Tính toán giá trị bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng bị hủy bỏ theo CISG

26/08/2024
Dương Vũ Long
Dương Vũ Long
Theo quy định và nguyên tắc bồi thường đầy đủ của CISG (Công ước Viên năm 1980 về Mua bán hàng hóa quốc tế), bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại các khoản bồi thường theo điều 74 bao gồm: các tổn thất bên vi phạm đã thấy trước (foresaw) hoặc lẽ ra phải thấy trước (ought to have foreseen). Tuy nhiên, việc trường hợp xác định giá trị khoản bồi thường khi hợp đồng bị hủy bỏ (a contract has been avoided) lại quy định ở điều 75, 76 CISG. Bài viết này cung cấp thông tin về tính toán giá trị bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị hủy bỏ theo quy định tại Điều 75, 76 CISG.

 

1- Tính toán giá trị các khoản bồi thường thiệt hại theo Điều 75, 76 CISG (Calculation of Damages)

Ngoài trường hợp bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 74 CISG, Công ước còn quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại khi hợp đồng bị hủy bỏ tại Điều 75, 76 CISG. Cần lưu ý rằng, Điều 75 và Điều 76 không thay thế Điều 74 trong Công ước mà chúng chỉ cung cấp cho bên bị thiệt hại phương pháp thay thế có thể sử dụng để đo lường thiệt hại khi hợp đồng bị hủy bỏ/vô hiệu.

Theo đó, những thiệt hại có thể được bồi thường theo Điều 75 hoặc 76 CISG không được đặt bên bị thiệt hại vào tình thế tốt hơn mức mà họ sẽ được hưởng nếu hợp đồng lẽ ra được thực hiện đúng cách (Giống điều 74).

Cụ thể, tại Điều 75 CISG viết:
“Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán hàng lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo Điều 74.”

Theo đó, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường phần chênh lệch giữa giá hợp đòng và giá của giao dịch thay thế. Trong đó “giá hợp đồng” ở đây được hiểu là giá cố định trong hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc giá được xác định theo Điều ̀̀̀̀̀̀55 CISG. Tât nhiên, giá mua thay thế hay bán lại hàng chỉ được áp dụng nếu bên bị thiệt hại thực hiện giao dịch thay thế này một cách hợp lý và trong thời gian hợp lý (Hợp lý theo quy định của CISG và theo xác định của Toà án).
Nếu giao dịch thay thế của bên bị thiệt hại (bán lại hàng) không hợp lý thì không làm mất quyền đòi bồi thường mà chỉ được tính lại theo Điều 74 hoặc 76.
Cần lưu ý, quyền đòi bồi thường của bên bị thiệt hại ở Điều 75 hay 76 không làm mất quyền đòi bồi thường thiệt hại theo Điều 74.
Điều 76 cũng cung cấp cho bên bị thiệt hại quyền đòi bồi thường trên phần chênh lệch giữa giá ấn định và giá hiện hành. Trong đó giá hiện hành được hiểu là giá thường được tính cho mặt hàng đó bán trong những hoàn cảnh tương đương trong ngành thương mại hữu quan. Về phần giá ấn định, đó chính là giá mà các bên thoả thuận một cách rõ ràng hoặc ngầm định. Nếu thiếu giá ấn định hoặc giá hiện hành, bên bị thiệt hại có thể đòi bồi thường theo Điều 74 và tất nhiên, việc áp dụng Điều 76 không làm mất quyền đòi bồi thường theo Điều 74.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Exemption of Liability for damages)

Theo Khoản 1 Điều 79 CISG,
“1.Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.”
Theo đó, CISG miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho một bên khi bên đó không thực hiện bất kỳ nghia vụ nào của mình, thậm chí, ngay cả với nghĩa vụ giao hàng phù hợp của bên bán, nếu họ chứng minh được việc không thực hiện được là do yếu tố khách quan (một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ). Nhưng nhìn chung, để áp dụng 79.1 thì bên bán phải chứng minh được nhũng người thuộc phạm vi rủi ro của mình đều đã thực hiện nghĩa vụ: ví dụ như nhân viên của mình, bên thứ ba cung cấp nguyên liệu cho mình đều đã thực hiện  đúng nghĩa vụ, tuy nhiên phát sinh trở ngại ngoài mong muốn như va chạm với băng trôi khi vận chuyển, khi đó mới có cơ sở để áp dụng điều 79.1. Tất nhiên, các “Trở ngại” quy định tại điều 79 cũng bao gồm các hậu quả mà bên bán không mong đợi một cách hợp lý để tránh hoặc khắc phục nếu xảy ra.
Trong khi đó, điều 79.2 CISG áp dụng khi một bên ký kết thuê người thứ ba độc lập thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng, Trong trường hợp đó, bên ký kết yêu cầu miễn trừ phải chứng minh các yêu cầu nêu tại Điều 79.1 được đáp ứng, thoả mãn đối với chính họ và bên thứ 3. Tức do bên thứ ba có lỗi và gặp trở ngại theo điều 79 quy định.
Yếu tố lỗi cũng được đề cập tới trong vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại Điều 80. Theo đó, bên bị thiệt hại không thể yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía bên vi phạm nếu lỗi là do bên bị thiệt hại, tức là, bên vi phạm trong trường hợp này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cuối cùng, CISG tôn trọng thoả thuận giữa các bên, theo đó thoả thuận miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên ý chí tự do của các bên, các bên có thể tự do đưa ra các điều khoản, trường hợp về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại miễn là nó không trái quy định pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest


3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Tính toán giá trị bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng bị hủy bỏ theo CISG được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Tính toán giá trị bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng bị hủy bỏ theo CISG có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tính toán giá trị bồi thường thiệt hại đối với hợp đồng bị hủy bỏ theo CISG

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.56715 sec| 953.016 kb