Tổng quan về kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính

"Nếu bạn mua những thứ mà mình không cần tới, sớm muộn gì bạn cũng phải bán đi những thứ mình cần".

Warren Buffett, tỷ phú Mỹ, 

Chủ tịch & CEO của Tập đoàn Berkshire Hathaway

Tổng quan về kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính

Kế hoạch tài chính là bản kế hoạch thành phần trọng yếu của bản kế hoạch kinh doanh. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tài chính được thiết lập trên cơ sở dự báo, tính toán và tổng hợp từ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động - tiền lương... và hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của kỳ lập kế hoạch kinh doanh. 

Báo cáo tài chính là kết quả cuối cùng của kế toán tài chính, mô tả thực trạng tình hình tài chính tại thời điểm kết thúc chu kỳ kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh trong toàn bộ chu kf kinh doanh đó của doanh nghiệp.

Phân tích, so sánh các chỉ tiêu tài chính của bản kế hoạch tài chính với các chỉ tiêu tưởng ứng của báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ hoàn thành các mục tiêu quản trị tài chính của doanh nghiệp.

Liên hệ

I- KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH, Ý NGHĨA CỦA BẢN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Lập kế hoạch tài chính là bước khởi đầu, bảo đảm thực thi đúng nguyên tắc kế hoạch hóa (P-D-C-A) trong quản trị tài chính doanh nghiệp, nhằm thiết lập các mục tiêu chủ yếu của quản trị tài chính và phân định trách nhiệm của từng cấp quản lý - điều hành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kế hoạch tài chính là một bản kế hoạch thành phần trọng yếu của bản kế hoạch kinh doanh. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tài chính được thiết lập trên cơ sở dự báo, tính toán và tổng hợp từ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động - tiền lương... và hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của kỳ lập kế hoạch kinh doanh. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch kinh doanh hàng năm (bao gồm cả kế hoạch tài chính) là nghĩa vụ của các cơ quan, người quản lý của doanh nghiệp, theo quy định tại của Luật Doanh nghiệp.

Về bản chất, kế hoạch tài chính là báo cáo tài chính được dự kiến cho tương lai, là một bức tranh mô tả tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc năm kế hoạch. Như vậy, kế hoạch tài chính bao gồm: (i) Bảng cân đối kế toán dự kiến tại thời điểm kết thúc năm kế hoạch; (ii) Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến của năm kế hoạch; và (iii) Báo cáo lưu chuyển tiền tộ dự kiến của năm kế hoạch. Theo đó, các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tài chính bao gồm:

1- Doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị của hàng hóa/dịch vụ đã xuất bán cho khách hàng và được ghi nhận trên các hóa đơn bán hàng (hóa đơn giá trị gia tăng), không kể là thu được tiền của khách hàng hay chưa.

2- Chi phí

Biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí vật chất và hao phí lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo ra hàng hóa/dịch vụ xuất bán cho khách hàng (tạo ra doanh thu). Chi phí có thể được phân chia thành:

- Theo nội dung các yếu tố chi phí: (i) Chi phí trực tiếp (những hao phí trực tiếp tạo ra thực thề của sản phẩm/hàng hóa: Nguyên vật liệu chính, phụ: tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp: chi phí sản xuất chung, gồm có: Khấu hao tài sản cố định, năng lượng, quản lý sản xuất tại phân xưởng, tố đội...); và (ii) Chi phí gián tiếp (nhưng chi phí không trực tiếp tạo ra thực thể của sản phẩm, mà chỉ gián tiếp làm gia tăng giá trị của sản phẩm/hàng hóa: Chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp...).

- Theo quy luật biến đổi của chi phí so với sản lượng: (i) Chi phí cố định (tổng mức chi phí sẽ không lăng thêm hoặc tăng không đáng kể khi doanh nghiệp gia tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ: Chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng, thiết bị; chi phí mua bản quyền, sáng chế. phát minh, nhượng quyền thương mại; chi phí quản lý doanh nghiệp...); và (ii) Chi phí biến đổi (chi phí tăng lên theo tỷ lệ thuận với sản lượng sản phẩm được tạo ra trong kỳ: Chi phí trực tiếp, chi phí bán hàng...).

3- Thu nhập (lợi nhuận)

Hiệu số giữa Tổng Doanh thu trừ đi Tổng Chi phí hợp lý và hợp lệ, tính cho một chủ kỹ kinh doanh. Lợi nhuận được phân chia thành:

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Doanh thu bán sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa. dịch vụ của doanh nghiệp trừ đi tổng chi phí mua sẩm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hỏa. dịch vụ của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận khác: Thu nhập từ hoạt động tài chính (giao dịch mua bán trái phiếu, cổ phiếu, các loại chứng khoán khác, chuyển nhượng dự án đầu tư, lợi tức góp vốn, lãi tiền gửi...); thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản cố định; các khoản nợ khó đòi và xóa nay đòi được, khoản nợ phải trả nhưng không xác được chủ nợ...

- Phân phối lợi nhuận: Doanh nghiệp có quyền trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (không quá 10% lợi nhuận trước thuế). Sau khi trích nộp thuế thu nhập theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế được phân phối như sau: Chia cổ tức cho các cổ đông hoặc chia lợi tức cho người góp vốn; trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ Đầu Tư phát triển và các quỹ khác theo quyết định của chủ sở hữu (Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên).

