Quy định về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính

"Duy chỉ có phục tùng pháp luật mà mọi người đã đặt ra vì mình mới là tự do" - Rousseau (Pháp)

Quy định về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính

Theo nghĩa thông thường, chứng cứ được hiểu “là cái được dẫn ra để dựa vào đó mà xác định điều gì đó đúng hay sai, thật hay giả”. Cái được dẫn ra có thể là lời nói, việc làm, vật làm chứng, tài liệu.

Những tình tiết, sự kiện nếu được đưa vào phạm vi của trình tự tố tụng và chúng được đánh giá bởi Tòa án thì những tình tiết, sự kiện đó sẽ trở thành chứng cứ tố tụng.

Liên hệ

I- KHÁI NIỆM VỀ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Trong giải quyết vụ án hành chính, để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện nhằm hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính hoặc chấm dứt hay phải thực hiện hành vi hành chính, các bên đương sự phải đưa ra những tình tiết, sự kiện liên quan đến quá trình ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính đã diễn ra trước đó tại cơ quan nhà nước. Cụ thể, nếu khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các bên đương sự phải làm rõ các tình tiết sau đây: có hay không có vi phạm hành chính; ai là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính, lỗi, nhân thân của cá nhân người vi phạm; tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; hành vi vi phạm hành chính đó được pháp luật quy định như thế nào; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt... Hoặc nếu khởi kiện đối với quyết định thu hồi đất, các bên phải làm rõ các tình tiết như: căn cứ dẫn đến thu hồi đất; diện tích bị thu hồi; loại đất bị thu hồi; tài sản trên đất bị thu hồi; thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành quyết định thu hồi đất...

Các tình tiết, sự kiện trên mặc dù đã xảy ra trước khi khởi kiện đến Tòa án và chúng có thể được các bên đương sự trình bày khác nhau tại Tòa án, nhưng các tình tiết, sự kiện đó vẫn được tái diễn lại. Người ta vẫn có thể biết được về chúng nhờ việc những thông tin này được thể hiện dưới các hình thức như: tài liệu (bao gồm cả hồ sơ điện tử); lời trình bày bằng miệng của các bên đương sự, người làm chứng, người chứng kiến; hoặc đồ vật... Chúng được Tòa án sử dụng để xác định các tình tiết khách quan khi giải quyết vụ án hành chính, được gọi là chứng cứ.

Điều 80 Luật tố tụng hành chính năm 2015 định nghĩa về chứng cứ trong vụ án hành chính như sau: “Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".

Ví dụ: Hồ sơ xử phạt bao gồm nhiều tài liệu: biên bản vi phạm hành chính, biên bản xác minh, quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định xử phạt... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một tài liệu trong cấu thành của hồ sơ xử phạt. Đây là nguồn tài liệu chứa đựng thông tin được Tòa án đánh giá và sử dụng làm chứng cứ để xác định về tính hợp pháp của quyết định xử phạt hành chính cũng như yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Một số đặc điểm của chứng cứ trong vụ án hành chính:

Thứ nhất, chứng cứ phải bảo đảm tính khách quan. Tính khách quan được thể hiện ở chỗ các tình tiết, sự kiện về tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện trong vụ án hành chính phải là những gì có thật, chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của các chủ thể chứng minh trong vụ án hành chính.

Ví dụ: Một hành vi vi phạm hành chính đã diễn ra trong thực tế tồn tại và phản ánh lại trong thực tế khách quan thông qua các tài liệu, đô vật và những người chứng kiến về các hành vi vi phạm đó.

Tính khách quan của chứng cứ đòi hỏi các chủ thể chứng minh trong vụ án hành chính đặc biệt là những người tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án phải xuất phát từ thực tế của vụ án để nhận thức chúng, phải tôn trọng sự thật khách quan, tránh phiến diện, định kiến, không trung thực. Thuộc tính này đòi hỏi chứng cứ được sử dụng để xác định sự thật của vụ án phải tồn tại trong thực tế khách quan, phản ánh vụ án hành chính một cách trung thực như nó vốn đã xảy ra trên thực tế.

