Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi

12/05/2023
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Hoàng Thị Thảo Nguyên
Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi. Vì vậy vấn đề bảo vệ an toàn công trình thủy lợi là một vấn đề được pháp luật quan tâm.
-

Nội dung bài viết

Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông là hành vi xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai; làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép; sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan sát, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định; vận hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; vận hành công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ tồn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thiệt hạỉ từ 100 triệu đồng trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 303 của BLHS.
1- Dấu hiệu pháp lý

[a] Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm

Trước hết, cần thống nhất nhận thức một số thuật ngữ sau đây:

Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và các công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi:

  •  Xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai;
  • Làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Ví dụ: Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xe cứu thương cứu hỏa, cắt xẻ để xây dựng công trình dân dụng trái phép; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ đê..;
  • Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép. Ví dụ: Khai thác cát sỏi trái quy định của pháp luật dẫn tới làm thay đổi dòng chảy gây sạt lở bờ đê ...
  • Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan sát, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định. Ví dụ: sử dụng chất nổ để khai thác đá ở chân đê gây nguy hại cho thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
  • Vận hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; vận hành công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền. Ví dụ: Không xả nước để phân lũ khi mực nước đã ở mức báo động nguy hiểm dẫn đến vỡ hồ chứa hoặc có lũ lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xe cứu thương cứu hỏa, cắt xẻ để xây dựng công trình dân dụng trái phép; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ đê...;
  •  Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép. Ví dụ: Khai thác cát sỏi trái quy định của pháp luật dẫn tới làm thay đổi dòng chảy gây sạt lở bờ đê ...
  • Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định. Ví dụ: sử dụng chất nổ để khai thác đá ở chân đê gây nguy hại cho thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê. 
  • Vận hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận hành hồ chứa, vận hành công trình phân lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của người có thẩm quyền. Ví dụ: Không xả nước để phân lũ khi mực nước đã ở mức báo động nguy hiểm dẫn đến vỡ hồ chứa. 

Hậu quả của tội phạm được quy định là: 

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

  • Gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên. 

[b] Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm 

Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm là lỗi cố ý nhưng đối với hậu quả thiệt hại là lỗi vô ý. 

2- Hình phạt

Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự. 

Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng như sau: 

  • (Phạm tội) có tổ chức; 

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Làm chết người; 

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; 

  • Gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng. 

  • Tái phạm nguy hiểm 

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau: 

  • Làm chết 02 người trở lên; 

  • Gây thương tích hoặc gây tổn Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong số tình tiết tăng nặng sau: hại sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể  của những người này 201% trở lên; 

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền Từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 đến 05 năm. 

Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định: 

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 01 tỷ đồng; 

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng; 

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3 thì bị phạt tiền từ 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm; 

  • Nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 

Hình phạt bổ sung cho pháp nhân thương mại phải chịu TNHS (có thể áp dụng) là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm. 

Xem thêm: Luật môi trường

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.89041 sec| 982.906 kb