Phương pháp 5W1H (Five Ws and How)

"Những người vượt qua nỗi sợ hãi mới là những người có thể đạt được sự tự do thực sự".

- Aristotle, "Người thầy đầu tiên", người Hy Lạp

Phương pháp 5W1H (Five Ws and How)

5W1H (Five Ws and How hoặc The Five Ws hoặc Six Ws): là thuật ngữ viết tắt của 06 từ: Cái gì (What), Ở đâu (Where), Khi nào (When), Tại sao (Why), Ai (Who), Như thế nào (How). Đây là một trong các Phương pháp (Mô hình, Công thức) đơn giản, nhưng có tính hiệu quả rất cao để phân tích các vấn đề liên quan đến bán hàng, marketing, sản xuất. 

Công thức 5W1H ban đầu được cho là của Hermagoras sứ Temnos (Nhà hùng biện Hy Lạp cổ đại, Thế kỷ thứ I TCN). Nhưng năm 2010, người ta đã xác định rằng, Đạo đức học Nicomachean (10 cuốn) của Aristotle (384-322 TCN, "Người Thầy đầu tiên", người Hy Lạp), là nguồn gốc của "các yếu tố hoàn cảnh" (μόρια περιστάσεως). Hermagoras xứ Temnos đã áp dụng "các yếu tố hoàn cảnh" làm cơ sở cho phương pháp: Quis, quid, quando, ubi, cur, quem ad modum, quibus adminiculis (Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao, Bằng cách nào, Bằng cách nào).

Liên hệ

I- TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH 5W1H

5W1H là thuật ngữ, xuất phát từ 06 từ Tiếng Anh (viết tắt): What, Where, When, Why, Who, How. Đây là một trong các phương pháp đơn giản nhưng có tính hiệu quả rất cao, thường xử dung trong phân tích các vấn đề liên quan đến: bán hàng, marketing, sản xuất… 5W1H thường gọi: Phương pháp 5W1H, Công thức 5W1H: Mô hình 5W1H.

1- Khái niệm về phương pháp 5W1H

Phương pháp 5W1H có tính ứng dụng rất cao nhất là trong kinh doanh. 5W1H giúp các nhà kinh doanh, nhà quản lý tổ chức nắm rõ các hành vi của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của mình, từ đó xác định chính xác vấn đề họ đang gặp phải, và đưa ra hướng xử lý đúng đắn.

2- Ưu điểm của phương pháp 5W1H

Tính đơn giản: nhắc đến 5W1H bất kỳ ai cũng có thể nhớ ngay đến các từ: What - When - Where - Why - Who - How. Chúng vô cùng đơn giản, dễ nhớ và dễ thực hiện mà không cần thiết phải qua một lớp đào tạo nào. 

Tính đa năng: không chỉ ứng dụng trong kinh doanh, mô hình 5W1H cũng được sử dụng linh hoạt trong các lĩnh vực khác sản xuất, thương mại. 

Tính hệ thống và bao quát: Khi trả lời được 5W1H là chúng ta đã có được một cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất về vấn đề hoặc đối tượng đang quan tâm, từ đó giúp chúng ta có được những phương án giải quyết phù hợp nhất.

Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

II- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TRONG PHƯƠNG PHÁP 5W1H

1- What trong phương pháp 5W1H

W - What: Tiếng Việt là “Cái gì". Trong kinh doanh, Câu hỏi Cái gì cần phải trả lời: "Cái gì đã tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ trên thị trường? Khách hàng của bạn họ quan tâm gì, giá cả, chất lượng, hình thức sản phẩm hay thương hiệu của bạn?".Một số câu hỏi liên quan đến What: [1] Sản phẩm/Dịch vụ đó là gì, [2] Sự kiện đó là gì, [3] Tiếp nối sự kiện này sẽ có những hoạt động nào, [4] Nội dung sự kiện này là gì, [5] Điểm mạnh/ cơ hội khi tổ chức sự kiện này, [6] Bài học rút ra sau sự kiện này, [7] Những đặc điểm chính của vấn đề sẽ trình bày trong sự kiện, [8] Những câu hỏi liên quan đến sự kiện này.

2- When trong phương pháp 5W1H

When dịch ra tiếng Việt là “Khi nào", ở W này mọi người sẽ cần quan tâm, đặt câu hỏi liên quan đến thời gian có thể là hiện tại, quá khứ hoặc tương lại. 

