Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con theo quy định pháp luật

05/10/2024
Dương Vũ Long
Dương Vũ Long
Một trong 02 nội dung lớn về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con là nội dung về quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa cha mẹ và con. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình thì nội dung này được quy định như thế nào?

1- Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa cha mẹ và con

a. Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con

Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con là một quyền tài sản quan trọng được Luật Hôn nhân và gia đình quy định. Theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngược lại, con cũng có nghĩa vụ và quyền nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật, trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau nuôi dưỡng cha mẹ.

Như vậy, cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng con theo quy định của pháp luật. Con đẻ, con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con trai, con gái đều có quyền được cha mẹ nuôi dưỡng. Trách nhiệm nuôi dưỡng con trước hết phải được xác định thuộc về cha mẹ. Khoản 2 Điều 27 Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định: “Cha mẹ, hoặc cả cha 1ẫn mẹ hay những người khác chịu trách nhiệm về trẻ em có trách nhiệm đầu tiên trong việc bảo đảm các điều kiện sống cần thiết cho sự phát triển của trẻ em theo năng lực và khả năng tài chỉnh của mình”.  Vì vậy, cha mẹ không có quyền từ chối trách nhiệm nuôi con. về nguyên tắc, nghĩa vụ nuôi dưỡng con của cha mẹ phát sinh từ khi con sinh ra cho đến khi con thành niên. Trong trường hợp con đã thành niên nhưng bị tàn tật, ốm đau, mất năng lực hành vi dân sự hoặc do còn học tập nên không thể lao động để kiếm sống thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Trường hợp  vì lí do nào đố cha mẹ không thể trực tiếp nuôi con thì phải đóng góp phí tổn để nuôi con. Trường hợp cha mẹ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng con (Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Đối với trường hợp này nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con được xác định như một chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con cửa cha mẹ. Pháp luật chỉ quy định nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự và không có tài sản để tự nuôi mình. Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả khi con đã thành niên không phải là người mất năng lực hành vi dân sự vẫn được cha mẹ nuôi dưỡng, yêu thương đùm bọc. Trường hợp này cần hiểu rằng xuất phát từ yếu tố tình cảm, cha mẹ đùm bọc, che chở, yêu thương con, còn trên phương diện pháp lí cha mẹ không có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con. Thực tế này cũng dẫn đến tình trạng con ý lại, sống dựa dẫm vào cha mẹ, không hình thành tính tự lập, ích kí, tác động xấu đến đời sống hôn nhân và gia đình.  vì vậy, con cần tôn trọng pháp luật để quyền lợi của cha mẹ và con được bảo đảm theo quy định của pháp luật. Cha mẹ cũng cần có thái độ tích cực trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con đế con hình thành ý thức tự lập, sống có trách nhiệm với bản thân, không dựa dẫm vào cha mẹ.Con có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ. Các con b1nh đẳng với nhau trong việc nuôi dưỡng cha mẹ.

Nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ của con là nghĩa vụ pháp lí nhưng cũng là nghĩa vụ đạo đức. Cha mẹ nuôi dưỡng con không mong chờ con báo đáp nhưng trong đời sống hôn nhân và gia đình, việc phụng dưỡng cha mẹ luôn là một yêu cầu về chuẩn mực đạo đức của người làm con.  vì thế, trên thực tế, các con thường tự giác thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp con trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ. Như vậy, đối với trường hợp này, ttùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể áp dụng các chế tài phù hợp để xử lí hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ của con.

b. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng Nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Xuất phát từ tính chất của quan hệ cấp dưỡng, Luật Hôn nhân và gia đình quy định cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và ngược lại, con cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ.

Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con thường đặt ra trong các trường hợp sau:

- Khi cha mẹ ly hôn, ở trường hợp này, người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con;

- Người cha cấp dưỡng cho con ngoài giá thú khi đứa con sống với mẹ;

- Trường hợp người cha, người mẹ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Theo quy định tại Điều ly1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, con còn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ khi con vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này nghĩa vụ cấp dưỡng có tính chất như một chế tài để nhằm bảo đảm con phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với cha mẹ.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Quyền sở hữu tài sản riêng của con

Phù hợp với Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan về việc bảo vệ quyền sở hữu riêng đối với tài sản của cá nhân, Điều 75 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền có tài sản riêng của con. Như vậy, quy định này đã ghi nhận quyền sở hữu riêng của con đối với tài sản. Với ý nghĩa đó, tài sản riêng của con hình thành dựa trên các căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Cụ thể, tài sản riêng của con bao gồm:

+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng;

+ Thu nhập do lao động của con;

+ Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con;

+ Thu nhập hợp pháp khác;

+ Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con.

Với tư cách là chủ sở hữu tài sản, về nguyên tắc, theo quy định của pháp luật dân sự, con có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu. Đó là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ sở hữu không thể tự mình thực hiện các quyền năng này mà các quyền này phải được bảo đảm thực hiện thông qua tư cách của người đại diện.  vì vậy, pháp luật cũng quy định cụ thể đối với việc quản lí, định đoạt tài sản riêng của con.

a- Về việc quản lí tài sản riêng của con

Cha mẹ có quyền quản lí tài sản riêng của con theo quy định của pháp luật.  Việc quản lí tài sản riêng của con được xác định như sau:

+ Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lí.

+ Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lí. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lí tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lí được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

+ Cha mẹ không quản lí tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lí tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cha mẹ chỉ là người qưản lí tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Mặt khác không phải trong mọi trường hợp con dưới 15 tuổi hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ đều là người quản lí tài sản riêng của con. Pháp luật cũng quy định cụ thể những trường hợp cha mẹ không được phép quản lí tài sản riêng của con bao gồm: Trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lí tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

b- Về việc định đoạt tài sản riêng của con

Cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con theo quy định của pháp luật.  Quyền định đoạt tài sản riêng của con được xác định như sau:

- Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lí tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó  vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

- Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

- Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.

Như vậy, pháp luật quy định về quyền định đoạt tài sản riêng của con phản ánh rõ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con. Cha mẹ chỉ có quyền định đoạt tài sản riêng của con theo giới hạn luật định và việc định đoạt tài sản riêng của con còn phải bảo đảm quyền tham gia của con. Quy định này góp phần hạn chế tình trạng lạm quyền của cha mẹ đối với con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con với tư cách là chủ sở hữu tài sản.

c. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của cha mẹ đổi với các hành  vì do con gây ra

Điều 74 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự. Theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do hành vi của con gây ra của cha mẹ được xác định như sau:

- Con chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì phải lấy tài sản riêng đó bồi thường phần còn thiếu.

- Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

- Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại không thuộc lỗi của tổ chức, bệnh viện đang quản lí người đó thì người giám hộ sẽ dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình nếu người giám hộ có lỗi.

Ví dụ: Ông A và bà B có con trai tên là H (22 tuổi). H là người mất năng lực hành vi dân sự. Do ông A và bà B không trông coi cấn thận cho nên H đã trốn ra ngoài đốt lốp cao su ném vào gara ô tô nhà hàng xóm, gây thiệt hại 50 triệu đồng. H không có tài sản riêng để bồi thường.  vì vậy, ông A và bà B là người giám hộ của H phải bồi thường thiệt hại cho nhà hàng xóm toàn bộ số tiền là 50 triệu đồng.

Như vậy, việc xác định người phải bồi thường thiệt hại dựa vào năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân cũng như yếu tố lỗi của người có trách nhiệm quản lí đối với người trực tiếp gây thiệt hại. Do vậy, với tư cách là người đại diện hợp pháp, người giám hộ của con, cha, mẹ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con gây ra trong giới hạn mà pháp luật quy định. Điều này không chỉ phù hợp với các quy định của pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân mà cũng tương thích với các quy định của pháp luật liên quan cũng như thực tiễn đời sống hôn nhân và gia đình.  vì thế, các giới hạn cần thiết về khả năng tự chịu trách nhiệm của cá nhân đối với thiệt hại mà mình gây ra được quy định cụ thể là phù hợp, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân cũng như người có quyền lợi liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

3. Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con theo quy định pháp luật được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con theo quy định pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con theo quy định pháp luật

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16237 sec| 995.133 kb