Tác phẩm của trí tuệ nhân tạo có được luật Việt Nam bảo hộ?

06/07/2024
Phạm Gia Minh
Phạm Gia Minh
Với sự phát triển nhanh chóng của AI, có nhiều thắc mắc nổi lên xung quanh vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với những tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra. Vấn đề này được luật Việt Nam quy định như thế nào?

1- Tác phẩm của trí tuệ nhân tạo là gì?

[a] Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học máy tính nhằm tạo ra các hệ thống và máy móc có thể thực hiện các nhiệm vụ như giải quyết vấn đề, học hỏi, nhận thức và đưa ra quyết định tương tự như con người. Trong lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, bằng việc áp dụng thuật toán Deep Learning, trí tuệ nhân tạo đã trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp mở rộng khả năng sáng tạo và hiểu sâu về nghệ thuật, từ tạo tác phẩm đến bảo tồn và trải nghiệm nghệ thuật.

[b] Tác phẩm của trí tuệ nhân tạo là gì?

Tác phẩm của trí tuệ nhân tạo bao gồm các sản phẩm, kết quả được tạo ra bởi các hệ thống, thuật toán, bao gồm các bài viết, tác phẩm văn học, âm nhạc, hình ảnh…

Một ví dụ điển hình, trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra hình ảnh từ những từ khóa cho trước, dựa trên những kiến thức và thông tin đã được con người cung cấp từ trước, như DALL-E, Stable Defusion…

Hay những mô hình trí tuệ nhân tạo hỗ trợ nghệ sĩ trong việc sáng tạo ra tác phẩm âm nhạc thông dụng như Bandlab, Suno…

Nhìn chung, trí tuệ nhân tạo đang ngày càng tạo ra nhiều tác phẩm có ý nghĩa và tác động tích cực đến cuộc sống của con người.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest

2 - Bảo hộ tác phẩm của trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Về chủ thể quyền tác giả, luật Việt Nam quy định chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan phải là tổ chức, cá nhân sáng tạo ra tác phẩm đó. Cụ thể, khoản 2 và khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ) có quy định như sau:

“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

6. Chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu Quyền Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao Quyền Sở hữu trí tuệ.”

Có thể thấy, trí tuệ nhân tạo không thuộc một trong hai đối tượng “tổ chức”, “cá nhân” nêu trên, vì bản chất nó là sản phẩm do con người tạo ra, không được sinh ra tự nhiên và không có các quyền nhân thân, quyền tài sản được quy định theo Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, trí tuệ nhân tạo không được coi là chủ thể của quyền tác giả. Do đó, tác phẩm do trí tuệ nhân tạo chưa được bảo hộ theo luật Việt Nam hiện nay.

Xem thêm: Chủ thể của quyền tác giả

3- Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo luật Việt Nam

Hiện nay, các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo chưa được bảo hộ tại Việt Nam, vậy những loại hình tác phẩm nào đang được luật Việt Nam bảo hộ quyền tác giả?

[a] Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí trí tuệ quy định bao gồm:

- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm sân khấu;

- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;

- Tác phẩm nhiếp ảnh;

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

[b] Tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ, các tác phẩm sau đây không được bảo hộ quyền tác giả:

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

[c] Hiệu lực Giấy đăng ký chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Căn cứ Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ, hiệu lực Giấy đăng ký chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định như sau:

“1. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

2. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.”

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest

4 - Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tác phẩm của trí tuệ nhân tạo có được luật Việt Nam bảo hộ? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tác phẩm của trí tuệ nhân tạo có được luật Việt Nam bảo hộ? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66  527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tác phẩm của trí tuệ nhân tạo có được luật Việt Nam bảo hộ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38943 sec| 979.078 kb