Một số câu hỏi liên quan đến When: Khi nào sự việc xảy ra? Khi nào thì sẽ công bố sản phẩm mới? Khi nào tổ chức sự kiện? Vấn đề này trước đây đã có ai nhắc đến chưa? Trong quá khứ có sản phẩm nào tương đồng chưa? Các bước nghiên cứu/thực hiện kế hoạch sẽ được thực hiện theo thời gian nào, phải kết thúc từng bước khi nào?

 

3- Where trong phương pháp 5W1H

Where: dịch ra tiếng Việt là “Ở đâu”. Đối với chữ W này mọi người sẽ cần quan tâm, đặt các câu hỏi liên quan đến địa điểm. Địa điểm ở đây có thể là cả hữu hình và vô hình.

Một số câu hỏi liên quan đến Where: Khách hàng chủ động hay bị động khi mua sản phẩm của chúng ta? Khách hàng của chúng ta thường ở khu vực nào? Sản phẩm và mức giá của chúng ta có phù hợp với những khu vực đó không? Địa chỉ của kênh phân phối/ cửa hàng bán sản phẩm chính? Kênh truyền thông nào có lợi cho chúng ta nhất? Khu vực nào tập trung nhiều khách hàng tiềm năng nhất? Khu vực nào phù hợp để tiêu thụ sản phẩm? Hành vi mua hàng sẽ đi như nào? Sự kiện của chúng ta sẽ tổ chức ở đâu? Bài quảng bá sản phẩm sẽ đăng tải ở những đâu?

4- Why trong phương pháp 5W1H

Why: dịch ra tiếng Việt là “Tại sao”, ở chữ W này mọi người sẽ liên tục đặt ra các câu hỏi tại sao, vì sao?

Một số câu hỏi liên quan đến Why: Tại sao khách hàng lại chọn sản phẩm của đối thủ không phải sản phẩm của mình? Tại sao lại chọn cách sắp xếp như này? Tại sao phải nghiên cứu vấn đề này? Tại sao lại ra mắt sản phẩm mới? Tại sao kết quả lại không được như dự kiến? Tại sao nó thất bại? Sao nhiều người thờ ơ? Tại sao lại thu hút nhiều người quan tâm? Tại sao lại gặp khó khăn khi ra mắt sản phẩm mới?

5- Who trong phương pháp 5W1H

Who: dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Ai” , Ai ở đây chính là đối tượng, khách hàng mà bạn đang quan tâm. Một số ví dụ đối với câu hỏi Who: Người mua sản phẩm của bạn là ai? Ai là người gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của các đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn nhắm tới. Ví dụ bạn bán quần áo cho trẻ em, mặc dù đối tượng bạn nhắm tới là trẻ em, nhưng người ra quyết định mua hàng lại là cha mẹ của những đứa trẻ đó. Ai (đối tượng nào) hay sử dụng sản phẩm? Ai là người được hưởng lợi? Khi gặp khó khăn, mình sẽ hỏi ai? Ai là đối tượng sản phẩm hướng tới? Đối tượng/khách hàng phụ cần lưu tâm là ai? Loại hình B2B hay Services hay Products? Ai đã nghiên cứu vấn đề này? Phân khúc của ngành hàng là cao cấp, trung bình hay bình dân? Ai phụ trách chính? Chính sách ưu đãi cho đối tượng nào?

6- How trong Phương pháp 5W1H

How: dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: “Như thế nào hoặc Làm thế nào“. Trong chữ H này, chúng ta sẽ cần phải đặt ra các câu hỏi: làm thế nào để, làm như nào để giải quyết được các vấn đề 5W nêu ra ở trên

Một số câu hỏi liên quan đến How: [1] Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng này, [2]  Dự án này tốn bao nhiêu chi phí, [3] Dự án này sẽ được triển khai như nào, [4] Sự kiện này sẽ có tác động gì tới đối thủ, [5 Kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng bằng cách nào.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền tác giả

II- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 5W1H

1- Phương pháp 5W1H trong nghiên cứu sản phẩm mới

What: Sản phẩm cần phát triển là gì? Ưu điểm của nó là gì? Nhược điểm của nó là gì? Khách hàng mong muốn gì ở sản phẩm? Hiệu quả có thể mang lại là gì? Nếu thất bại thì mất gì? Trên thị trường có những sản phẩm tương tự nào.

