Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

12/05/2023
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định là hành vi của "Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ". Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị coi là tội phạm nếu đã dẫn đến ly hôn của bên đã có vợ, có chồng hoặc chủ thể thực hiện đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

1- KHÁI NIỆM

Vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định là hành vi của "Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ".

Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng bị coi là tội phạm nếu đã dẫn đến ly hôn của bên đã có vợ, có chồng hoặc chủ thể thực hiện đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng xâm phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình là nguyên tắc một vợ, một chồng.

2- DẤU HIỆU PHÁP LÝ

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là:

+ Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác trong khi đang có vợ hoặc có chồng;

4- Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ được hiểu là trường hợp đã kết hôn (có đăng ký kết hôn) và chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng quyết định có hiệu lực của tòa án (công nhận thuận tình ly hôn, xử cho ly hôn ...). Thực tiễn xét xử còn coi là đang có chồng, có vợ trường hợp hôn nhân thực tế.

Hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác là trường hợp đôi bên trai gái hoặc đã tiến hành tổ chức đám cưới theo tục lệ hoặc đã có giấy đăng ký kết hôn (giả mạo giấy tờ để được đăng ký) hoặc tuy không đăng ký kết hôn nhưng đã chung sống với nhau, tự coi nhau là vợ chồng trước gia đình và mọi người, thường được biểu hiện bằng việc có con chung, có tài sản chung; đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn duy trì quan hệ đó...

Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng chỉ cấu thành tội khi có một trong hai dấu hiệu sau:

- Đã gây ra hậu quả ly hôn của bên đang có vợ, có chồng: Do có việc vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà quan hệ hôn nhân của bên đang có vợ, có chồng đã chấm dứt (ly hôn). Trong trường hợp, cả hai bên đều đang có vợ, có chồng, luật cũng chỉ đòi hỏi có việc ly hôn của một bên.

- Chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng mà còn vi phạm.

Hành vi nói trên cấu thành tội phạm mà không phụ thuộc vào việc người vợ hoặc người chồng trong hôn nhân hợp pháp có đồng ý hay không đồng ý cũng như người chồng hoặc vợ (có đăng ký kết hôn) và chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng bằng quyết định có hiệu lực của tòa án (công nhận thuận tình ly hôn, xử cho ly hôn ...). Thực tiễn xét xử còn coi là đang có chồng, có vợ trường hợp hôn nhân thực tế.

Lỗi của chủ thể được quy định và lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình là người đang có vợ, có chồng hoặc biết người mà mình kết hôn đang có chồng, có vợ.

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm được quy định có thể là người đang có vợ, có chồng hoặc là người chưa có vợ, có chồng nhưng người mà họ kết hôn phải là người đang có chồng, có vợ.

Trong trường hợp chưa gây ra việc ly hôn, chủ thể của tội phạm còn đòi hỏi phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

3- HÌNH PHẠT

Điều luật quy định 02 khung hình phạt.

Khung cơ bản có mức hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù tù 03 tháng đến 01 năm.

Trong thực tiễn xét xử, việc xử lý về hình sự đối với người vi phạm chế độ một vợ, một chồng chủ yếu được áp dụng đối với nam giới, trước hết là những trường hợp có thủ đoạn gian dối kèm theo như giả mạo giấy tờ để lấy nhiều vợ. Ngoài ra, việc xử lý về hình sự cũng được áp dụng với những người ác ý "cướp chồng", phá hoại hạnh phúc gia đình người khác hoặc trong trường hợp cổ tình bất chấp pháp luật.

Khung hình phạt có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được quy định cho 02 trường hợp phạm tội sau:

- Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

- Đã có quyết định của tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Về kỹ thuật lập pháp, câu hỏi được đặt ra ở đây là: Khoản 2 có phải là CTTP tăng nặng không?

Bình thường, như tuyệt đại đa số các điều luật khác, khoản 2 của Điều 182 phải là CTTP tăng nặng trong mối liên hệ với khoản 1 là CTTP cơ bản. Cách diễn đạt của khoản 2 (“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây ...”) cũng thể hiện khoản 1 là CTTP cơ bản (mô tả “Phạm tội”) và khoản 2 là CTTP tăng nặng (mô tả “trường hợp sau đây”).

Tuy nhiên, nếu hiểu như vậy thì có trường hợp vi phạm chế độ một vợ, một chồng có dấu hiệu của CTTP tăng nặng nhưng không thỏa mãn dấu hiệu định tội của CTTP cơ bản. Ví dụ: Hành vi vi phạm đã dẫn đến vợ của người vi phạm tự sát nhưng người đó chưa bị xử phạt hành chính và hành vi vi phạm cũng không dẫn đến ly hôn.

Theo đó, khoản 2 có thể phải hiểu là CTTP cơ bản thứ hai. Hiểu theo cách này sẽ giải quyết mâu thuẫn thực tế nêu trên nhưng từ đó cũng phát sinh mâu thuẫn khác. Trước hết, về lý thuyết, không thể có 02 CTTP cơ bản cho 01 tội danh. Thứ hai, nếu là CTTP cơ bản thứ hai thì CTTP này phải độc lập với CTTP cơ bản thử nhất. Trong khỉ đó, khoản 2 thể hiện sự phụ thuộc vào khoản 1. Nội dung của khoản 1 được thể hiện qua từ “Phạm tội” nói tại khoản 2.

Xem thêm:Dịch vụ luật sư ly hôn

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.25683 sec| 954.539 kb