Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

14/03/2023
Về nguyên tắc, bản án, quyết định sơ thẩrn bị kháng cáo, kháng nghị phần nào thì chỉ phần đó là chưa được thi hành và sẽ bị đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Phần còn lại của bản án quyết định không bị kháng cáo kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực và có hiệu lực thi hành. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ thì toàn bộ bản án, quyết định bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.

1- Phạm vi xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

Về nguyên tắc, bản án, quyết định sơ thẩrn bị kháng cáo, kháng nghị phần nào thì chỉ phần đó là chưa được thi hành và sẽ bị đưa ra xét xử theo trình tự phúc thẩm. Phần còn lại của bản án quyết định không bị kháng cáo kháng nghị sẽ phát sinh hiệu lực và có hiệu lực thi hành. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị toàn bộ thì toàn bộ bản án, quyết định bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Theo Điều 293 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị. Ngoài ra, toà án cấp phúc thẩm cũng có thể xem xét những phần khác của bản án hoặc quyết định có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Đây là trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm đó mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng việc kháng cáo, kháng nghị phải nhằm vào bản án, quyết định sơ thẩm. Nếu có kháng cáo, kháng nghị nhưng về những vấn đề chưa được xét xử ở cấp sơ thẩm thì toà án cấp phúc thẩm cũng không có trách nhiệm phải giải quyết vì không thuộc phạm vi phúc thẩm.

2- Hội đồng xét xử phúc thẩm

Mục đích của việc phúc thẩm là để kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ trong các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới nên hội đồng xét xử phúc thẩm phải bao gồm những người có khả năng chuyên môn cao, đủ kiến thức pháp luật cầíi thiết để thực hiện mục đích này. Vì vậy, Điều 64 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba thẩm phán, trong đó một thẩm phán giữ vai trò làm chủ toạ của phiên toà. Như vậy, trong thành phần hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự không có sự tham gia của hội thẩm nhân dân.

3- Những người tham gia phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự

Theo quy định tại Điều 294 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, người kháng cáo, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và ỉợi ích hợp pháp của đương sự phải được triệu tập tham gia phiên toà. Toà án có thể triệu tập thêm những người tham gia tố tụng khác nếu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị. Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm.

4- Tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm tại phỉên toà

Tại phiên toà phúc thẩm, việc tạm đình chỉ, đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 288 và Điều 289 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

5- Hoãn phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự

Điều 296 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định kiểm sát viên được phân công tham gia phiên toà phúc thẩm vắng mặt thì hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên toà, trừ trường hợp viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên toà. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì toà án tiến hành phiên toà phúc thẩm xét xử vắng mặt họ. 
Người kháng cáo được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và toà án đình chỉ xét xử phúc thấm đổi với yêu cầu kháng cáo của người đở, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì toà án tiến hành phiên toà phúc thảm xét xử vắng mặt họ. Trường hợp người kháng cáo vẳng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên toà. 
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và toà án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, toà án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó. Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được toà án triệu tập hợp ỉệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì toà án tiến hành xét xử vụ án.
Thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 233 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

6- Thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự

Về căn bản, thủ tục phiên toà phúc thẩm được tiến hành giống như thủ tục phiên toà sơ thẩm:

a) Chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thắm và thủ tục bắt đầu phiền toà

Thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên toằ phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm được áp dụng những quy định tương ứng trong phiên toà sơ thẩm được quy định tại các điều 237, 239, 240, 241 và 242 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên toà phúc thẩm, một thành viên của hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung của vụ án, quyết định của bản án sơ thầm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Tiếp theo chủ toạ phiên toà tiến hành hỏi các đương sự về các vấn đề sau: Hỏi nguyên đơn có rút đơn khởi kiện hay không; hỏi người kháng cáo, kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không; hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì toà án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp người kháng cáo, viện kiểm sát bổ sung nội dung mới vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì toà án không xem xét nội dung đó.
Nếu trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường họp mà giải quyết như sau: Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi .kiện của nguyên đơn; bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí Sơ thẩm theo quyết định của toà án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định.