4- Vốn

- Vốn đầu tư dài hạn và đầu tư trung hạn: Nhu cầu vốn đầu tư mở rộng, nâng cấp, cải tạo, thay the tài sản cố định và các dự án đầu tư mới của doanh nghiệp, các phương án huy động vốn đầu tư và giải pháp thực hiện.
- Vốn lưu động: Nhu cầu vốn lưu động và các phương án huy động vốn lưu động, được xác định trên cơ sở định mức tiêu hao, định mức dự trữ vật tư, hàng hóa và định mức sir dụng vốn tương ứng với từng chủng loại tài sản lưu động (tiền mặt, nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ. bán thành phẩm, hàng hóa mua ngoài, duy tu và bảo dưỡng tài sản cố định, thành phần, nợ phái thu...).

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

II- HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH, Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Báo cáo tài chính là kết quả cuối cùng của kế toán tài chính, mô tả thực trạng tình hình tài chính (tài sản và nguồn vốn) tại thời điểm kết thúc chu kỳ kinh doanh (quý, năm tài chính) và kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận) trong toàn bộ chu kỳ kinh doanh đó của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật Kế toán năm 2003, cùng Điều 29 Luật Kế toán năm 2015 (có hiệu lực thi hành tử ngày 01/01/2017), báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán: Mô tả linh trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm trong quá khứ (thường là cuối năm tài chính), chia thành hai phần (phần tài sản và phần nguồn vốn) luôn có cùng số dư đầu năm và số dư cuối kỳ, nghĩa là Tổng giá trị tài sản luôn cân bảng với Tổng nguồn vốn.

- Phần tài sản (còn được gọi là vốn kinh doanh) phân ánh loàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc năm tài chính, bao gồm:

(i) Tài sản ngắn hạn (lưu động): Tiền và chứng khoán ngắn hạn về bán, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; hàng tồn kho (nguyên vật liệu, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ. bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hóa); các khoản phải thu ngắn hạn. tài sản ngắn hạn khác (chi phí trả trước ngắn hạn. thuế giá trị gia tăng được khấu trừ...); và

(ii) Tài sản dài hạn: Các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn (đầu tư vào công ty con,đầu tư dài hạn khác); tài sản dài hạn khác (chi phí trả trước dài hạn...).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thuế - kế toán của Công ty Luật TNHH Everest

III- PHẦN NGUỒN VỐN 

Phần nguồn vốn (còn được gọi là nguồn vốn kinh doanh) phản ánh cơ cấu nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn nợ do chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hay còn gọi là nợ phải trả người bán...) và khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp, bao gồm:

(i) Nợ ngắn hạn (nợ phải trả nhà cung cấp; các khoản phải nộp, phải trả khác); nợ vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác;

(ii) Nợ dài hạn (nợ vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu);

(iii) Vốn chủ sở hữu (vốn đầu tư của chủ sở hữu. thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận chưa phân phối, Quỹ đầu tư phát triển. Quỹ dự phòng tài chính...).

- Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm tài chính, đo lường bằng số lợi nhuận đã kiếm được và là mục tiêu tài chính quan trọng nhất của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin Tổng Hợp về hiệu quả khai thác các lợi thế và tiềm năng về vốn. lao động, kỹ thuật - công nghệ và kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Theo đó, báo cáo kết quả kinh doanh luôn cập nhật số liệu về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu tính cho 02 năm tài chính lien kề nhau (năm trước liền kề và năm báo cáo) bao gồm các chi tiêu: (i) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; (ii) Giá vốn hàng bán (tổng cộng các chi phí trực tiếp); (iii) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. được xác định bằng bảng chi tiêu (i) trừ đi chi tiêu (ii); (iv) Doanh thu từ hoạt động tài chính; (và) Chi phí tài chính, trong dỏ cỏ lũi vay; (vi) Chi phí quản lý doanh nghiệp; (vii) Chi phí bán hàng; (viii) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, được xác định bảng chi tiêu (iii) cộng với chi tiêu (iv) trừ đi chi tiêu (v), trừ đi chi tiêu (vi) và trừ đi chỉtiêu (vii); (ix) Thu nhập khác; (x) Chi phí khác; (xi) Lợi nhuận khác, được xác định bằng chi tiêu (ix) trừ đi chi tiêu (x); (xii) Tổng Lợi nhuận kế toán vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính (theo quy định tại Điều 56, Điều 135 của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Luật Kế Toán 2003), tạo điều kiện cho các bên có liên quan trên thị trường phân tích và đánh giá thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích và so sánh các chỉ tiêu tài chính của bản kế hoạch tài chính với các chi tiêu tưởng ứng của báo cáo tài chính, doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ hoàn thành các mục tiêu quản trị tài chính của bộ máy quản lý - điều hành doanh nghiệp, đó là cơ sở pháp lý giúp chủ sở hữu áp dụng các chế tài khen thưởng và kỷ luật, xem xét trách nhiệm cá nhân đối với từng chức danh quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chức danh Giám đốc điều hành (Tổng Giám đốc), Giám đốc tài chính và chức danh Kế toán trưởng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Tư vấn Pháp luật cho Doanh nghiệp - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tổng quan về kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.09035 sec| 1124.492 kb