Tổng quan về thuế và pháp luật thuế
Tổng quan về thuế
Khái niệm của thuế:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân, được Nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của Nhả nước. Bời vậy, thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước vả là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của minh.
Đặc điểm của thuế:
Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không hoàn trả trực tiếp. Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc. Để đảm bão tập trung thu thuế trên phạm vi toàn xã hội, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu chế tài về dãn sự, hành chính hoặc hình sự.
Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định.
Thứ tư, thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước (ngân sách nhà nước) nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ năm, các nguồn khác thường có giới hạn, không bền vững, không lâu dài, trong khi đó, tính hen vững của thuế có cơ sở là nền sản xuất xã hội với quá trình tái sản xuất diễn ra không ngừng. Bởi vậy, thuế là công cụ chủ yếu để Nhà nước thực hiện quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Ngoài khoản thu về thuế, ngân sách nhà nước còn những khoản thu về phí và lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước ủy quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng.
Phân loại thuế
Phân loại thuế lá việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:
- Phân loại theo đối tượng chịu thuế
Theo tiêu thức này có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:
+ Thuế thu nhập: Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhộn dược, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần... Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
+ Thuế tiêu dùng: Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại, bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng...
+ Thuế tài sản: Thuế tài sản là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản, bao gồm: Thuế bất động sản là thúc tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định, thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính.
- Phân loại theo phương thức đánh thuế
Theo cách phân loại này thl hệ thống thuế gồm 2 loại sau:
+ Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, bao gồm: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhà đất...
+ Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...
- Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế
Với cách phân loại này, có thế chia hệ thống thuế thành 2 loại:
+ Thuế thực: Thuế thực là loại thúc không dựa vào khả năng của người nộp thuế, bao gồm: Thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản...
+ Thuế cá nhân: Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp thuế, là thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo, bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế doanh nghiệp, thuế lợi nhuận siêu ngạch...
- Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế
Với cách phân loại này, hệ thống thuế có thể được chia thành 2 loại:
+ Thuế trung ương: là các hình thức thuế do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành.
+ Thuế địa phương: là các hình thức thuế do chính quyền địa phương ban hành.
Pháp luật về thuế
Khái niệm pháp luật về thuế:
Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người nộp thuế nhằm hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước.
Hệ thống quản lý nhà nước về thuế
(a) Nguyên tắc tổ chức hệ thống bộ máy nhà nước về thuế
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế nhà nước được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các luật thuế trong cả nước. Tính thống nhất và hệ thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:
-
Hệ thống thu thuế nhà nước thực hiện chức năng quân lý thống nhất trong cả nước về công tác thu thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một tổ chức hay cá nhân não được đứng ra tổ chức thu thuế nếu không được sự ủy quyền của cơ quan thuế.
-
Các nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu khác đối với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các chế độ thu khác.
-
Cơ quan thuế được tổ chức theo một mô hình thống nhất thành ngành dọc từ trung ương đến địa phương. Việc quản lý biên chế, cán bộ, ngân sách hoạt động, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trung toàn ngành thuế.
- Cơ quan thuế ở địa phương chịu sự lãnh đạo song trùng của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tinh.
- Các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước, có tư cách pháp nhân.
(b) Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thuế
(i) Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế nội địa
Tổng cục Thuế: Tổng cục Thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế nhà nước cùng với Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Thuế có nhiệm vụ tham mưu soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nước và từng địa phương; tổ chức phổ biến, hướng dẫn chi đạo nghiệp vụ thực hiện các luật thuế trong cá nước; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về thuế và sử dụng cán bộ thuế; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra quá trình chấp hành các luật thuế để việc thực hiện các luật thuế đạt được kết quả cao; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế...
Cục Thuế: Cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế được tổ chức tại tất cả các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ cấu bộ máy của Cục Thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thu thuế.
Cục Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như: Phố biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục Thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
Chi cục Thuế: Chi cục Thuế là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, được tổ chức tại tất cả cấp huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế.
Chi cục Thuế có nhiệm vụ, quyền hạn như: Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trinh, biện pháp, nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tiết đối với từng luật thuế phát sinh trên địa bàn cấp huyện; tổ chức thực hiện các nghiệp vụ quản lý các đối tượng nộp thuế; dôn dốc, kiểm tra các đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành luật thuế.
Từng cơ quan thuế thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ trong việc thực hiện mục tiêu hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ được giao, pháp luật thuế có quy định cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ thu thuế có một số quyền hạn nhất định.
(ii) Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu
Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vặn chuyền trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thúc đẩy với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất và trực thuộc Bộ Tài chính. Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, chi đạo của Hải quan cấp trên.
Tổ chức của Hải quan Việt Nam bao gồm:
-
Tổng cục Hải quan
-
Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Chi cục Hải quan, Đội kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện kiểm tra. giám sát, kiểm soát hải quan theo quy định của pháp luật.
- Tổng cục Hải quan có trách nhiệm quy định thủ tục khai báo, kiềm hóa, tính thuế, nộp thúc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tổ chức thực hiện việc thu thuế thống nhất trong toàn ngành hải quan. Hải quan tỉnh, thành phố và Hải quan cửa khẩu cỏ trách nhiệm thực hiện đúng quy định về thủ tục đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp dùng các chứng từ hợp lệ để tính thuế, tính đúng số thuế mà tổ chức, cá nhân phải nộp thúc, đảm bảo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Đảm bảo thực hiện quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
- Tiến hành những biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới, hành vi vi phạm các quy định khác của Nhà nước về hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.
- Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để xem xét, quyết định hoặc để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh dưới hình thức các dự án luật, dự thảo nghị quyết, nghị định, quyết định; xây dựng các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hành động... về Hải quan; ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của Nhà nước về Hải quan.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên hải quan.
- Hợp tác quốc tế với Hải quan các nước.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của minh, Hải quan Việt Nam phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các lực lượng vũ trang, cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội, dựa vào nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.



TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm