Phân tích khái niệm và cấu trúc của ý thức pháp luật

22/02/2023
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Ý thức pháp luậtxét về cấu trúc, bao gồm hai bộ phận đó là: tư tưởng pháp luật (là các quan điểm, quan niệm,học thuyết, sự hiểu biết về pháp luật) và tâm lý pháp luật (là thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật).

1- Khái lược về ý thức pháp luật

Cùng với các ngành khoa học khác, ý thức pháp luật là một phạm trù thuộc đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp lý. Việc nghiên cứu ý thức pháp luật không đơn thuần chỉ để nhận thức lý luận mà có giá trị thực tiễn trên các mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội công dân coi trọng tính thượng tôn pháp luật thì việc kiến giải đó càng có ý nghĩa thiết thực.

Tuy nhiên, việc tiếp cận, xem xét ý thức pháp luật nếu bỏ qua việc làm sáng tỏ đặc tính, cơ sở nguồn cội và bản chất của hiện tượng này thì thiếu đi tính toàn diện, sự thấu đáo về phương diện nhận thức. Hơn nữa, điều đó cũng sẽ đem lại những khó khăn nhất định khi xem xét ý thức pháp luật trong mối quan hệ đa chiều với các yếu tố khác ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau.

Theo đó, dưới góc độ triết học phạm trù ý thức nói chung thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần và ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội. Như vậy, ý thức pháp luật là hiện tượng có đời sống thực tế gắn kết chặt chẽ với đời sống của nhà nước và sự cộng sinh của pháp luật. Tương tự như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật là phạm trù chủ quan, vô hình, do đó, việc nhận diện nó chủ yếu cảm quan qua các yếu tố khác của đời sống pháp lý.

Ý thức pháp luật là tổng thế những học thuyết, tư tưởng, quan điếm, quan niệm, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác, thể hiện moi quan hệ giữa con người đối với pháp luật (pháp luật đã qua, pháp luật hiện hành và pháp luật cần phải có) và sự đánh giá về mức độ công bằng, bình đắng; tính hợp pháp hay không hợp pháp... đối với các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lý và xã hội.

Ý thức pháp luật luôn chịu sự tác động đa chiều của nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế, kết cấu xã hội, tương quan so sánh lực lượng, quan điểm, tư tưởng của lực lượng cầm quyền, xu thế thời đại... Trong đời sống pháp lý, ý thức pháp luật là nhân tố đóng vai trò quyết định chi phối trực tiếp đến tính chất, hiệu quả thực tế của các hoạt động pháp lý.
Dưới góc độ tổng quan, việc nghiên cứu ý thức pháp luật có thể rút ra những điểm cơ bản sau:

(i) Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ý thức pháp luật do tồn tại xã hội quy định. Mặc dù vậy, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối với tồn tại xã hội. Nó phản ánh điều kiện tồn tại xã hội và là cơ sở nhận thức để cải tạo, phục vụ xã hội của con người. Gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội, ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội theo những chiều hướng khác nhau.

(ii) Ý thức pháp luật mang tính giai cấp. Không có ý thức pháp luật thuần túy, ngoài giai cấp, phi giai cấp. Suy cho cùng, ý thức pháp luật chính là sản phẩm từng giai cấp trong sự phát triển của lịch sử xã hội. Nó là tiền đề để xây dựng các giá trị, chuẩn mực pháp lý của từng giai cấp đối với xã hội, là cơ sở để hình thành thế giới quan pháp lý chính thống trong xã hội. Trong xã hội có giai cấp, sự khác nhau về điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của mỗi giai cấp, tầng lóp xã hội đã đem lại sự khác nhau nhất định về ý thức pháp luật giữa các giai cấp và các lực lượng cầm quyền.

(iii) Ý thúc pháp luật được coi là tiền đề thiết yếu cho quá trình để tạo lập hay làm ra pháp luật bằng những con đường, cách thức cụ thể khác nhau thông qua nhà nước. Nhu cầu, khuynh hướng điều chỉnh và phương thức thể hiện nhà nước bảo đảm cho quá trình pháp luật hóa quan hệ xã hội một cách phù hợp, sát thực trên thực tế được thực hiện qua phạm trù ý thức pháp luật.

(iv) Trong quá trình vận động và phát triển, ý thức pháp luật có tính kế thừa trên cơ sở chọn lọc đối với một số nhân tố của ý thức pháp luật trước đó, chẳng hạn như các nguyên lý, học thuyết của pháp luật hoặc các tư tưởng, giá trị pháp lý ghi nhận về quyền con người...

(v) Trong ý thức pháp luật có bộ phận tư tưởng khoa học về pháp luật có thể vượt lên trước tồn tại xã hội. Đối với hệ tư tưởng pháp luật thì tri thức khoa học là yếu tố cơ bản bởi nó có thể đem lại sự nhìn nhận khách quan đối với tồn tại xã hội. Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng khoa học có tính dẫn đường, đi trước đối với tồn tại xã hội. Điều này không đơn thuần khẳng định sự độc lập tương đối của ý thức pháp luật so với tồn tại xã hội mà nó là tiền đề tư tưởng - pháp lý trực tiếp góp phần phục vụ cho quá trình điều chỉnh pháp luật và công cuộc cải tạo xã hội trên thực tế.

