Xác định bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước Viên 1980 (CISG)

26/08/2024
Dương Vũ Long
Dương Vũ Long
Trong CISG (Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế), nguyên tắc bồi thường thiệt hại và việc xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại là 02 trong số các quy định quan trọng mà cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý khi chọn CISG làm Luật áp dụng trong ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin về nguyên tắc bồi thường thiệt hại và xác định các khoản bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước Viên năm 1980.

1- Quy định về bồi thường thiệt hại theo quy định của CISG

Căn cứ theo Điều 74 CISG (Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế)
“Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.”
Có thể nhận định rằng, nguyên tắc bồi thường của CISG 1980 là nguyên tắc bồi thường đầy đủ bao gồm tất cả các khoản thiệt hại xảy ra và được bên bị thiệt hại chứng minh một cách minh thị, rõ ràng nhưng không cần chính xác tuyệt đối về mặt toán học.
Giá trị bồi thường thiệt hại mà bên bị thiệt hại yêu cầu thường được tính bằng giá thị trường của lợi ích mà bên bị thiệt hại đã bị tước đoạt do vi phạm hoặc chi phí cho các biện pháp hợp lý để dẫn đến tình huống có thể xảy ra nếu hợp đồng được thực hiện đúng cách.
Có thể thấy được, do các tổn thất mà bên bị thiệt hại/bị vi phạm phải gánh chịu: thường là các huỷ hoại về tài sản, hoặc hàng hoá bị mất mát, suy giảm giá trị so với trị giá trung bình trên thị trường hay so với thoả thuận ghi nhận trong hợp đồng (tức quyền lợi chính đáng mà bên bán đáng lẽ được hưởng). Các tổn hại cũng có thể từ việc bên bị vi phạm phải bỏ ra các chi phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục những hậu quả do bên vi phạm gây ra.
Theo đó, các tổn hại sẽ bao gồm tổn thất thực tế đã/phải gánh chịu và khoản lợi bị bỏ lỡ (loss of profit). Được thiết kế ở Điều 74 để bên bị thiệt hại được bồi thường với tất cả các bất lợi mà mình phải gánh chịu. Khoản lợi này có thể là số tiền mà bên bán được hưởng khi đã giao hàng cho bên mua, hay một lợi ích khác phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ từ bên mua. Tại Điều 74 nói riêng và CISG nói chung chỉ nhắc tới chứ không giải thích thế nào là khoản lợi bị bỏ lỡ và cách tính toán cụ thể. Thay vào đó, việc xác định thường được trao cho Toà án thẩm quyền xác định: “Tổn thất phải chịu do hậu quả của hành vi vi phạm” của bên bị thiệt hại dựa trên hoàn cảnh vụ việc cụ thể. Đây là một vấn đề khó xác định, nhưng nhìn chung, thì tuỳ vào nhìn nhận của các hệ thống pháp luật của quốc gia khác nhau (Thông luật hay Dân luật) thì mức độ cần chứng minh của bên bị thiệt hại là khác nhau. Tuy nhiên, nếu các khoản lợi bị bỏ lỡ này được xác định một cách hợp lý dựa trên các chi phí thực tế trong vụ việc thì có thể được chấp nhận là một khoản bồi thường thiệt hại.
Tất nhiên, CISG cũng giới hạn rằng số tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn thiệt hại thực tế (bao gồm những khoản phát sinh từ hợp đồng, những khoản đáng lẽ phải thu được từ hợp đồng, những khoản bị bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu được hoặc đáng lẽ dự liệu được vào thời điểm ký hợp đồng..etc…)

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các khoản thiệt hại theo quy định của CISG

CISG quy định rằng các khoản bồi thường thiệt hại tại Điều 74 bao gồm: “tổn thất bên vi phạm đã thấy trước (foresaw) hoặc lẽ ra phải thấy trước (ought to have foreseen) vào thời điểm ký kết hợp đồng...”
Các tổn thất này là các khoản chi phí dựa trên tính toán, chứng cứ khách quan và phải được chứng minh bởi bên bị thiệt hại. Tất nhiên, việc chứng minh không yêu cầu con số chính xác tuyệt đối về mặt toán học do các thiệt hại phát sinh có thể phức tạp và khó xác định rõ ràng.

Tuy nhiên, nguyên tắc này không cho các bên đưa ra các khoản bồi thường thiệt hại vô căn cứ và giúp việc giải quyết tranh chấp trở nên khách quan, hợp lý hợp tình cho các bên. Cần lưu ý, khi bên bán áp dụng một biện pháp bảo hộ với một vi phạm hợp đồng của bên mua thì phải thông báo cho bên mua theo đúng quy định của CISG (trong một khoảng thời gian hợp lý), tránh trường hợp bên mua viện dẫn rằng không thể tiên liệu được thiệt hại có thể xảy ra do bên bán không thông báo.

Một án lệ nổi tiếng liên quan tới việc viện dẫn tính dự đoán trước của thiệt hại là là tranh chấp giữa La Verja v. Ego Fruits S.a.r.l về 860.000 lít nước cam ép. Do bên bán là Ego Fruits đã không thông báo cho bên mua là La Verja về việc mặt hàng nước cam ép phải cô đặc để bảo quản nếu không nhận đúng hạn, nên khi La Verja nhận hàng muộn và Ego Fruits phải cô đặc 860.000 lít nước cam ép thì bên La Verja không phải chịu trách nhiệm về số tiền phát sinh để cô đặc số nước cam đã đặt.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Xác định bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước Viên 1980 (CISG) được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Xác định bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước Viên 1980 (CISG) có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Xác định bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước Viên 1980 (CISG)

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20265 sec| 952.547 kb