Pháp luật về hoãn phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
1- Những trường hợp hoãn phiên toà vụ án dân sự
Vì tính chất quan trọng của sự tham gia tố tụng tại phiên toà của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng, các điều 56,62, 84, 227, 229, 230, 231 và 241 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi thẩm phán, hội thẩm nhân dân, thư kí toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc trong trường hợp họ không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ mà không có người thay thế ngay;
+ Vắng mặt kiểm sát viên trong trường hợp viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hoặc trong trường hợp kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có kiểm sát viên dự khuyết để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015;
+ Trường hợp đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vẳng mặt, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xử vắng mặt;
+ Trường hợp đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng;
+ Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 220 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, đã được toà án tống đạt họp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quy định tại các điều từ Điều 170 đến Điều 180 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự đã chuẩn bị tham gia phiên toà xét xử vụ án nhưng do sự kiện bất khả kháng xảy ra đối với họ vào trước thời điểm toà án mở phiên toà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến toà án để tham gia phiên toà (do thiên tai, địch hoạ, bị tai nạn, ốm nặng phải đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết,...) nên họ không thể có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của toà án.
+ Trường hợp thay đổi người giám định theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc khi hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại theo quy định tại khoản 4 Điều 257 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015;
+ Trường hợp người phiên dịch bị thay đổi mà không có người khác thay thế, người phiên dịch vắng mặt, trừ trường hợp đương sự vẫn yêu cầu tiến hành xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015:
Đối với trường hợp người làm chứng, người giám định vắng mặt thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà hoặc vẫn tiến hành xét xử theo quy định tại các điều 229, 230 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
2- Thời hạn hoãn phiên toà
Theo quy định tại khoản 1 Điều 233 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá 1 tháng, đổi với phiên toà rút gọn, thời hạn hoãn phiên toà không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà.
Trong trường hợp sau khi hoãn phiên toà mà toà án không thể mở lại phiên toà đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên toà ghi ttong quyết định hoãn phiên toà thì toà án phải thông báo ngay cho viện kiếm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên toà.
3- Quyết định hoãn phiên toà vụ án dân sự
Việc hoãn phiên toà do hội đồng xét xử quyết định. Thủ tục quyết định hoãn phiên toà được thực hiện theo Điều 235 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Quyết định hoãn phiên toà phải được lập thành văn bản. Trong quyết định hoãn phiên toà phải nêu đầy đủ các nội dung theo quy định khoản 2 Điều 233 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Quyết định hoãn phiên toà phải được chủ tọa phiên toà thay mặt hội đồng xét xử kí tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì toà án gửi ngay cho họ quyết định đó đồng thời gửi cho viện kiểm sát cùng cấp.
4- Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tại phiên toà sơ thẩm, nếu có căn cứ quy định tại Điều 214 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; nếu có căn cứ quy định tại Điều 219 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, đối với trường hợp người có quyền ỉợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập đã được triệu tập họp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của họ nếu nguyên đơn, bị đơn đồng ý. Thủ tục ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thực hiện theo quy định tại Điều 235 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
5- Nội quy phiên toà
Nội quy phiên toà là các quy định về quy tắc xử sự của các chủ thể ở tại phiên toà. Những quy định cụ thể của nội quy phiên toà được quy định tại Điều 234 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Nội quy phiên toà có hiệu lực bắt buộc mọi người phải tuân theo khi tham gia tố tụng tại phiên toà hoặc tham dự phiên toà. Trước khi khai mạc phiên toà, theo Điều 237 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, thư kí toà án có nhiệm vụ phổ biến nội quy phiên toà cho những người tham gia tố tụng và tham dự phiên toà biết để họ thực hiện.
6- Bản án sơ thẩm
Bản án sơ thẩm dân sự là văn kiện được tuyên nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 106 Hiến pháp năm 2013, Điều 12 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 và Điều 19 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015)
Bản án kết thúc toàn bộ quá trình tố tụng xét xử, xác định những vấn đề chủ yếu của vụ án cần phải giải quyết. Đối vởi các vụ án dân sự, bản án phân tích chính xác những quyền, lợi ích hạp pháp bị xâm phạm và toà án đưa ra phán quyết có tình, có lí. Bản án giúp cho mọi người nhận thức rõ đường lối và pháp luật được vận dụng vào thực tiễn. Bản án là công cụ bảo vệ chế độ, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân. Bản án có tác dụng giáo dục đương sự, giáo dục quần chúng tin tưởng vào hoạt động xét xử, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần củng cố, xác lập nếp sống mới trong xã hội. vì vậy, bản án phải được hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
Cơ cấu bản án gồm có ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung vụ án và nhận định, phần quyết định của toà án. Trong từng phần của bản án, toà án phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 266 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
7- Biên bản phiên toà
Biên bản phiên toà phản ánh mọi diễn biến của phiên toà. Do đó, thư kí toà án phải có mặt thường xuyên, liên tục tại phòng xử án để ghi biên bản. Biên bản phiên toà là một trong những căn cứ quan trọng để viện kiểm sát, toà án có thẩm quyền kiếm tra, kiểm sát lại việc xét xử của toà án nên phải được ghi vào những tờ giấy riêng lưu vào trong hồ sơ vụ án. Biên bản phiên toà phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 236 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 236 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, ngoài việc ghi biên bản phiên toà, hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biển phiên toà.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm