Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

02/03/2023
Đặng Thu Trang
Đặng Thu Trang
Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự và được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh.

I- Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

1- Khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự làm nảy sinh nhiều quan hệ khác nhau giữa toà án, viện ỉdểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan. Các quan hệ này phát sinh trong tố tụng dân sự - từ khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến khi thi hành xong bản án, quyết định của toà án. Các chủ thể tham gia vào các quan hệ này với những động cơ, mục đích nhất định nhưng nhận thức của họ rất khác nhau đẫn đến cách xử sự của họ có thể khác nhau. Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng và đúng đắn, luật tố tụng dân sự đã tác động lên các quan hệ này bằng việc quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia các quan hệ đó, tức là điều chỉnh nó. Theo lý luận Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật thì quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội. Do vậy, các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự nói trên là quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là quan hệ giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và những người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự và được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh.

Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật. Tuy vậy, tính đa dạng và phong phú của các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự đã dẫn đến sự đa dạng và phong phú của các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Như tất cả các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự đều được hình thành, tồn tại và phất triển trên cơ sở nền kinh tể xã hội.

2- Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự mang đầy đủ các đặc điểm của quan hệ pháp luật là quan hệ có ý chí, xuất hiện trên cơ sở các quy phạm pháp luật, nội dung được cấu thành bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý mà việc thực hiện được bảo đảm bằng sự cưỡng chế nhà nước. Tuy vậy, do quan hệ pháp luật tố tụng dân sự cụ thể là quan hệ nảy sinh giữa các chủ thể nhất định có quyền và nghĩa vụ pháp lý nên ngoài những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa, quan hệ pháp luật tố tụng dân sự còn có những đặc điểm riêng sau:

- Toà án thường là một bên của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Toà án là chủ thể đặc biệt duy nhất được thực hiện quyền lực của Nhà nước để giải quyết vụ việc dân sự, có quyền ra các quyết định buộc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải thi hành. Đe thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình toà án tham gia vào hầu hết các quan hệ nảy sinh trong tố tụng nên trở thành chủ thể chủ yêu của quan hệ pháp luật tô tụng dân sự

- Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh trong tố tụng và do luật tố tụng dân sự điều chỉnh. Việc giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh các quan hệ khác nhau giữa những cơ quan, tổ chức và những người tham gia vào quá trình đó. Các quan hệ này được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh nên trở thành quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tuy vậy, đối với nhựng quan hệ phát sinh ngoài tố tụng thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự nên không phải là các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Trên thực tế, quá trình giải quyết vụ việc dân sự có thể phát sinh nhiều quan hệ khác nữa như quan hệ giữa đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc công chứng, chứng thực bản sao các giấy tờ tài liệu liên quan đến vụ việc dân sự; chứng thực việc uỷ quyền V.V.. Các quan hệ này cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật tố tụng dân sự mà thuộc đổi tượng điều chỉnh của luật hành chính. Chính vì thể, những quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng nhưng phải được luật tố tụng dân sự điều chỉnh mới là quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

- Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự phát sinh, tồn tại trong một thể thống nhất. Tuy trong tố tụng, địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự khác nhau nhưng hoạt động tố tụng các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, mồi hành vi tố tụng của một chủ thể đều liên quan đến nhau, dẫn đến những hậu quả pháp lý đối với nhiều chủ thể khác và góp phần tạo nên sự vận động và phát triển của quá trình tố tụng. Ví dụ: Nguyên đơn khởi kiện thì toà án phải xem xét việc thụ lý vụ án. Khi giải quyết vụ án, toà án có quyền triệu tập những người tham gia tố tụng đến tham gia tố tụng V.V.. Chính điều này đã làm cho các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng dân sự gắn kết lại với nhau, tồn tại cùng nhau.

II- Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

1- Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là một yểu tố cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tính đa dạng của các quan hệ được các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh dẫn đến tính đa dạng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tuy vậy, không phải bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Để bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các vụ việc dân sự và quyền, lợi ích của các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên- quan đến vụ việc dân sự, Nhà nước quy định điều kiện các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Do vậy, việc xác định đúng các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Căn cứ vào Điều 1 BLTTDS thì chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm: Toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chửng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan.

Tuỳ theo mục đích, vai trò tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể này mà pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Căn cứ vào mục đích tham gia tố tụng và địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có thể phân các chủ thể thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự, tổ chức thi hành án dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng như toà án, viện kiểm sát V.V.. Nhóm thứ hai bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác như đương sự, người đại diện của đương sự V.V.. Nhóm thứ ba bao gồm các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ tòa  án trong việc giải quyết vụ việc dân sự như người làm chứng, người giám định v.v. và người liên quan.

2- Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, mỗi chủ thể có những nhiệm vụ, mục đích khác nhau: nguyên đơn mong muốn yêu cầu của mình được toà án chấp nhận, bị đơn mong muốn toà án bác yêu cầu của nguyên đơn, toà án mong muốn giải quyểỉ nhanh chóng và đúng đẳn được vụ việc dân sự V.V.. Tuy vậy, tất cả các chủ thế đều có một mong muốn chung là làm sao toà án có thể giải quyết được yêu cầu của đương sự hay vụ việc dân sự để chấm dứt tranh chấp giữa các đương sự tức là giải quyết quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương sự. Đây chính là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và là mục đích, mối quan tâm chung của các chủ thể. Theo lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật thì khách thể của quan hệ pháp luật là nhũng gì các bên chủ thể mong muốn đạt được.(1) Do vậy:

Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự hay việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung có chứa đựng những sự kiện pháp ỉý mà toà án có nhiệm vụ xác định.

Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có đầy đủ những đặc điểm của khách thể quan hệ pháp luật nói chung: là cái mà các chủ thể mong muốn đạt được, là động lực thúc đẩy các chủ thể tham gia quan hệ. Tuy vậy, khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự có điểm khác với khách thể của nhiều quan hệ pháp luật khác ở chỗ lợi ích về vật chất không hoàn toàn chi phối việc tham gia quan hệ của tất cả các chủ thể. Trong nhiều trường họp các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự xuất phát từ nghĩa vụ do pháp luật quy định.

3- Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

Nội dung của quan hệ pháp luật phản ánh địa vị pháp lý của các chủ thể. Xét dưới góc độ cụ thể thì nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự.

Quyền tố tụng dân sự là cách xử sự mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự được thực hiện. Tuỳ theo mục đích, tính chất tham gia tố tụng của các chủ thể mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho mỗi chủ thể các quyền tố tụng dân sự nhất định. Trong đó, các quyền của toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự có tính chất đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước, ngoài các cơ quan này không chủ thể nào có.

Nghĩa vụ tố tụng dân sự là cách xử sự bắt buộc mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho các chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự và tính chất tham gia tố tụng của các chủ thể mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho mỗi chủ thể có các nghĩa vụ tố tụng nhất định. Trong đó, việc quy định cụ thể nghĩa vụ tố tụng dân sự của các đương sự là vấn đề rất cần thiết, tạo được điều kiện thuận lợi cho toà án trong việc giải quyết vụ việc dân sự.

Việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của các chủ thể trong quá trình tố tụng dân sự có ý nghĩa tạo nên sự vận động và phát triến của íố tụng dân sự. Để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được tốt thì các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình theo quy định của pháp luật và có thiện chí. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyến, nghĩa vụ tố tụng dân sự của các chủ thê sẽ ảnh hưởng ỉớn đôi với tiên trình tô tụng dân sự. Đo vậy, để bảo đảm được điểu này luật tố tụng dân sự đã quy định việc áp dụng chế tài pháp lý đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ.

 

0 bình luận, đánh giá về Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.22684 sec| 978.719 kb