nhưng trong đó, việc đánh giá chứng cứ của toà án là quan trọng nhất vì toà án là chủ thể có quyền sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự.
Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Khi đánh giá chứng cứ không được có kết ỉuận trước về giá trị chứng minh của chứng cứ; phải đánh giá tất cả các mặt, các mối liên hệ của chứng cứ; phải đánh giá cả các chứng cứ do các đương sự, do người khác cung cấp và toà án thu thập. Quá trình đánh giá các chứng cứ phải thực hiện đánh giá riêng từng chứng cứ một, sau đó đánh giá chứng cứ trong sự mối liên quan với các chứng cứ khác và thông qua đánh giá chứng cứ mà khẳng định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp và giá trị chứng minh của từng chứng cứ một.
Hoạt động đánh giá chứng cứ của toà án có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, ngoài việc phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đánh giá chứng cứ thì toà án còn phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ trong việc đánh giá chứng cứ. Đặc biệt, toà án phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện các ý kiến về đánh giá chứng cứ của đương sự, luật sư và những người khác khi tham gia tranh tụng tại phiên toà. Chứng cứ sau khi được đánh giá thì được công bố công khai và sử dụng, trừ chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì không được công bố công khai nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai (Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm