Tính khả thi trong kinh doanh nhượng quyền

18/06/2024
Chu Minh Đức
Chu Minh Đức
Bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi khởi nghiệp một mô hình nhượng quyền hoặc xem xét chuyển đổi sang hình thức kinh doanh nhượng quyển là phân tích và xác định tính khả thi của mô hình. Để có thể đánh giá tính khả thi trong kinh doanh nhượng quyền một cách có hệ thống, doanh nghiệp cắn xem xét và tự đánh giá đúng khả năng của mình.

Bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi khởi nghiệp một mô hình nhượng quyền hoặc xem xét chuyển đổi sang hình thức kinh doanh nhượng quyển là phân tích và xác định tính khả thi của mô hình. Để có thể đánh giá tính khả thi trong kinh doanh nhượng quyền một cách có hệ thống, doanh nghiệp cắn xem xét và tự đánh giá đúng khả năng của mình.

1- Bảy yếu tố dẫn đến thành công

[a] Mô hình đã qua chứng thực

Là mô hình mà bạn đang kinh doanh, hoạt đồng hiệu quả, sinh lời và do đó có thể nhân bản ra thành những chi nhánh nhượng quyền với quy mô tương tự.

Nếu bạn muốn xây dựng những loại mô hình chi nhánh hay cửa hàng lớn nhỏ khác nhau nhằm đắp ứng về nhu cầu đa dạng về mặt bằng kinh doanh, bạn phải là người đứng ra thử nghiệm thành công mô hình mới trước khi nhượng quyền cho đối tác nào. Khi đưa ra những thay đổi lớn trong mô hình, doanh nghiệp nhượng quyền có trách nhiệm phải thử nghiệm những thay đổi trước khi đưa vào áp dụng cho các chi nhánh nhượng quyền.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền là một mô hình yêu cầu doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng nền tảng, kế hoạch và chuẩn bị nguồn lực hỗ trợ trước khi nhượng quyền. Vì vậy, không nên nhượng quyền chỉ vì bạn cần một số tiền mặt nhất định để trở nợ hay sử dụng vào mục đích cá nhân. Không được phép nhượng quyền các cửa hàng đang lỗ cho đối tác nhượng quyền. Ngược lại, đối với những hệ thống nhượng quyền tốt, doanh nghiệp thường mua lại các chi nhánh đang lỗ nếu chi nhánh đó được đánh giá là có tiềm năng. Đôi khi, doanh nghiệp có thể “ nhượng quyền” chi nhánh đang lỗ cho một quản lý giỏi để phát triển với mục tiêu và kế hoạch lâu dài, bền vững.

Tất cả hoạt động về mô hình cần được ghi chép cẩn thận, rõ ràng. Cần lưu ý, đăng ký càng nhiều tài sản sở hữu trí tuệ càng tốt. Ví dụ: nhãn hiệu, màu sắc thương hiệu,… Doanh nghiệp cần sở hữu những tài sản này để cấp phép cho đối tác nhận quyền. Ngăn cản sự sao chép, sử dụng tài liệu để cạnh tranh với đối tác nhận quyền của mình.

  • Các hình thức sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ: bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hòa, bản quyền, hình ảnh, kiểu dáng, bao bì, bí mật kinh doanh, bí quyết, thiết kệ và nội dụng website, hệ thống phân phối, quy trình và hệ thống được thiết kế cho doanh nghiệp,…

  • Nguồn doanh thu có thể thu đượ từ việc khai thác sở hữu trí tuệ đã bảo hộ: liên doanh, cấp phép, bán, nhượng quyền, hợp tác khai thác, hợp tác chiến lược, outscoure, phát triển các dòng sản phẩm và thị trường mới, phát triển quốc tế.

  • Mở rộng, có tầm nhìn tương lai và hiểu rõ về doanh nghiệp của mình.

  • Xây dựng một hệ thống các nhãn hiệu liên quan

[b] Sản phẩm, dịch vụ độc đáo tạo nên sự khác biệt

Đối với thị trường mới, đang phát triển như Việt Nam người tiêu dùng có thể bỏ qua vấn đề chất lượng sản phẩm và tập trung vào các lợi ích cảm quan như vị trí, sạch sẽ, mát mẻ, sang trọng,… Nhưng khi thị trường càng phát triển, các lợi ích cảm quan trở thành tiêu chuẩn tối thiểu thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ sẽ là yếu tố quyết idnhj sự thành bại của một thương hiệu. Tuy nhiên việc tồn tại và phát triển được hay không còn tùy thuộc vào chiến lược duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh của thương hiệu liên tục trên thị trường.

Một nền tảng sản phẩm, dịch vụ độc đáo là điểm tựa cho sự phát triển và có thể là tài sản vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là điểm khởi đầu, là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ.

Để phát triển một mô hình nhượng quyền, doanh nghiệp cần có sự nguồn lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Được coi là điều kiện tiên quyết trong sự quyết định thành bại về lâu dài của một thương hiệu.

Việc sáng tạo và liên tục giới thiệt sản phẩm mới, doanh nghiệp cần lưu ý sáng tạo và xây dựng nhiều giá trị khác cho khách hàng từ những yếu tố liên quan đến trải nghiệm chung. Ví dụ: trang trí cửa hàng, mời khách sử dụng sản phẩm miễn phí,… Sáng tạo chính là động lựa thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu, giúp thương hiệu luôn cập nhật và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

[c] Sản phẩm, dịch vụ có thể phục vụ cho đối tượng khách hàng có quy mô lớn

Khởi đầu một công việc kinh doanh, chúng ta sẽ hướng đến một nhóm đối tượng tiêu dùng mục tiêu nhất định. Nếu nhóm đối tượng là một thị trường có sức mua đủ lớn, hiện diện trên một thị trường địa lý diện rộng, thì mô hình có cơ hội nhân rộng do đó có thể áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền. Ví dụ: bạn mở một cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em từ 0-12 tuổi dành cho thu nhập của hộ gia đình trung bình khá trở lên. Đây là đối tượng khách hàng có quy mô đủ lớn để có thể nhượng quyền mô hình trên khắp tỉnh thành tại Việt Nam và có thể vươn ra Lào, Campuchia,…

[d] Mô hình dễ nhân bản

Địa điểm kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng trong việc kinh doanh chuỗi hay nhượng quyền. Mô hình dễ tìm kiếm địa điểm thích hợp kinh doanh thì mô hình đó càng có nhiều cơ hội thành công trong xây dựng hệ thống chi nhánh nhượng quyền. Thường thì các mô hình kinh doanh nhỏ như kiosk, cửa hàng nhỏ trong khu phố, hay các loại hình dịch vụ không cần sự hiện diện của văn phòng tại những mặt bằng đắt giá là những mô hình dễ nhân bản nhất, dễ đầu tư và kinh doanh nhờ chi phí thấp. Ngược lại mô hình càng đòi hỏi về vị trí kinh doanh cao cấp thì càng khó mở rộng mô hình.

Việc cạnh tranh ký kết được với mặt bằng hạng A này sẽ là vấn đề khó khăn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Thực tế, công ty quản lý hay phát triển mặt bằng thương mại/ bán lẻ có xu hướng chỉ muốn làm việc và ký kết trực tiếp với doanh nghiệp nhượng quyền, đôi khi từ chối thẳng không làm việc với đối tác nhận quyền. Điều này thực tế cũng dễ hiểu. Doanh nghiệp nhượng quyền sở hữu và kinh doanh thương hiệu, do đó thường có khuynh hướng trình bày và bảo vệ thương hiệu tốt hơn so với đối tác nhận quyền, thái độ hợp tác cũng vì vậy mà chuyên nghiệp hơn. Chính vì lý do này, nhiều doanh nghiệp nhượng quyền phải hỗ trợ đối tác nhận quyền bằng cách tự mình đứng ra ký kết hợp đồng thuê mặt bằng rồi cho đối tác thuê lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đứng ký hợp đồng giùm đối tác nhận quyền cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chịu nhiều gánh nặng không cần thiết về mặt pháp ly đối với các bên cho thuê.