(vi) Ý thức pháp luật có quan hệ và sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác cũng như các hiện tượng khác của thượng tầng pháp lý. Nhìn chung, sự tác động của ý thức pháp luật với ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo... luôn thể hiện ở sự đan xen, tương hỗ lẫn nhau trong quá trình tồn tại và vận động. Sẽ là sự tác động tích cực nếu có sự phù hợp giữa ý thức pháp luật với các loại hình ý thức đó và ngược lại, đó sẽ là nhân tố cản trở lẫn nhau nếu giữa các phạm trù ý thức đó thiếu đi sự tương đồng cần thiết.

Có thể nói, ý thức chính trị và ý thức pháp luật không chỉ cùng xuất hiện và đồng hành tồn tại trong môi trường xã hội có giai cấp mà giữa nó có sự gắn bó, tương tác với nhau. Ý thức pháp luật và ý thức chính trị đều coi trọng, sử dụng công cụ pháp luật để thể hiện các yêu cầu, nội dung của mình trong đời sống thực tiễn, đời sống chính trị - pháp lý. Nếu như ý thức chính trị là quan niệm, học thuyết, quan điểm về chính trị của giai cấp cầm quyền có vai trò định hướng cho ý thức pháp luật trong xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật thì ý thức pháp luật sẽ làm sâu sắc hơn việc chuyển tải, thể hiện các nội dung phạm trù của ý thức chính trị thông qua chế định pháp luật.

Ý thức đạo đức là loại hình ý thức xuất hiện sớm nhất cùng với xã hội con người. Đó là những phạm trù, nguyên lý cho việc hình thành hệ thống chuẩn mực đạo đức được lưu truyền, phổ biến để quản lý xã hội. Ý thức pháp luật xuất hiện muộn hơn nhưng có quan hệ chặt chẽ với ý thức đạo đức bởi cả hai phạm trù ý thức này đều có vai trò tiền đề nhận thức cho việc hình thành các công cụ quản lý xã hội thiết yếu là đạo đức và pháp luật. Trên thực tế, sự hài hoà và tác động qua lại lẫn nhau giữa đạo đức và pháp luật trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội chỉ có thể được đặt ra trên nền tảng sự thống nhất tương đối giữa ý thức đạo đức và ý thức pháp luật.

Thực tiễn lịch sử cho thấy, các quan niệm về tôn giáo xuất hiện từ thời kì xã hội nguyên thủy. Đó là ý thức sơ khai về niềm tin có một sự chở che của thần linh với con người. Cùng với sự phát triển, ý thức tôn giáo cũng có đổi thay ít nhiều về khuynh hướng, nội dung nhưng nhìn chung xét về bản chất nó phục thiện, vị nhân. Giữa ý thức pháp luật và ý thức tôn giáo đều hướng tới sự hoàn thiện nhân cách con người, điều chỉnh hành vi con người và đều thể hiện nội dung, ý chí của mình bằng hệ thống quy tắc, chuẩn mực trên thực tế. Như vậy, ý thức pháp luật là nền tảng cho hệ thống pháp luật thực định thì ý thức tôn giáo là nền tảng cho các quy tắc của các tôn giáo.

Sự tác động qua lại giữa ý thức pháp luật đối với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước, pháp luật luôn là sự tương tác cơ bản và có ý nghĩa quan trọng nhất. Ý thức pháp luật chi phối trực tiếp việc hình thành hệ thống cơ quan nhà nước và quá trình thực thi quyền lực nhà nước. Ý thức pháp luật là nhân tố tiền đề cho việc xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

2- Cấu trúc của ý thức pháp luật

Xem xét cấu trúc của ý thức pháp luật tức là xem xét các bộ phận họp thành ý thức pháp luật.

Dưới góc độ cụ thể, ý thức pháp luật là một phần của ý thức mỗi người, biểu hiện ở sự hiểu biết pháp luật cũng như tâm trạng, thái độ, xúc cảm, tình cảm... của họ đối với pháp luật và thực tiễn pháp lý. Những yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong đời sống ý thức của từng cá nhân con người. Thông qua quá trình tiếp nhận, tương tác trong điều chỉnh pháp luật đã tạo nên một hệ thống tri thức pháp luật riêng ở mỗi cá nhân con người.

Tri thức pháp luật được tích lũy, chắt lọc từ nhiều kênh khác nhau như: nghiên cứu khoa học, sự tác động của các quy định pháp luật, giá trị và thực tiễn pháp lý, tác động của các phương tiện truyền thông, giáo dục, tuyên truyền, giải thích, so sánh pháp luật... Trên thực tế, tri thức pháp luật của cá nhân phụ thuộc rất lớn vào năng lực của mỗi người trong nhận thức, thu nạp, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật và hoạt động pháp lý thực tiễn. Tri thức pháp luật có vai trò soi sáng, chỉ đạo hành vi thực tế của con người.