Thứ hai, tính liên quan của chứng cứ. Chứng cứ được Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm hại bởi đối tượng khởi kiện; tính hợp pháp, tính có căn cứ của yêu cầu khởi kiện; tính hợp pháp, tính có căn cứ của đối tượng khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, Tòa án có thể thu thập được nhiều tài liệu, chứng cứ khác nhau, nhưng chỉ những tài liệu, chứng cứ nào liên quan đến vụ án, làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh về tính hợp pháp của đối tượng tranh chấp trong vụ án mới được công nhận là chứng cứ. Vì vậy, việc giải quyết vụ án cần phải xem xét toàn diện các mối liên hệ có liên quan đến vụ án bởi “tính liên quan của chứng cứ là khả năng xác định những tình tiết thuộc đối tượng chứng minh của vụ án”.

Thứ ba, tính hợp pháp của chứng cứ, thể hiện thuộc tính pháp lý của chứng cứ. Chứng cứ phải được thu thập từ các nguồn hợp pháp, đúng quy định của Luật tố tụng hành chính. Mọi sự tùy tiện trong việc thu thập chứng cứ đều bị coi là bất hợp pháp. Việc không tuân thủ quy định của pháp luật tố tụng hành chính về các biện pháp thu thập chứng cứ sẽ làm mất giá trị chứng minh của chứng cứ.

Ví dụ: Việc xác định hành vi vi phạm dựa vào tài liệu giám định mẫu vật nhưng thủ tục lấy mẫu vật không đúng quy định của pháp luật thì nội dung của văn bản kết luận về mẫu vật đó không có giá trị là chứng cứ.

Ví dụ: Kiểm lâm viên phát hiện ông A chở một số thịt sống từ rừng đi ra. Biên bản xác minh ghi: “bằng kinh nghiệm nhiều năm, bằng mắt thường nhìn thấy thịt có màu đỏ đậm, căn cứ số lông còn sót lại trên da, khẳng định đó là thịt sơn dương”. Trên cơ sở đó, Kiểm lâm viên tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi “vận chuyển lâm sản trái phép”.

Trong trường hợp này, có thể thực chất số thịt trên là thịt sơn dương nhưng phương pháp, thủ tục tiến hành xác minh là không hợp pháp, nên biên bản xác minh, biên bản vi phạm đó không có giá trị chứng minh hành vi vi phạm của ông A.

Ba thuộc tính trên của chứng cứ nói chung và chứng cứ trong vụ án hành chính nói riêng là một thể thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau, nếu thiếu một trong ba thuộc tính đó thì không được coi là chứng cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

II- NGUỒN CHỨNG CỨ

Chứng cứ trong vụ án hành chính được thu thập từ các nguồn sau đây: tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; kết quả định giá, thẩm định giá tài sản; văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; văn bản công chứng, chứng thực; các nguồn khác theo quy định của pháp luật (Điều 81 Luật tố tụng hành chính năm 2015).

Việc quy định nguồn chứng cứ có ý nghĩa quan trọng vì ngoài những nguồn chứng cứ được liệt kê trên, Tòa án không được dùng bất cứ nguồn chứng cứ nào khác để làm căn cứ giải quyết vụ án.

Ví dụ: Kết quả thẩm định giá, định giá xác định giá trị tài sản và phần thiệt hại thực tế mà đương sự và Tòa án cần phải chứng minh về yêu cầu bồi thường trong vụ án hành chính.

III- XÁC ĐỊNH CHỨNG CỨ

Xác định chứng cứ là việc xem xét, đánh giá tính hợp pháp và có thật của chứng cứ.

Điêu 82 Luật Tố tụng hành chính quy định: Tài liệu đọc được được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận; Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó; Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc; Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác lưu trữ âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật tố tụng hành chính năm 2015 hoặc khai bằng lời tại phiên tòa; Ket luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản; Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chồ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý đó được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định.

Quy định về xác định chứng cứ là cần thiết nhằm giúp cho Tòa án và các bên đương sự trong vụ án hành chính có căn cứ để xác định tài liệu mà mình xuất trình trong hồ sơ vụ án là tài liệu xác thực. Tài liệu đó không phải là tài liệu đã bị thay thế hoặc bị làm giả mạo.

