Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp

04/03/2023
Tác động tâm lý là một hình thức phức tạp nhất. Nó là một quá trình, một hoạt động do chủ thể nhất định thực hiện, đó là con người thực tiễn, con người hành động. L.V.Petrencô đã viết: “Tác động tâm lý trước hết là một quá trình, một hoạt động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu. Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mục đích cụ thể khác nhau...”

1- Khái niệm tác động tâm lý

Tác động tâm lý là một trong các hình thức tác động qua lại giữa các cá nhân trong quá trình sống và hoạt động của họ.

Tác động tâm lý là tác động giữa con người với con người được thực hiện trong quá trình giao tiếp. Thông qua tác động tâm lý chủ thể tác động điều chỉnh thái độ, hành vi của người bị tác động theo mục đích của mình.

Tác động tâm lý là một hình thức phức tạp nhất. Nó là một quá trình, một hoạt động do chủ thể nhất định thực hiện, đó là con người thực tiễn, con người hành động. L.V.Petrencô đã viết: “c động tâm lý trước hết là một quá trình, một hoạt động, chứ không đơn thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu. Hoạt động ấy thể hiện bằng các hành động và cách thức tác động với mục đích cụ thể khác nhau...”.

Tác động tâm lý là sự tác động có mục đích của một cá nhân hay một bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác thông qua các phương pháp, chiến thuật tâm lý. Đó là sự tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí của con người nhằm làm thay đổi, hình thành, hay xoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ.

Như vậy, tác động tâm lý là sự tác động có tổ chức, kế hoạch, hệ thống của cá nhân hay của một bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác nhằm làm thay đổi, hình thành hay xoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ, để đạt được mục đích nhất định.

2- Khái niệm tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp

Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp là một hệ thống các tác động có tồ chức, có mục đích, có kế hoạch của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với những người tham gia tố tụng nhằm chuyển biến và thay đổi những đặc điểm tâm lý nào đó của họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hoạt động tư pháp.

Các tác động tâm lý được thực hiện bằng các phương tiện như cử chỉ, hành vi, điệu bộ, hành động, ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết. Nhờ các phương tiện này thông tin được chuyển từ người này tới người khác làm ảnh hưởng và thay đổi tâm lý của người bị tác động theo hướng đã định từ trước.

Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp có nét đặc trưng là cách thức và nội dung của việc tác động được xác định bởi mục đích và điều kiện tố tụng.

3- Múc đích và nguyên tắc tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp

(i) Mục đích tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp

Trong hoạt động tư pháp, các tác động tâm lý chủ yếu do những người tiến hành tố tụng sử dụng nhằm đạt các mục đích sau đây:

- Xác định sự thật khách quan về vụ án trong quá trình điều tra, xét xử;

- Khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy những động cơ tích cực ở những người tham gia tố tụng, tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ thông qua lời khai của họ được nhanh chóng, chính xác và khách quan;

- Kích thích tính tích cực hoạt động của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng;

- Giáo dục những người có phẩm chất tâm lý tiêu cực;

- Giáo dục, cảm hoá người phạm tội.

(ii) Các nguyên tác tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp

Trong hoạt động tư pháp, khi sử dụng tác động tâm lý phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

- Tác động phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp là một hoạt động rất phức tạp, luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các quy định của Bộ luật hình sự, dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự luôn xác định quyền hạn, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.

- Phải chú ý tời đặc điểm tâm lý của người bị tác động. Để tác động đạt được kết quả cao đòi hói chủ thể tác động phải nắm bắt được các đặc điểm tâm lý của người bị tác động. lu.V.Truphroxki viết: “Các phương pháp tác động tâm lý có kết quả khi và chỉ khi trong quá trình áp dụng chúng thường xuyên tính đến mọi thay đồi nhân cách, tính đến tập hợp các thuộc tính, phẩm chất nhân cách nói chung và tính đến các trạng thái tâm lý của người bị tác động trong thời điếm đó..." . Điều này có nghĩa là trong quá trình tác động, người tiến hành tố tụng cần phải nắm bắt được các đặc điểm tâm lý như nhu cầu, hứng thú, khí chất, tính cách, năng lực, các phẩm chất ý chí cũng như trạng thái tâm lý, xúc cảm đang diễn ra ở người bị tác động.