When: Khi nào thì khách hàng sử dụng sản phẩm này? Sản phẩm này trước đó đã có ai làm chưa? Mất bao lâu để hoàn thành việc nghiên cứu này. 

Where: Địa điểm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở đâu? Đối tượng khách hàng ở đâu? Trưng bày và bán hàng ở đâu. 

Who: Ai là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm? Ai là đối tượng gián tiếp mua sản phẩm? Ai là khách hàng đại lý tiềm năng? Ai phụ trách nghiên cứu chính, ai hỗ trợ. 

Why: Tại sao nên nghiên cứu sản phẩm này? Tại sao khách hàng lại sử dụng sản phẩm này mà không dùng các sản phẩm tương tự trên thị trường. 

How: Làm thế nào để thuê được người phụ trách nghiên cứu? Làm thế nào để tiếp cận được khách hàng khi sản phẩm ra mắt? Cần bao nhiêu vốn để hoàn thành dự án? Cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành dự án? Làm thế nào để xử lý được hàng tồn kho nếu thất bại.

2- Phương pháp 5W1H trong bán hàng

What: Khách hàng quan tâm gì ở sản phẩm/ dịch vụ của mình? Sản phẩm của mình có gì hơn đối thủ không? Chính sách bán hàng của mình có tốt không? Có những công cụ gì để hỗ trợ bán hàng?

When: Thời điểm nào thì khách có nhu cầu về sản phẩm? Thời điểm nào dễ tiếp cận khách hàng nhất? Mất bao lâu để khách hàng có thể ra quyết định mua hàng?

Where: Mình sẽ tiếp cận khách hàng ở đâu? Tiếp cận online hay trực tiếp? 

Who: Ai là khách hàng trực tiếp sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của mình? Ai là người có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng? Ai là người tư vấn bán hàng cho khách hàng? Ai là người giải quyết các khiếu nại nếu có. 

Why: Tại sao khách hàng lại mua sản phẩm của mình? Tại sao khách hàng lại qua cửa hàng bên mình? Tại sao khách hàng biết đến bên mình? Tại sao không bán được hàng? Tại sao khách phản hồi không tốt về sản phẩm và dịch vụ bên mình? 

How: một vài câu hỏi trả lời cho How như Phương pháp được sử dụng là gì? Dự án này tiêu tốn bao nhiêu tiền? Mỗi phòng ban cần phối hợp với nhau như thế nào?  Làm cách nào để khách hàng chú ý tới sản phẩm? 

Xem thêm: Mẫu hợp đồng hôn nhân chi tiết

IV- MÔ HÌNH 5W2H

5W2H: cụm từ tiếng Anh viết tắt đại diện cho công thức lập kế hoạch công việc: [1] Why (Tại sao phải làm); [2] Who (Ai làm); [3] What (Làm việc gì); [4] When (Làm khi nào); [5] Where (Làm ở đâu); [5] How (Làm như thế nào); [7] How much (Cần bao nhiêu tiền hay nguồn lực để làm). Nếu lập kế hoạch cho một công việc cụ thể, đây là những câu hỏi căn bản chúng ta phải trả lời.

1- Ý nghĩa của Phương pháp 5W2H trong quản lý công việc

Công thức 5W2H giúp cá nhân hoặc nhóm làm việc hoàn thành công việc cá nhân, nhóm hay tổ chức. Cụ thể, công thức này giúp: [1] Mục tiêu của công việc là gì, [2] Trả lời câu hỏi Why chính là xác định mục đích của công việc. Chúng ta làm công việc này để hoàn thành một chỉ tiêu KPI của phòng, hay một chỉ tiêu KPI cá nhân, hay đơn giản là chúng ta muốn có năng lực tốt hơn để làm việc hay: Ai là người tiến hành công việc.

Trả lời câu hỏi What: câu hỏi đầu tiên của công thức 5W2H. Nghĩa là, chúng ta cần xác định nhiệm vụ chính xác cần thực hiện để đáp ứng mục tiêu công việc.

Trả lời câu hỏi Who: nghĩa là trả lời ai là người sẽ thực hiện công việc. Nếu đó là chúng ta, thì rất đơn giản. Trường hợp chúng ta giao việc cho nhân viên, cần trả lời câu hỏi này. Nếu phối hợp với người khác, câu hỏi này cũng giúp chúng ta xác định đối tác cần thiết để cùng hoàn thành công việc.