Ví dụ: Một bên đương sự khiếu nại cho rằng chữ ký trên biên bản vi phạm hành chính là giả mạo. Tòa án cần trưng cầu giám định chữ ký để chứng minh chữ ký đó là thật hay giả, từ đó chứng minh tính hợp pháp của biên bản vi phạm về thủ tục (có bảo đảm đủ các chữ ký hợp pháp hay không).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest

IV- THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Thu thập chứng cứ là một hoạt động quan trọng đối với việc chứng minh của đương sự và giải quyết vụ án của Tòa án. Tuy địa vị pháp lý khác nhau, quyền, nghĩa vụ thu thập chứng cứ khác nhau và hoạt động này có thể được diễn ra ở nhiều giai đoạn tố tụng, nhưng khi thực hiện nó, các chủ thể chứng minh của vụ án hành chính đều phải tuân theo một trình tự nhất định.

Hoạt động này được bắt đầu từ việc phát hiện tài liệu, chứng cứ nà< của vụ án là cần thiết phải tiến hành thu thập; tài liệu, chứng cứ đó đang ở đâu; do ai quản lý; bằng cách gì để thu thập được chúng. Trong chuỗi các hoạt động đó thì phát hiện tài liệu, chứng cứ là hoạt động đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, bởi chỉ có thể thu thập được chứng cứ khi người ta phát hiện ra nó.

Phát hiện chứng cứ được hiểu là việc tìm ra những tài liệu, đồ vật, con người cụ thể, biết được, chứng kiến được các thông tin liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ án hành chính. Phát hiện chứng cứ phụ thuộc vào việc xác định đối tượng chứng minh của vụ án, vì xác định đối tượng chứng minh là xác định phạm vi các tình tiết, sự kiện của vụ án hành chính cần được làm rõ. Trên cơ sở các tình tiết, sự kiện đó mới xác định được tài liệu, chứng cứ nào cần phải có để giải quyết đúng đắn vụ án hành chính.

Đối tượng chứng minh trong vụ án hành chính tuỳ thuộc vào yêu cầu hay phản đối yêu cầu của các bên đương sự, vì khi đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu, đương sự phải chỉ ra những sự kiện, tình tiết mà yêu cầu hay phản đối của họ dựa vào.

Ví dụ: Để chứng minh cho yêu cầu hủy quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người khởi kiện phải chứng minh tính bất hợp pháp của quyết định xử phạt. Để phản đối yêu cầu khởi kiện, người bị kiện phải chứng minh về tính hợp pháp của quyết định do mình ban hành. Để giải quyết vụ án, tât cá các tình tiết, sự kiện liên quan đến việc ban hành quyết định xử phạt như ve tham quyen; ve thủ tục; về nội dung đều phải được đương sự và Tòa án làm rõ. Những vấn đề còn tranh chấp liên quan đến tính hợp pháp của đối tượng khiếu kiện mà Tòa án phải làm sáng tỏ đó là vấn đề cần chứng minh của vụ án hành chính.

Khi tiến hành thu thập chứng cứ, các chủ thể chứng minh trong vụ án hành chính phải thực hiện đúng các biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính. Chỉ khi áp dụng đúng các biện pháp thu thập chứng cứ thì tài liệu, chứng cứ được thu về và tập hợp vào hồ sơ vụ án đó mới được coi là hợp pháp, mới có thể được Tòa án sử dụng để làm chứng cứ.

Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã quy định cụ thể các biện pháp thu thập chứng cứ cho từng chủ thể chứng minh trong vụ án hành chính. Cụ thể, các đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự được tự mình áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật tố tụng hành chính năm 2015 để giao nộp cho Tòa án. Trong trường hợp không tự mình thu thập được thì có quyền đề nghị Tòa án áp dụng các biện pháp để thu thập chứng cứ bổ sung.

Để bảo đảm việc giải quyết đúng pháp luật, đúng tình tiết khách quan của vụ án, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự và của Viện kiểm sát tiến hành một số biện pháp thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ. Viện kiểm sát cũng có quyền tự mình thu thập chứng cứ khi thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính.

Như vậy, thu thập chứng cứ là tổng thể các hoạt động phát hiện, tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ án để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng nhằm giải quyết vụ án hành chính.

Xem thêm: Thù lao luật sư và Chi phí pháp lý tại Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hành chính - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Quy định về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong vụ án hành chính

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58606 sec| 1129.852 kb