- Chủ thể tác động cần phải có tri thức, hiểu biết về các quy luật hình thành và phát triển tâm lý của con người; các quy luật lĩnh hội thông tin của con người; các đặc điểm của quá trình tri giác thông tin trong giao tiếp; các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội thông tin, quá trình tư duy, quá trình xúc cảm...

- Phải xác định rõ mục đích, lập kế hoạch quá trình tác động, cũng như phải tính đến các phản ứng của người bị tác động. Điều này giúp cho chủ thể tác động sẽ chủ động, linh hoạt, sáng tạo lựa chọn và áp dụng những phương pháp tác động đến người bị tác động cho phù họp, tránh những tình huống bất ngờ, bị động, lúng túng trước những phản ứng tiêu cực của họ.

- Phải chú ý tới những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động. Các điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài như thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia trong quá trình tác động có ảnh hưởng lớn đến sự tập trung chú ý của người bị tác động, đến quá trình cung cấp và tiếp nhận thông tin. Do đó, trong quá trình tác động phải tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi cho việc tiếp xúc giữa chủ thể và người bị tác động, làm cho mỗi bên cảm thấy yên tâm, tự tin, không bị phân tán tư tưởng.

- Phải đảm bảo tính tích cực tâm lý ở người bị tác động. Tính tích cực của người bị tác động luôn được coi là một trong các yếu tố cần thiết đảm bảo cho quá trình tác động tâm lý đạt hiệu quả. Tác động tâm lý tạo điều kiện, hướng cho người bị tác động tích cực lựa chọn mục đích, phương thức hành động, giúp họ thấy được những điều cần thiết phải làm và những điều không nên làm. Kết quả của việc này phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực của người bị tác động, nghĩa là họ có “sẵn sàng” tiếp nhận tác động và “sẵn sàng” phản ứng trả lời hay không?

- Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng người bị tác động. Nội dung tác động là những thông tin cần thiết tác động đến tư duy, tình cảm, ý chí... của người bị tác động. Đó là những thông tin về vụ án; những tài liệu về nhân thân, về quan hệ gia đình, về tài sản....; các đặc điểm tâm lý như nhu cầu, hứng thú, tình cảm, thói quen, tính cách, năng lực... của người bị tác động; những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong nước và trên thế giới... Những thông tin được sử dụng tác động phải phù họp với người bị tác động. Nghĩa là, những thông tin đó phải liên quan đến những vấn đề mà người bị tác động đang quan tâm, phải tạo nên sự rung động, buộc họ phải suy nghĩ và đi đến thay đổi nhận thức, trạng thái tâm lý trong việc khai báo, trình bày với chủ thể tác động. Ngoài ra, trong tác động tâm lý phải biết sử dụng lượng thông tin đúng mức, tránh đưa ra quá nhiều hay quá ít và không nên sử dụng những thuật ngữ quá chuyên môn, bởi như vậy nó sẽ làm cho người bị tác động không hiểu hết ý của chủ thể tác động.

Trong hoạt động tư pháp, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp tác động khác nhau. Để có kết quả cao khi sử dụng các phương pháp tác động đòi hỏi chủ thể tác động phải nắm vững nội dung, điều kiện, hoàn cảnh áp dụng cũng như giới hạn cho phép của mỗi phương pháp.

- Chủ thể tác động tâm lý phải là người nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng về xã hội và có kỹ năng giao tiếp. Trong hoạt động tư pháp, tác động tâm lý được hiểu như là một quá trình giao tiếp đặc biệt giữa các chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ khác nhau. Trong mối quan hệ này, những người tiến hành tố tụng có quyền chủ động tổ chức thực hiện các tác động tới người bị tác động - gọi là chủ thể tác động tâm lý. Chủ thể tác động ảnh hưởng tới người bị tác động trước hết bởi các phẩm chất nhân cách của chính họ. Đó là những phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, khả năng thuyết phục, thái độ đúng mực khi tiếp xúc cũng như khả năng sử dụng một cách nhuần nhuyễn các phương pháp tác động.

Tổng hợp từ Giáo trình Tâm lý học Tư pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác.

0 bình luận, đánh giá về Tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.33369 sec| 971.016 kb