Ở góc độ chung, ý thức pháp luật được hợp thành từ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật:

Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những quan điểm, quan niệm, học thuyết, trường phái lý luận về pháp luật. Tư tưởng pháp luật mang tính khoa học phản ánh đúng đắn các mối quan hệ vật chất của xã hội và quy luật phát triển khách quan của xã hội. Ngược lại, tư tưởng pháp luật thiếu tính khoa học hoặc phản khoa học cũng phản ánh các mối quan hệ vật chất của xã hội nhưng đó là sự phản ánh sai lầm, xuyên tạc và thiếu tính khách quan. Tư tưởng pháp luật không đơn thuần là sản phẩm, biểu đạt chính thống của một chế độ ở một giai đoạn lịch sử mà nó còn hàm chứa các giá trị khoa học được đúc kết, kế thừa từ thực tế của nền văn minh pháp lý nhân loại. Tư tưởng pháp luật được xây dựng trên một nền tảng tri thức pháp luật có tính kế thừa qua các giai đoạn phát triến của lịch sử xã hội.

Tâm lý pháp luật biểu hiện tâm trạng, xúc cảm, thái độ của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác. Cũng như tư tưởng pháp luật, tâm lý pháp luật có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, do tâm lý là yếu tố chủ quan nên việc nhận diện những đặc tính của nó đòi hỏi phải có quá trình lâu dài và cần phải thông qua các hành vi pháp luật thực tiễn. Mặt khác, tâm lý pháp luật mặc dù có tính ổn định tương đối nhưng nó cũng có thể biến đổi khi môi trường kinh tế, chính trị và pháp lý có những thay đổi. Vì vậy, coi trọng yếu tố tâm lý pháp luật đòi hỏi phải quan tâm nhân tố con người trong các hoạt động thực tiễn và điều kiện tồn tại xã hội ở mỗi giai đoạn.

Tâm lý pháp luật thể hiện các khía cạnh như: xúc cảm, niềm tin pháp lý; ý chí và thái độ pháp lý... Giữa tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật có mối liên hệ, tác động lẫn nhau vì chúng có chung nguồn gốc là tồn tại xã hội, cùng phản ánh tồn tại xã hội. Tư tưởng pháp luật chỉ đạo tâm lý pháp luật và quá trình xác lập hành vi thực tế của con người trong đời sống pháp lý. Tâm lý pháp luật là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của tư tưởng pháp luật.

Xúc cảm và niềm tin pháp lý được coi như cầu nối giữa cái bên ngoài (pháp luật, thực tiễn pháp lý) với cái bên trong là nội tâm của chủ thể. Đây chính là yếu tố làm cho pháp luật, hoạt động pháp lý, giá trị pháp lý trở thành nguồn cảm hứng sống với con người. Nó đối lập với trạng thái thờ ơ, vô cảm, trống rỗng, thiếu niềm tin với pháp luật và đời sống pháp lý hiện thực. Dĩ nhiên, chiều sâu của sự xúc cảm, niềm tin pháp lý suy cho cùng cũng cần được đặt trên cơ sở sự hiểu biết nếu không dễ rơi vào mù quáng, sáo rỗng và vọng tưởng. Thực tế cho thấy, khi những xúc cảm bột phát, niềm tin thiếu cơ sở lại có thể trở thành tiền đề của những hành vi bất họp pháp.

Cơ chế hành vi cho thấy, chủ thể có sự hiểu biết đầy đủ, có quá trình xúc cảm, niềm tin tích cực sẽ là nền tảng cho việc hình thành ý chí, tỏ rõ thái độ tích cực trong thực hiện hành vi. Thái độ pháp lý thể hiện sự phản ứng trên cơ sở nhận thức của chủ thể đối với quy định của pháp luật hoặc các hiện tượng pháp lý khác.

Thái độ pháp lý có thể biểu đạt trạng thái tích cực hoặc tiêu cực. Neu nhận thức của chủ thể sai hoặc thiếu chính xác thì biểu hiện của thái độ pháp lý cũng không đúng, tiêu cực hoặc không phù hợp mức độ cần thiết. Ngược lại, nếu nhận thức của chủ thể sâu, rộng và đầy đủ nhưng vô cảm, bàng quan thì khó hình thành một thái độ pháp lý đúng đắn. Do đó, điều kiện cần có của thái độ pháp lý tích cực là sự hiểu biết pháp luật sâu sắc cộng với động cơ lành mạnh, tích cực. Đây là nền tảng thiết yếu để chủ thể biểu đạt ý chí, hành vi pháp lý mạnh mẽ, tích cực trên thực tế. Dĩ nhiên, trên thực tế thái độ, ý chí của chủ thể thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh khác như lối sống cộng đồng, phong tục tập quán, ý thức hệ, quan niệm tôn giáo...

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Phân tích khái niệm và cấu trúc của ý thức pháp luật được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Phân tích khái niệm và cấu trúc của ý thức pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Phân tích khái niệm và cấu trúc của ý thức pháp luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18153 sec| 995.07 kb