Thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?

21/12/2024
Đoàn Phi
Đoàn Phi
Khái niệm phá sản được xem xét dưới bình diện "Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản" được hiểu như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên.

Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”. Như vậy, khái niệm này được Luật Phá sản năm 2014 xác định theo tiêu chí định lượng và dấu hiệu duy nhất để xác định khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đó là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. 

Ở Việt Nam, hiện tượng phá sản mới chỉ xuất hiện và pháp luật phá sản mới chỉ ra đời do sự chuyển hướng nền kinh tế kế hoạch sang cơ chế thị trường. Trong thời kì kế hoạch hoá tập trung, có nhiều quan điểm cho rằng phá sản là một hiện tượng bất bình thường, thể hiện sự trì trệ và suy thoái của đời sống kinh tế xã hội và thường bị phủ nhận. “Khi có công ty, xí nghiệp làm ăn thua lỗ thì có cơ quan cấp trên bù lễ bằng tiền ngân sách, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể”. Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi quan niệm về phá sản

1-Mất khả năng thanh toán là gì? 

Thứ nhất, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn cạn kiệt tài sản. Doanh nghiệp có thể còn rất nhiều tài sản mà vẫn mất khả năng thanh toán, chỉ vì tài sản đó không thể bán được, cho nên doanh nghiệp không có tiền để thanh toán các khoản nợ.
Thứ hai, mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là không thể trả được nợ, không có lối thoát, trừ phi có sự can thiệp của Toà án hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest 

2-Những khía cạnh khác của mất khả năng thanh toán 

Đối với doanh nghiệp tư nhân, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có giao kết bất kì hợp đồng nào mà sau đó phát sinh ra các khoản nợ thì những khoản nợ này được coi là cơ sở để đánh giá tình trạng phá sản của doanh nghiệp. Nhưng ở đây cũng cần phân biệt với các khoản nợ do chủ doanh nghiệp tư nhân xác lập trên cơ sở những hợp đồng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình họ vì nó không xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Pháp luật không nhất thiết quy định cụ thể mất khả năng thanh toán một khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản, bởi vì tình hình tài chính trong các doanh nghiệp rất khác nhau, có thể có những doanh nghiệp nợ vài ba chục triệu nhưng không có cách gì để trả, trong lúc cũng có những doanh nghiệp nợ tới vài ba trăm triệu vẫn có khả năng thanh toán bình thường. 
Bản chất của việc mất khả năng thanh toán có thể không trùng với biểu hiện bên ngoài là trả được nợ hay không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ nhưng diều này chỉ có tính chất nhất thời trong khi mọi hoạt động của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Ngược lại, có những doanh nghiệp sự trả nợ chỉ là trá hình, che đậy tình trạng tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, họ phải sử dụng nhiều phương tiện gian trá để bù đắp ngân quỹ như vay nặng lãi, thế chấp tài sản nhiều lần để vay tiền ngân hàng...
Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, ở bình diện tình hình tài chính tuyệt vọng của doanh nghiệp, phá sản là khái niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với dấu hiệu đặc trưng nhất là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Try nhiên, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, hay doanh nghiệp mất khả năng thanh toán chưa hẳn đã bị phá sản. Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chỉ được coi là bị phá sản khi đã tiến hành thủ tục giải quyết yêu cầu và có quyết định tuyên bố phá sản của Toà án. Dấu hiệu này của khái niệm phá sản được Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 ghi nhận, theo đó: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bổ phá sản”.

Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest

3-Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết Thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail:  info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19812 sec| 948.391 kb