Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp 2013

12/05/2023
Tạ Thị Thu Hoà
Tạ Thị Thu Hoà
Hiến pháp 2013 đã tiếp nhận lý thuyết về quyền con người cũng như thể hiện các cam kết quốc tế về quyền con người mà nhà nước ta đã tham gia ký kết. Theo đó, quyền con người là những quyền mà một con người cần phải có, nó xuất phát tự nhiên từ đời sống xã hội con người, được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia.

Hiến pháp 2013 đã tiếp nhận lý thuyết về quyền con người cũng như thể hiện các cam kết quốc tế về quyền con người mà nhà nước ta đã tham gia ký kết. Theo đó, quyền con người là những quyền mà một con người cần phải có, nó xuất phát tự nhiên từ đời sống xã hội con người, được nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia.

Hiện nay, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận một số quyền cơ bản của con người, như: quyền bình đẳng trước pháp luật; quyền sống; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; quyền bất khả xâm phạm về đời tư; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền khiếu nại tố cáo; quyền không bị coi là có tội cho đến khi có bản án kết tội của tòa có hiệu lực; quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế; quyền tự do kinh doanh; quyền kết hôn, ly hôn; quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và hưởng thụ các lợi ích từ hoạt động đó; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa; quyền được sống trong môi trường trong lành.

Hiến pháp 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ: Trung thành với Tổ quốc; bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; Tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng; Nộp thuế.

Hiến pháp 2013 quy định công dân ngoài các quyền con người nêu trên, còn có các quyền: quyền có nơi ở hợp pháp; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình; quyền bầu cử, ứng cử; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước; quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền có việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc; quyền học tập; quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 ta có thể phân chia các quyền của công dân thành các quyền về chính trị, dân sự (các quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân), các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội, cuối cùng ta xem xét các nghĩa vụ cơ bản của công dân.

1- Các quyền về chính trị, dân sự

Quyền bình đẳng trước pháp luật được hiểu là trong những điều kiện như nhau, được hưởng sự đối xử của pháp luật như nhau, mà không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào. Nội dung của sự bình đẳng gồm: khả năng được hưởng quyền, lợi ích; khả năng phải thực hiện nghĩa vụ; khả năng phải gánh chịu các hậu quả pháp lý khi có những hành vi vi phạm. Quyền cơ bản này được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế, khu vực; và trong Hiến pháp Việt Nam. Trong xã hội có nhà nước, có tính giai cấp. Quyền bình đẳng trước pháp luật luôn chịu sức ép lớn, khó bảo đảm tuyệt đối. Điều kiện hoàn cảnh xã hội khác nhau, sự ghi nhận, bảo vệ, thực thi quyền bình đẳng trước pháp luật cũng khác nhau.

Quyền tự do ngôn luận được hiểu là quyền tự do tiếp nhận và thể hiện ý chí, quan điểm thông qua các hình thức khác nhau nhưng không được chống lại đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không được xâm hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác; không được xâm hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Quyền cơ bản này được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế; và trong Hiến pháp Việt Nam.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm được thực thi bởi cơ  chế bảo hộ: ghi nhận quyền, phòng ngừa xâm hại, can thiệp khi có hành vi xâm hại. Các chủ thể thực hiện bảo vệ quyền: Cá nhân, tổ chức tự bảo vệ mình; Các cơ quan nhà nước (cơ quan quyền lực, cơ quan hành pháp, cơ quan tòa án, cơ quan kiểm sát); Các tổ chức phi chính phủ: tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội; Các tổ chức quốc tế, khu vực; Cư dân trong nước và quốc tế (công luận xã hội).

2- Các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội

Quyền tự do kinh doanh được hiểu là được quyền tự quyết định, thực hiện các công việc trong kinh doanh nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật và không được thực hiện các điều pháp luật cấm; không được lợi dụng quyền tự do của mình xâm hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không được xâm phạm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Quyền này phát sinh, tồn tại gắn liền với nền kinh tế thị trường.

Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe (Điều 38). Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền được hưởng chế độ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. So với Hiến pháp năm 1992 đây cũng là bước tiến bộ mới vì theo Hiến pháp năm 2013, quyền này không chỉ dành cho công dân Việt Nam mà là quyền dành cho mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài những quyền đã phân tích ở trên, Hiến pháp năm 2013 còn ghi nhận các quyền khác của công dân như quyền được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34), quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42), quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41), quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)... Công dân Việt Nam được hưởng tất cả các quyền khác thuộc phạm vi quyền con người được quy định trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, trong các công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

3- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân

Về nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 2013 kế thừa những quy định của các Hiến pháp trước đây đồng thời cũng bổ sung hoàn thiện thêm một bước. Theo Hiến pháp năm 1946, công dân Việt Nam chỉ có các nghĩa vụ cơ bản sau đây: Bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật và nghĩa vụ phải đi lýnh. Hiến pháp năm 1959 đã quy định thêm những nghĩa vụ mới như: Tuân theo kỉ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội, nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng, nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật. Hiến pháp năm 1980, một mặt ghi nhận lại những nghĩa vụ đã quy định trong Hiến pháp năm 1959, mặt khác xác định thêm những nghĩa vụ mới của công dân như nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc, nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn bí mật nhà nước; nghĩa vụ tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận lại tất cả các nghĩa vụ cơ bản của công dân mà Hiến pháp năm 1980 đã quy định. Đó là nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc (Điều 76); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong đó có nghĩa vụ quân sự và tham gia quốc phòng toàn dân (Điều 77); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 79); nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật (Điều 80). Riêng nghĩa vụ công dân tôn trọng và bảo vệ tài sản Xã hội Chủ nghĩa (quy định frong Điều 79 Hiến pháp năm 1980) được thay thế bằng nghĩa vụ công dân tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng (Điều 78 Hiến pháp năm 1992). Sự thay thế này là hợp lý vì khái niệm tài sản Xã hội Chủ nghĩa là khái niệm chưa thật sự được định hình, vì thế mỗi người có thể hiểu theo một cách khác nhau. Còn nói tài sản của Nhà nước thì mọi công dân ai cũng có thể hiểu rằng đó là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước thực hiện quyền định đoạt. So với Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 có thêm một điều mới dành cho người nước ngoài (Điều 81). Điều này quy định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải mân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đồng thời với nghĩa vụ này họ có quyền được Nhà nước Việt Nam bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Đây là bước phát triển mới của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nó phù họp với tinh thần của pháp luật quốc tế về quyền con người đồng thời nó cũng phù hợp với nguyên tắc hiến pháp của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân là tôn trọng các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội. Quy định này trong đạo luật cơ bản của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đến Việt Nam, phục vụ việc mở rộng họp tác kinh tể, khoa học kĩ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.

 

 

0 bình luận, đánh giá về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp 2013

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.47453 sec| 970.336 kb