Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

21/12/2022
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý, bảo vệ cá nhân, tổ chức sở hữu nhãn hiệu trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1- Sơ lược về nhãn hiệu

Trước khi chúng ta tìm hiểu về :"Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu" thì chúng ta phải biết được nhãn hiệu là gì?

Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 (sau đây gọi tắt là: Luật Sở hữu trí tuệ), nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Vì sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu

Thứ nhất, pháp luật ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu. Khi doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ tức là nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được bảo hộ độc quyền trong những lĩnh vực đăng ký và các lĩnh vực liên quan. Các bên khác đều không được sử dụng và không thể đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng lĩnh vực hoặc tương tự. Trong các mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì đây là mục đích quan trọng nhất. 

Thứ hai, đăng ký nhãn hiệu hạn chế và xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu (bắt chước, ăn cắp, làm giả, làm nhái nhãn hiệu…). Đây là vấn đề đau đầu nhất của các doanh nghiệp từ trước tới nay. Bởi lẽ nhãn hiệu có thể bị các bên khác ăn cắp, làm giả, làm nhái sản phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang khó phân biệt hàng thật và hàng giả dẫn đến giảm sút uy tín và doanh thu tài chính của doanh nghiệp.Tuy nhiên, các đơn vị đạo nhái thường có sự dè chừng khi sử dụng các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền vì họ lường trước được những hậu quả phải gánh chịu cho hành vi của mình theo quy định pháp luật.

Trường hợp, các đơn vị khác vẫn bất chấp sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm nêu trên. Doanh nghiệp có thể tự mình yêu cầu các đơn vị chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho mình. Hoặc doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng cách tố cáo các hành vi vi phạm tới cơ quan quản lý thị trường, khởi kiện các cá nhân/tổ chức vi phạm tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền…. Việc có Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bằng chứng chắc chắn nhất để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp và có cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm.

Thứ ba, đăng ký nhãn hiệu giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng. Nhãn hiệu sản phẩm là phương tiện gần gũi nhất để tiếp cận khách hàng. Thông qua việc được ghi nhận bảo hộ, doanh nghiệp quảng bá nhãn hiệu của mình rộng rãi đến người tiêu dùng, xây dựng được dấu ấn và niềm tin trong lòng người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng và an toàn. Việc đăng ký sản phẩm nhãn hiệu cũng góp phần bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chính hãng và có niềm tin hơn đối với các doanh nghiệp.

Thứ tư, đăng ký nhãn hiệu tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và đối tác. Chắc chắn răng, không một nhà đầu tư hay đối tác nào muốn “rót tiền” vào những doanh nghiệp có hàng hóa sản phẩm trôi nổi, hàng thật giả lẫn lộn và không được bảo vệ bởi bất cứ cơ sở pháp lý nào? Do đó, nếu doanh nghiệp có nhãn hiệu sản phẩm đã được bảo hộ và thêm những dự án đầu tư tiềm năng thì sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư và cơ hội hợp tác lâu dài, bền vững. Cho nên, đây cũng là một trong các lý do, mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mà nhiều nhà đầu tư chú ý. 

Thứ năm, đăng ký nhãn hiệu tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Khi đã đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp có thể yên tâm dành toàn bộ tài sản, trí tuệ để xây dựng và phát triển doanh nghiệp, xây dựng hướng đi riêng cho mình thay vì phải mất quá nhiều thời gian, tài chính để lo lắng và xử lý các vi phạm nhãn hiệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhãn hiệu riêng, có thị phần riêng, có khách hàng riêng thì sẽ đòi hỏi sự đầu tư mở rộng hơn về quy mô kinh doanh, nâng cao về chất lượng phụ vụ người tiêu dùng và thu về lợi nhuận cao.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết: Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu? được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18346 sec| 951.18 kb