b) Công nhận sự thoả thuận của đương sự tại phiên toà phúc thẩm

Tại phiên toà phúc thẩm, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Các đương sự tự thoả thuận với nhau về việc chịu án phí sơ thẩm, nếu không thoả thuận được thì toà án quyết định theo quy định của pháp luật.

c) Trình tự phiên toà

Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo, viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tại phiên toà phúc thẩm được tiến hành như sau:

- Trình bày kháng cáo, kháng nghị:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày nội dung kháng cáo, căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Trưởng hợp iất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày đưọc thực hiện theo thú tự người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của nguyên đơn kháng cáo và nguyên đơn; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn kháng cáo và bị đơn; người bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp chỉ có viện kiểm sát kháng nghị thì kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị, căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì các đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị.
Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo và đề nghị của mình. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Tại phiên toà phúc thẩm, đương sự, kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ.

- Thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng và công bố tài liệu, chúng cứ, xem xét vật chứng quy định tại Điều 287 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 tại phiên toà phúc thẩm được thực hiện như tại phiên toà sơ thẩm. Việc hỏi được thực hiện đối với những vân đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 293 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Việc tạm ngừng phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 259 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

d) Tranh luận tại phiên toà phúc thẩm

- Nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 247 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh ỉuận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên toà phúc thẩm.
- Trình tự tranh luận đối với kháng cáo được thực hiện như sau: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày; người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đổi đáp; đương sự có quyền bổ sung ý kiến và khi xét thấy cần thiết, hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
- Trình tự ttanh luận đối với kháng nghị được thực hiện như sau: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính họp pháp, tính có căn cứ của kháng nghị; đương sự có quyền bổ sung ý kiến. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên toà phải công bổ lời khai của họ để trên cơ sởđó các đương sự có mặt tại phiên toà tranh luận và đối đáp.
Sau khi kết thúc việc tranh luận và đổi đáp, Idem sát viên phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về Việc tuân theo pháp luật trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thấm. Ngay sau khi kết thúc phiên toà, kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho toà án để lưu vào hồ sơ vụ án.

đ) Nghị án và tuyên án
Việc nghị án, trở lại việc hỏi và tranh luận, thời gian nghịán, tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện như thủ tục sơ thẩm.

7- Quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 308 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền hạn sau đây:

a) Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo hoặc kháng nghị trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ và toà án cap sơ thẩm đã xét xử đúng.

b) Sửa bản án sơ thẩm

Nếu qua việc xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử thấy toà án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án không đúng pháp luật thì hội đồng xét xử có thể sửa một phẩn hoặc toàn bộ bản án sơ thấm. Theo Điều 309 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu toà án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong những trường hợp sau đây:
- Việc thu thập chứng cứ và chửng minh đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc thu thập chứng cử và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên toà phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

c) Huỷ bản án sơ thẩm, huỷ một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ thấm giải quyết lại vụ án dân sự

Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ thực hiện quyền hạn này trong các trường hợp sau đây: Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được; thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

d) Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Theo Điều 311 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

đ) Đình chỉ xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: theo quy định tại khoản 2 Điều 289 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 296 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường hợp vụ án có người khác kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị.

8- Bản án phúc thẩm

Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ cấu bản án phúc thẩm gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị, nhận định và phần quyết định. Nội dung từng phần trong bản án phải ghi đầy đủ các vấn đề theo quy định tại Điều 313 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.
Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của toà án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lí vụ án, số bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên hội đồng xét xử, thư kí phiên toà, kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị. Toà án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên loà, kết quả tranh tụng tại phiên toà để phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của toà án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật mà toà án áp dụng. Nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoăc lẽ công bằng, để chấp nhận hoăc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có).
Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị huỷ một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì toà án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị huỷ và ghi rõ trong bản án. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

 

0 bình luận, đánh giá về Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.66513 sec| 1015.016 kb