[e] Hệ thống dễ vận hành và quản lý

Người ta phải đi mua nhượng quyền để khởi nghiệp kinh doanh thường là do thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong ngành, thiếu nguồn lực và khả năng xây dựng hệ thống kinh doanh chuyên nghiệp. Do đó, việc tham gia vào một hệ thống có sẵn, đã qua thử nghiệm thành công, có thương hiệu và được hỗ trợ về mọi mặt trong suốt thời gian cấp phép là lựa chọn lý tưởng.

Để hỗ trợ đối tác nhận quyền khởi nghiệp và kinh doanh thành công một mô hình mà không cần kinh nghiệm sẵn có trong ngành, hệ thống vận hành, quản lý mô hình đó phải đơn giản, dễ học, truyền đạt. Doanh nghiệp nhượng quyền đầu tư nguồn lực đơn giản hóa hệ thống vận hành thì khả năng thành công của đối tác nhận quyền càng được nâng cao. Vì vậy, doanh nghiệp nhượng quyền, bạn nên đầu tư vào việc đơn giản hóa hệ thống vận hành để không bị mất khả năng kiểm soát, quản lý và quyền năng trong kinh doanh.

[g] Kết quả kinh doanh mang lại hiệu quả cho cả đôi bên

Trong mối quan hệ kinh doanh, chỉ có một lựa chọn: win – win ( đôi bên cùng có lợi).

Trước khi cam kết hợp đồng, hãy tìm hiểu thật kỹ vì mối quan hệ trong kinh doanh là đôi bên cùng có lợi để đảm bảo cho công việc kinh doanh mang tính lâu dài, bền vững.

[h] Hiểu và xây dựng văn hóa nhượng quyền

Văn hóa nhượng quyền là văn hóa của sự tín nhiệm, tin cậy và hỗ trợ cùng nhau phát triển hướng đến mục tiêu chung. Văn hóa này đòi hỏi tính minh bạch, chia sẻ thông tin hợp tác giải quyết mọi vấn đề dựa trên tình thần win – win, hỗ trợ cùng nhau phát triển.

Để xây dựng nền tảng và văn hóa nhượng quyền, bản thân doanh nghiệp nhất thiết phải có cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, quy trình, hệ thống hoạt động quy củ và hiệu quả.

Có thể nói, đây là việc xây dựng, duy trì, và phát triển cả một cộng đồng cấp quốc gia hay quốc tế. Do đó, nền tảng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhượng quyền, hay nói cách khác là tổ chức đầu não của cộng đồng, mang ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng đó.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đánh giá, kiểm tra hệ thống nhượng quyền

Hàng năm, bác sĩ khuyên mổi người nên khám sức khỏe tổng quá để hiểu rõ tình trạng của bản thân. Trong hệ thống nhượng quyền cũng vậy, doanh nghiệp nhượng quyền nên thường xuyên kiểm tra, đánh giá giữa doanh nghiệp và đối tác.

Các vấn đề thăm dò:

  • Ý kiến của đối tác về việc cải tiến đối với các dòng sản phầm (nếu có)
  • Nhận thức
  • Ý kiến của đối tác về giá bán lẻ
  • Mức độ hài lòng của đối tác với các phương diện hỗ trợ từ doanh nghiệp nhượng quyền
  • Mức độ hài lòng của đối tác về kết quả kinh doanh của chi nhánh
  • Đề xuất của đối tác đối với phương hướng phát triển thương hiệu
  • Khả năng tái ký hợp đồng nhượng quyền hoặc đầu tư thêm chi nhánh của đối tác
  • Khả năng giới thiệu bạn bè, gia đình mua nhượng quyền
  • Khả năng bán/sang nhượng lại chi nhánh hiện có và lý do liên quan.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tính khả thi trong kinh doanh nhượng quyền được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tính khả thi trong kinh doanh nhượng quyền có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tính khả thi trong kinh doanh nhượng quyền

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.39773 sec| 990.875 kb