Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu

21/06/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Việc tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu là công việc mà người nộp đơn thường yêu cầu Luật sư tiến hành để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra khi nhãn hiệu bị từ chối bởi những lý do xác định được tại thời điểm nộp đơn. 


1- Đánh giá chung về khả năng đăng ký nhãn hiệu

Việc đánh giá nhãn hiệu giúp cho người nộp đơn tiết kiệm được thời gian, chi phí và có những quyết định đúng đắn về việc theo đuổi quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay lựa chọn nhãn hiệu khác để đăng ký. Việc này, thông thường được tiến hành thông qua việc xác định Nhãn hiệu dự kiến có phù hợp với quy định về các dấu hiệu được đăng ký với danh nghĩa là nhãn hiệu hay không; Nhãn hiệu có là hoặc chứa các dấu hiệu thuộc yếu tố không được bảo hộ hay không; Nhân hiệu có khả năng phân biệt hay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, dấu hiệu được đăng ký với danh nghĩa là nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc nhất định. Như vậy, các trường hợp dấu hiệu không nhìn thấy được, ví dụ: âm thanh, mùi vị, không đăng ký được với danh nghĩa là nhãn hiệu tại Việt Nam. Các dấu hiệu là màu sắc mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình cũng không phù hợp để trở thành nhãn hiệu, theo quy định pháp luật Việt Nam.

Tiếp đó, cần kiểm tra xem nhãn hiệu có là hoặc chứa các dấu hiệu thuộc yếu tố không được bảo hộ theo quy định pháp luật hay không? Điều 6 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp liệt kê các trường hợp nhãn hiệu phải bị cơ quan đăng ký của các quốc gia thành viên từ chối đăng ký hoặc hủy bỏ nếu sử dụng làm các dấu hiệu liên quan đến quốc huy, dấu kiểm tra chính thức và biểu tượng của các tổ chức liên chính phủ làm nhãn hiệu hoặc thành phần của nhãn hiệu mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền, bao gồm các dấu hiệu: quốc huy, quốc kỳ, biểu tượng quốc gia, dấu kiểm tra xác nhận hoặc bảo đảm chính thức được các quốc gia thành viên chấp nhận; và sự mô phỏng của các dấu hiệu này. Các chỉ dẫn sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ cũng được coi là yếu tố không được bảo hộ theo quy định tại Điều 10 Công ước Paris. 

Pháp luật Việt Nam cũng quy định tương tự về các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Bên cạnh đó, khoản 3 Điều luật này còn quy định: “Dấu hiệu trùng hoặc trong tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài cũng được coi là dấu hiệu không được bảo hộ. Các dấu hiệu trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại tới an ninh quốc gia không được bảo hộ tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Bước tiếp theo là kiểm tra và đánh giá về khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt thông thường gồm: dấu hiệu tự thân không có khả năng phân biệt, và dấu hiệu trùng, tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu đã thuộc quyền của người khác. Các dấu hiệu tụ thân không có khả năng phân biệt nhưng không giới hạn, bao gồm các dấu hiệu sau đây: hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ; dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Dấu hiệu đã thuộc quyền của người khác bao gồm: nhãn hiệu đã nộp đơn/đăng ký hoặc đã được sử dụng (tùy theo luật pháp của từng quốc gia); tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ. 

Việc đánh giá tính trùng lặp hay tương tự gây nhầm lẫn của một nhãn hiệu đang xem xét với các dấu hiệu đã thuộc quyền của người khác không những được sử dụng cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mà còn được áp dụng trong quá trình thẩm định nhãn hiệu đánh giá hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Nhãn hiệu đang xem xét bị coi là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các dấu hiệu thuộc quyền của người khác khi trùng về dấu hiệu và trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn hoặc có liên quan về sản phẩm/dịch vụ, tương tự gây nhầm lẫn về dấu hiệu và trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn hoặc có liên quan về sản phẩm dịch vụ với dấu hiệu đối chứng. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật TNHH Everest.

2- Kỹ năng tra cứu nhãn hiệu cần lưu ý

Để có thể tiến hành được công việc này, cần có một số kỹ năng sau đây: xác định và phân nhóm các sản phẩm dịch vụ trùng, tương tự và có liên quan; tra cứu và lập danh sách các nhãn hiệu trùng và/hoặc tương tự nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại trong cùng lĩnh vực, chỉ dẫn địa lý; rà soát và đánh giá tính tương tự gây nhầm lẫn.

(i) Xác định và phân nhóm các sản phẩm dịch vụ trùng, tương tự và có liên quan: Nhãn hiệu đăng ký luôn được chỉ định với sản phẩm dịch vụ cụ thể được phân nhóm theo Bảng phân loại hàng hóa và dịch vụ theo Thỏa ước Nice. Ví dụ, Nhãn hiệu P/s được đăng ký cho sản phẩm “kem đánh răng" (nhóm (3) và "bàn chải đánh răng" (nhóm 21). Tính trùng lặp hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn của các nhãn hiệu được đánh giá cùng với việc xem xét liệu sản phẩm dịch vụ của các nhãn hiệu này có trùng lặp, tương tự hoặc có liên quan hay không. Việc xác định và phân nhóm các sản phẩm dịch vụ trùng, tương tự và có liên quan của dấu hiệu đang xem xét giúp cho người tiến hành tra cứu và lập danh sách một cách đầy đủ các nhãn hiệu đối chứng cũng như sàng lọc được những nhãn hiệu không phải là đối tượng cần lưu tâm. 