Trả lời câu hỏi When: nghĩa là trả lời khi nào công việc cần hoàn thành. Trả lời câu hỏi này cần cân nhắc mục tiêu công việc và nguồn lực mà chúng ta có. Nếu có quá nhiều thời gian, có thể chúng ta bị xao nhãng. Ngược lại, thời hạn quá gấp có thể ảnh hưởng chất lượng công việc.

Trả lời câu hỏi Where: Xác định địa điểm làm, cụ thể là Công việc cần thực hiện ở đâu? Tại Văn phòng? Ở Công trường? Tại nhà máy? Thông tin này giúp cho việc lập kế hoạch chuẩn xác hơn.

Trả lời câu hỏi How: nghĩa là, Cần thực hiện công việc như thế nào; Các thức thực hiện công việc (tự làm hay đi thuê), bằng tay hay bằng công cụ, tất cả đều có ảnh hưởng qua lại với các yếu tố khác như người thực hiện, thời hạn hoàn thành hay nguồn lực/tài chính cần có.

Trả lời câu hỏi How much: Cần bao nhiêu tiền để hoàn thành công việc chi phí đương nhiên là câu hỏi cần trả lời khi lập kế hoạch công việc. Chi phí cũng ảnh hưởng qua lại với tiến độ, cách thức triển khai công việc. Nếu đi thuê, chúng ta phải có đủ tiền. Nếu tự làm trong nội bộ, chúng ta phải có đủ các nguồn lực khác như nhân lực, máy móc. Sai lầm của rất nhiều người khi lập kế hoạch công việc là bỏ qua yêu cầu về tài chính.

2- Ứng dụng của Phương pháp 5W2H đối với tổ chức

Với sự đơn giản nhưng tường minh của nó, Mô hình hay Phương pháp 5W2H có thể áp dụng cho bất kỳ Tổ chức hay Dự án nào. Các cá nhân cũng có thể dùng Phương pháp 5W2H để lên kế hoạch công việc cho mình. Phương pháp 5W2H giúp: [1] Xác định mục tiêu công việc, dự án rõ ràng, [2] Xác định chính xác công việc cần làm, [3] Trả lời câu hỏi ai là người thực hiện công việc, [4] Thiết lập kỳ hạn hoàn thành cho công việc, [5] Tìm phương án thực thi công việc hiệu quả nhất, [6] Ước tính nguồn lực tài chính cho công việc. Đối với vấn đề cụ thể, chúng ta không nhất thiết  sử dụng hết 07 câu hỏi này. Tuy nhiên,  dù có dùng 07 câu hỏi này khi lập kế hoạch công việc hay không, thì logic vẫn vậy.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
ARISTOTELES:
  • Aristoteles: tiếng Hy Lạp cổ: Ἀριστοτέλης, Aristotélēs; tiếng Anh: Aristotle, 384 - 322 TCN, là Nhà triết học và Bác học người Hy Lạp cổ điển. Aristoteles là Học trò ưu tú của Triết gia Platon, đã có công sáng lập trường phái Triết học tiêu dao, Chủ nghĩa Aristoteles.
  • Aristoteles quan tâm đến đa dạng các lĩnh vực học thuật: vật lý, sinh học, động vật học, siêu hình học, logic, luân lý, mỹ học, thơ ca, kịch nghệ, âm nhạc, hùng biện, tâm lý học, ngôn ngữ học, kinh tế, chính trị, khí tượng, địa chất và chính phủ. Từ vựng trí thức cũng như các vấn đề và phương pháp truy vấn suy tưởng của phương Tây ngày nay phần lớn bắt nguồn từ những di huấn của Aristoteles.
  • Aristoteles đã có ảnh hưởng đáng kể đến Triết học Hồi giáo Judeo thời Trung cổ, Thần học Kitô giáo, đặc biệt là Chủ nghĩa Platon Mới của Giáo hội sơ khai và truyền thống kinh viện của Giáo hội Công giáo. Aristoteles được các học giả Hồi giáo thời trung cổ tôn sùng như "Người thầy Đầu tiên", được các học giả theo đạo Kitô thời trung cổ gọi đơn thuần bằng kính ngữ "Nhà triết học". 
ARISTOTELES:
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Phương pháp 5W1H (Five Ws and How)

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.24491 sec| 1138.234 kb