Trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư

17/03/2021

 

Khoản 4 Điều 4 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 (ban hành theo quyết định số 1072/QĐ – TTg ngàu 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ) yêu cầu “đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của luật sư trong công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và các nhiệm vụ chính trị, xã hội khác.”

 

 

xây dựng mối quan hệ                                                                 Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Dưới góc độ pháp lý

 

 

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Pháp luật về trợ giúp pháp lý quy định các tổ chức hành nghề sư là tổ chức tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý (Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017). Để tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư ký kết hợp đồng với Sở Tư pháp hoặc đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý với tư cách là người thực hiện hợp đồng của tổ chức hành nghề luật sư (nơi họ làm việc) ký với Sở Tư pháp hoặc theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.(xem thêm: tư vấn pháp luật đất đai)

 

 

Dưới góc đạo đức

 

 

Ứng xử nghề nghiệp, luật sư là người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm thực hiện trách nhiệm đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí, dù dưới bất cứ tư cách nào, luật sư phải tuân thủ pháp luật về trợ giúp pháp lý, bảo đảm đúng nguyên tắc, đối tượng, phạm vi, lĩnh vực và hình thức trợ giúp pháp lý; không vi phạm điều cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp pháp lý như đối với khách hàng của mình trong những vụ việc có thu thù lao.(quan tâm tới: tư vấn luật lao dong miễn phí)

 

 

Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý dưới hình thức thực hiện nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp

 

 

Theo pháp luật về luật sư thì tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý vừa là nghĩa vụ, vừa là đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Luật Luật sư quy định luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam (điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung 2012). Hiện nay, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ban hành Quyết định số 93 / BTV ngày 09/10/2014 hướng dẫn cụ thể nghĩa vụ tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý của Luật sư là 8 giờ/một năm. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp pháp lý như đối với khách hàng trong những việc có thù lao; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí theo Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc (Điều 31 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012).

 

 

Việc thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là nhiệm đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư của hội đồng luật sư toàn quốc quy định: Trợ giúp pháp lý miễn phí là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như các vụ việc có nhận thù lao (Quy tắc 4).(đọc về: tư vấn luật hình sự)

 

 

Như vây, nếu luật sư không thực hiện trợ giúp pháp lý thì cũng đồng nghĩa với việc không hoàn thành nghĩa vụ pháp lý và vi phạm đạo đức nghề nghiệp của luật sư.

 

0 bình luận, đánh giá về Trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.78003 sec| 942.078 kb