Ví dụ: nếu nhãn hiệu dự kiến đăng ký cho các sản phẩm “kem đánh răng” (nhóm 03) và “bàn chải đánh răng” (nhóm 21), thì danh mục các sản phẩm dịch vụ trùng, tương tự và có liên quan có thể là: “chế phẩm dùng cho mục đích vệ sinh cá nhân, kem đánh răng, nước súc miệng (nhóm 03); “thuốc đánh răng dùng cho mục đích y tế, chế phẩm tẩy trắng răng dùng trong ngành y” (nhóm 05); “thiết bị chăm sóc răng miệng" (nhóm 10); “bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa (nhóm 21).

(ii) Tra cứu và lập danh sách: Danh sách các nhãn hiệu trung trong tự với nhãn hiệu dự kiến được tra cứu và lập trên cơ sở dữ liệu của cơ quan đăng ký nhãn hiệu. Lưu ý rằng, danh sách này cần bao gồm các nhãn hiệu đã đăng ký và các nhãn hiệu đã nộp đơn (đang xét nghiệm) quan lại cơ quan đăng ký quốc gia (tại Việt Nam, đó là Cục Sở hữu trí tuệ, các nhãn hiệu đăng ký quốc tế, có chỉ định quốc gia tại cơ quan đăng ký quốc tế (cụ thể là Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO Việc tra cứu hiện nay thông thường được tiến hành trên cơ sở dữ liệu điện tử với những chức năng tra cứu toàn bộ hoặc một phần nhân hiệu, tra cứu đối với các nhóm sản phẩm dịch vụ cụ thể tra cứu nhãn hiệu hình trên cơ sở phân loại hình theo Thea ước Vienna.

Một danh sách thích hợp và đầy đủ các nhãn hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu dự kiến có thể có được phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm thiết lập yêu cầu ra cứu của Luật sư. Danh sách các tên thương mại trong cùng lĩnh vực và danh sách các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cũng cần được lập để làm căn cứ đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu dự kiến. Danh sách các kiểu dáng công nghiệp đã nộp đơn/đăng ký cũng cần lưu tâm khi đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu hình. Đặc biệt, danh sách các nhãn hiệu nổi tiếng, không phụ thuộc vào sản phẩm dịch vụ cũng là căn cứ để rà soát và đánh giá khả năng phân biệt của nhân hiệu dự kiến.

(iii) Rà soát và đánh giá khả năng tương tự gây nhầm lẫn: Luật sư căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng và kinh nghiệm hành nghề của mình để rà soát, sàng lọc và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu dự kiến trên cơ sở các danh sách nhãn hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý đã được lập.

Việc đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu dự kiến với nhãn hiệu đối chứng, thông thường dựa trên sự so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình). Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng nguồn gốc.

Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng cũng bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng. Việc đánh giá sự trùng lặp hoặc tương tự của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu, thông thường dựa trên sự trùng lặp tương tự hoặc mối liên quan về bản chất (thành phần, cấu tạo), chức năng, mục đích sử dụng, kênh thương mại, v,v. 

Ví dụ: sản phẩm “quần áo, giày dép" (nhóm 25), túi du lịch (nhóm 18), vải dệt (nhóm 24), “cúc áo, khóa kéo, kim chỉ” (nhóm 26), dụng cụ thể thao (nhóm 28), “dịch vụ bán buôn, bán lẻ quần áo, đồ thể thao” (nhóm 35) “dịch vụ giặt là” (nhóm 37), “dịch vụ thuộm vài" (nhóm 40). dịch vụ về trang trí quần áo, thiết kế thời trang (nhóm 42) có thể được coi là các sản phẩm dịch vụ tương tự hoặc có mối liên quan.

Tóm lại, nhãn hiệu dự kiến bị coi là trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng dùng cho hàng hóa dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc có liên quan trong các trường hợp sau đây: nhãn hiệu dự kiến trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu dự kiến trùng hoặc tương tự với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng; nhãn hiệu dự kiến tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng và hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu dự kiến trùng hoặc tương tự với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng, trừ trường hợp tinh tương tự về hàng hóa/dịch vụ và tính tương tự về nhãn hiệu không đủ tạo ra khả năng nhầm lẫn khi sử dụng; nhãn hiệu dự kiến trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng, ngay cả khi hàng hóa dịch vụ mạng của nhãn hiệu dự kiến không trùng, không tương tự với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nếu việc sử dụng nhãn hiệu dự kiến có thể làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng có tồn tại mối quan hệ giữa hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu dự kiến với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và/hoặc có khả năng thực tế làm suy giảm khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc tổn hại đến uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng.

Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả của Công ty Luật TNHH Everest.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.41269 sec| 979.188 kb